Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã cai lậy tiền giang (Trang 56 - 63)

8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.2.3.4. Kết quả khảo sát

Theo kết quả khảo sát cho thấy, đa số các DNNVV trên địa bàn thị xã Cai Lậy, người đại diện pháp luật của DNNVV là nam giới với tỷ lệ là 75%, và tuổi đời còn rất trẻ. Độ tuổi từ 31-45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 51%, kế đến là độ tuổi 46-60 tuổi chiếm 25%, và độ tuổi từ 18-30 tuổi chiếm 15,5%, còn lại trên 60 tuổi chiếm 8,5%. Nhận thấy lực lượng quản lý DNNVV còn quá trẻ, có thể chưa có kinh nghiệm nhiều trong kinh doanh.

Về loại hình doanh nghiệp

Số lượng DNNVV được khảo sát là 200 DNNVV, trong đó 100 DNTN, chiếm tỷ lệ 50%, 50 Cty TNHH Một thành viên và 50 Công ty TNHH Hai thành viên trở lên chiếm tỷ lệ ngang nhau 25%

Về lĩnh vực kinh doanh, hiệu quả hoạt động

Cai Lậy là tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi được xem là vựa gạo của cả nước, đặc trưng của vùng là nông nghiệp trồng lúa, nuôi trồng thuỷ sản. Do đó, đa số DNNVV trên địa bàn hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh lương thực với số lượng 105 DNNVV được khảo sát chiếm 52,5%, còn lại DNNVV hoạt động trên lĩnh vực xây dựng, may mặc,…. chiếm tỷ lệ nhỏ trên dưới 10%. Theo khảo sát có 121DNNVV hoạt động kinh doanh thuận lợi, có hiệu quả chiếm 60,5%, có 79DNNVV lựa chọn kinh doanh gặp khó khăn, không hiệu quả chiếm 39,5%.

Môi trường kinh tế: Đặc trưng kinh tế của Địa bàn thị xã Cai Lậy là nông

nghiệp trồng lúa, trái cây, và chăn nuôi gia súc gia cầm, thuỷ sản. Trong những năm qua, khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và địa bàn thị xã Cai Lậy nói riêng đã phát sinh dịch bệnh heo tai xanh, cúm gia cầm,… thiên tai xâm ngập mặn làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và tác động đến nền kinh tế địa phương trong đó có tác động đến hoạt động kinh doanh của DNNVV. Theo kết quả khảo sát thì có 192 DNNVV chiếm tỷ lệ 96% chịu ảnh hưởng bởi môi trường kinh tế, chỉ 4% DNNVV lựa chọn không chịu tác động. Trong số đó có 65,6% cho rằng chịu rằng chịu tác động gián tiếp. Điều này cho thấy môi trường kinh tế có tác động đến hoạt động DNNVV trên địa bàn thị xã Cai Lậy.

Môi trường pháp lý: Nhà Nước đã có những cải cách thủ tục hành chính

hỗ trợ hoạt động của người dân nói chung và của DNNVV nói riêng. Tuy nhiên những cải cách đó đã thực sự được triển khai và thực hiện có hiệu quả cho DNNVV hay chưa? Theo kết quả khảo sát thì có 99 DNNVV chiếm tỷ lệ 49,5% lựa chọn thủ tục vẫn rườm rà phúc tạp, 61 DNNVV chiếm tỷ lệ 30,5% lựa chọn thời gian kéo dài, xử lý chậm , 20 DNNVV lựa chọn thiếu sự bình đẳng và 20 DNNVV lựa chọn khác.

Về thương hiệu Ngân hàng, tiếp cận khách hàng

Theo kết quả khảo sát thực tế cho thấy, trong 200 DNNVV được khảo sát thì có đến 100 DNNVV biết đến Agribank thông qua giới thiệu từ bạn bè, người thân, còn các yếu tố xem báo: 12%, thông qua nhân viên Ngân hàng: 4%, xem ti vi/nghe đài: 11,5%, thương hiệu Ngân hàng: 14% chỉ chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ và trường hợp khác 8,5%. Điều này cho thấy sức ảnh hưởng từ mối quan hệ xã hội có tác động mạnh mẽ đến hoạt động Ngân hàng. Bên cạnh đó cũng thấy được vấn đề Marketing Ngân hàng cần phải được chú trọng và phát huy hơn nữa để có thể thực hiện chiến lược và mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng.

Quan hệ tín dụng và mức độ hài lòng về các bộ phận nghiệp vụ:

Kết quả khảo sát cho thấy có 72 DNNVV trên tổng số 200DNNVV được khảo sát từng có hoặc đang có quan hệ tín dụng tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang chiếm tỷ lệ 36%. Từ đây, để đánh giá mức độ hài lòng của DNNVV đến chất lượng dịch vụ Ngân hàng nói chung và chất lượng hoạt động tín dụng DNNVV nói riêng trong thời gian qua của chi nhánh như thế nào để có những giải pháp cụ thể cho thời gian tới. Kết quả nhận được từ 72 DNNVV về mức độ hài lòng:

Theo đánh giá của 47 DNNVV trên tổng số 72 DNNVV cho rằng hồ sơ vay vốn tại Agribank rườm rà, phức tạp chiếm tỷ lệ 65,3%, 16DNNVV nhận định hồ sơ bình thường và chấp nhận được, còn lại 9DNNVV lựa chọn đơn giản dễ là với tỷ lệ 12,5%. Quy trình cho vay DNNVV tại Agrbank chi nhánh thị xã Cai lậy theo Quyết định 766/QĐ-NHNo-HSX ngày 07/08/2014 của Tổng Giám đốc " Quyết

định Ban hành Quy trình cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Quy trình rõ ràng và chặt chẽ phân định chức năng nhiệm vụ của từng vị trí, đồng thời tuân thủ quy định pháp luật liên quan, hồ sơ DNNVV phải đúng và đủ các loại: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn, và hồ sơ tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác, để đảm bảo tính chặt chẽ hạn chế rủi ro.

Theo khảo sát khách hàng thời gian từ lúc khách hàng cung cấp đầy đủ đến lúc giải ngân vốn vay đối với DNNVV chiếm tỷ trọng cao là từ 8-10 ngày tỷ lệ 37,5%, kế đến 4-7 ngày chiếm 33,3%, còn lại trên 10 ngày chiếm tỷ lệ thấp13,9% và 1-3 ngày 15,3%. Tuỳ theo mục đích vay, số tiền vay và thời hạn vay thì thời gian nhận được tiền vay của DNNVV cũng phù hợp với quy định Agribank. Nhận thấy, cơ cấu này hoàn toàn phù hợp với quy trình.

Về cơ chế lãi suất: Đánh giá của 72DNNVV đã từng hoặc đang có quan hệ với Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang lãi suất vay tại chi nhánh là thấp với tỷ lệ 39,9%, 27,8% cho rằng lãi suất trung bình so với các NHTM, 18,1% cho rằng rất thấp và 8,3% lựa chọn cao hơn. Lãi suất Agribank được NHNN điều hành cơ chế trần lãi suất. Nhìn tổng thể thì lãi suất là một trong những lợi thế cạnh tranh của Agribank so với các Ngân hàng khác. Tuy nhiên nếu nhìn tổng thể thì là lợi thế cạnh tranh, riêng đối với các Ngân hàng TM khác trên địa bàn, họ có cơ chế riêng giảm lãi suất cho khách hàng tiềm năng.

Đánh giá đối với từng bộ phận nghiệp vụ, đại diện là nhân viên của ba bộ phận: tín dụng, kế toán và kho quỹ, kết quả khảo sát như sau:

+ Đối với nhân viên tín dụng: mức độ hài lòng từ lựa chọn rất hài lòng tới chấp nhận được chiếm 73,6%, đối với nhân viên kho quỹ là 75%, nhân viên kế toán là 45,8%, điều này cho thấy đánh giá về mức độ hài lòng DNNVV của từng nhân viên của từng bộ phận là khác nhau, và được đánh giá cao là nhân viên tín dụng và nhân viên kho quỹ. Lấy chỉ số trung bình để so sánh ta cũng nhận thấy 2,64 là của nhân viên tín dụng, 3,14 là nhân viên kho quỹ và 3,51 là trung bình các

lựa chọn của khách hàng, chỉ số này càng thấp thì chất lượng phục vụ của từng bộ phận chuyên trách càng cao.

+ Đối với thời gian tác nghiệp của bộ phận Ngân quỹ: 40,3% cho rằng việc giải ngân, thu nợ, thu lãi là rất chậm, kế đến là 20,8% cho là chậm. Tỷ lệ này rất cao cho thấy điểm yếu của chi nhánh ở đây, làm giảm năng lực cạnh tranh với ngân hàng khác trên địa bàn.

Chất lượng dịch vụ tín dụng tại Agribank

- Yếu tố tin tưởng và tín nhiệm, các lựa chọn gần như là ngang nhau với mức tỷ lệ trung bình trên dưới 2, có nghĩa ở mức độ chấp nhận được. Lòng tin và tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng được xây dựng trong cả một quá trình. Như vậy, Agibank đã thành công trong việc xây dựng lòng tin ở khách hàng.

- Yếu tố khả năng đáp ứng, đó là khả năng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu của khách hàng bao gồm các thành phần: Mạng lưới Agribank rộng khắp, Đa dạng các loại hình và phương thức cho vay, thời gian cho vay của Agribank tạo điều kiện cho khách hàng dễ trả nợ, khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vốn, định giá tài sản theo đúng thực tế. Ngoài yếu tố định giá tài sản, các thành phần còn lại có giá trị trung bình khoảng 2, có nghĩa là ở mức hài lòng, định giá tài sản do quy định của Ngân hàng định giá tài sản bảo đảm là đất nông nghiệp theo khung giá UBND tỉnh hàng năm, do đó mặc dù giá trị thực tế trên thị trường rất cao nhưng giá định lại thấp gây khó cho DNNVV vay vốn. Điều này làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng và được chứng minh bằng giá trị trung bình ở mức 3.08.

- Yếu tố năng lực phục vụ: Hai thành phần là Nhân viên Agribank luôn tỏ ra thái độ lịch sự, nhã nhặn với khách hàng, chuyên nghiệp và tạo sự tin tưởng cho khách hàng có giá trị trung bình là 2,01 và 2,46. Khách hàng cảm thấy chấp nhận được, riêng thành phần nhân viên xử lý nghiệp vụ có giá trị trung bình là 3,47 và thành phần cung cấp thông tin dịch vụ cần thiết cho khách hàng là 3,69. Điều này cho thấy khách hàng không cảm thấy hài lòng về năng lực phục vụ của chi nhánh.

- Yếu tố quan tâm, chia sẻ là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ Ngân hàng. Ngân hàng cần thiết lập các chính sách hỗ trợ tạo mối

quan hệ với khách hàng đặc biệt là D NNVV là đối tượng mục tiều mà các NHTM hướng tới. Con số 2,11 và 2,33 lần lượt là giá trị trung bình mà khách hàng đánh giá về ngân hàng ở yếu tố này. Khách hàng cảm thấy hài lòng và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nếu muốn mở rộng thêm quy mô và số lượng khách thì Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy cần phải quan tâm hơn nữa đến yếu tố này.

- Yếu tố cơ sở vật chất theo đánh giá của khách hàng, nhìn tổng thể các thành phần của yếu tố này được được khách hàng chấp nhận và cảm thấy khá hài lòng với giá trị trung bình của chỉ tiêu ở mức 2-3. Cơ sở vật chất hạ tầng được logic và có thẩm mỹ, thuận lợi cho khách hàng sẽ tạo cho khách hàng cảm thấy thoải mái và thích được nhận các dịch vụ ngân hàng.

Kết quả khảo sát cho thấy, khách hàng DNNVV đánh giá mức độ quan trọng khi vay vốn Ngân hàng về phương án kinh doanh chưa thuyết phục, chưa hiệu quả, tài sản bảo đảm , giá trị trung bình là 3,97 và 3,9. Kế đến là chứng từ chứng minh mục đích sử sụng vốn, còn lại các yếu tố khác vốn tự có tham gia vào phương án, thời gian xử lý chậm, ngân hàng đánh giá quy mô SXKD hay do chủ quan của cán bộ tín dụng. Tất cả đều quan trọng nhưng quan trọng nhất là đánh giá hiệu quả phương án và tài sản bảo đảm.

Khó khăn của DNNVV khi tiếp cận vốn ngân hàng

Khó khăn DNNVV khi vay vốn Ngân hàng

Chỉ tiêu

Số lựa chọn Tỷ lệ Khó khăn của DNNVV khi

vay vốna

+Năng lực tài chính yếu 115 13.6% +Hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh

tế không đầy đủ 123 14.6% +Trình độ học vấn lãnh

đạo còn thấp, chưa nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh

125 14.8%

+Không đủ tài sản bảo

đảm 153 18.1%

+Phương án kinh doanh

+Khách hàng đã từng có

nợ xấu 164 19.4%

Tổng 844 100.0%

Theo kết quả khảo sát khó khăn của DNNVV trên địa bàn thị xã Cai Lậy gặp khó khăn khi vay vốn là do khách hàng đã từng có nợ xấu chiếm tỷ lệ cao nhất là 19,4%, cũng tỷ lệ đó là yếu tố phương án không hiệu quả khả thi, ngoài ra yếu tố tài sản bảo đảm cũng được lựa chọn nhiều với tỷ lệ 18,1%. Nhận thấy các khách hàng DNNVV đều gặp những khó khăn nêu trên với tỷ lệ không chênh lệch nhiều.

Lý do DNNVV không đủ tài sản bảo đảm đề vay vốn Ngân hàng

Theo kết quả khảo sát những khó khăn khi tiếp cận vốn Ngân hàng thì yếu tố tài sản bảo đảm cũng được lựa chọn nhiều với tỷ lệ 18,1%, để tìm hiểu thêm về lý do DNNVV không có tài sản bảo đảm vì các nguyên nhân sau: có 27 DNNVV cho rằng DNNVV thật sự không có tài sản bảo đảm chiếm 13,5%, ngoài ra có 36 DNNVV (chiếm tỷ lệ 18%) cho rằng do DNNVV không thể cấp đổi QSD đất cũ sang QSD đất mới do thời gian lâu, thủ tục nhiều nên khi cần DNNVV không thể thế chấp Ngân hàng, cùng với tỷ lệ trên 36DNNVV lựa chọn DNNVV gặp khó khăn khi xin thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, nhà xưởng. Chiếm tỷ lệ cao nhất là 45DNNVV cho rằng việc không thế chấp vay vốn Ngân hàng do Ngân hàng không định giá đúng giá trị thức tế của TSBĐ, còn lại 9DNNVV với tỷ lệ 4,5% lựa chọn khác. Như vậy, không phải DNNVV không có tài sản bảo đảm mà do DNNVV còn vướng trong công tác cấp đổi QSD Đất và cấp thêm cấp mới QSD nhà xưởng.

Bảo lãnh vay vốn của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang

Kết quả khảo sát cho thấy có 45 DN trên tổng số 200DNNNV được Quỹ đầu tư Phát triển tỉnh Tiền Giang bảo lãnh vay vốn. Nhà Nước có nhiều chính sách ưu đãi phát triển DNNVV, trong đó giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DNNVV trong việc tiếp cận vốn Ngân hàng là một trong những giải pháp có hiệu quả. Tuy nhiên việc triển khai và thực hiện trên địa bàn vẫn còn thấp chiếm tỷ lệ 22,5%. Tuy nhiên,

việc hỗ trợ này cũng góp phần tháo gỡ khó khăn cho DNNVV ở một mức độ nhất định.

Theo kết quả khảo sát của 45DNNVV được hỗ trợ bảo lãnh vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển tỉnh Tiền Giang, có 26 DNNVV cho rằng vì không đủ tài sản bảo đảm chiếm tỷ lệ 57,8% nên DNNVV phải nhờ đến sự hỗ trợ của Quỹ đầu tư phát triển, 28,9% lựa chọn không có tài sản bảo đảm và 13,3% lựa chọn khác. Như vậy, các DNNVV trên địa bàn thị xã Cai Lậy đều gặp khó khăn về tài sản bảo đảm.

Theo khảo sát có đến 113DNNVV không biết đến quỹ đầu tư chiếm tỷ lệ 56%, cho thấy chính sách hỗ trợ DNNVV vẫn chưa được biết đến rộng rãi trên địa bàn. Một số ít DNNVV chiếm tỷ lệ 29% cho rằng lý do không được bảo lãnh bời quỹ đầu tư do phát sinh thêm chi phí làm tăng chi phí cho DNNVV so với hiệu quả hoạt động thì DNNVV không muốn bảo lãnh. Còn lại là những nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ 14,5%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã cai lậy tiền giang (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)