Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã cai lậy tiền giang (Trang 38 - 42)

8. BỐ CỤC ĐỀ TÀI

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh

Thực hiện theo chủ trương của Đảng và Nhà Nước tiến đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng trong

quá trình đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang nói riêng từng bước nổ lực phấn đấu vì mục tiêu chung của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng.

Đến tháng 7 năm 2016 địa bàn thị xã Cai Lậy đã có 11 ngân hàng thương mại hoạt động, mỗi ngân hàng đều cần huy động vốn và cho vay để tồn tại và mở rộng thị phần. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra hàng ngày gay gắt trên tất cả các lĩnh vực từ huy động vốn, cho vay, dịch vụ chuyển tiền. Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy phải vươn lên để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong tình hình mới. Trong những năm qua Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy luôn tích cực tìm ra phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và kết quả đạt được như sau:

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank thị xã Cai Lậy Tiền Giang

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tăng giảm so với năm trước

2014/2013 2015/2014 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1 Tiền gửi 1.174 1.519 2.082 345 29 563 37 2 Tín dụng 1.135 1.256 1.452 121 11 196 16 3 Thu nhập 130 135 148 5 4 13 10 4 Chi phí 102 98 101 (4) -4 3 3 5 Lợi nhuận 27 36 46 9 34 10 27

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Thị xã

Cai Lậy Tiền Giang.

Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang giai đoạn từ năm 2013 đến 30/06/2016 cho thấy dư nợ, tiền gửi, thu nhập, lợi nhuận qua các năm đều tăng, trong đó tiền gửi, dư nợ và lợi nhuận có tốc độ tăng khá cao so năm trước. Đặc biệt trong năm 2014, thu nhập tăng 4% trong khi chi phí giảm so năm 4% làm cho lợi nhuận tăng khá cao 34%; nguyên nhân là lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay giảm hơn năm 2013 (do điều hành chính sách lãi

suất của NHNN). Riêng năm 2015 đánh dấu một năm kinh doanh có hiệu quả của Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang với mức lợi nhuận 27% so với năm 2014 trong điều kiện cạnh trạnh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

Bảng 2.3 Cơ cấu thu nhập tại Agribank thị xã Cai Lậy Tiền Giang

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT

Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Thu nhập 129.631 100,00 134.547 100,00 147.663 100,00 1 - Dịch vụ tín dụng 128.080 98,80 132.172 98,23 145.138 98,29 2 - Thu dịch vụ khác 1.551 1,20 2.375 1,77 2.525 1,71

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh Thị xã Cai

Lậy Tiền Giang

Bảng 2.3 Cơ cấu thu nhập tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 ta thấy tỷ lệ thu nhập chủ yếu của Ngân hàng là từ thu dịch vụ tín dụng qua các năm chiếm trên 98% tổng thu nhập, thu về các dịch vụ ngoài tín dụng chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Qua các năm 2013 – 2015, mức thu này đều, dưới 2%. Điều này cho thấy, thu nhập từ dịch vụ tín dụng là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng, do đó hoạt động tín dụng rất quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng.

Bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng về nguồn vốn huy động tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang

Đơn vị tính: tỷ đồng, % STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014 Tổng nguồn vốn 1.174 1.519 2.082 29% 37% + Vốn huy động nội tệ 1.163 1.510 2.072 30% 37% + NV ngoại tệ (USD) 515 412 429 -20% 4% Trong đó

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 2014/2013 2015/2014

-Tiền gửi dân cư 1.130 1.427 2.014 26% 41%

- Tiền gửi TCKT 11.820 18 16 -100% -10%

-Tiền gửi KB + BHXH 9 60 33 572% -45%

2 TG, tiền vay TCTD 2 0 0 -74% -51%

3 Vốn ủy thác đầu tư 22 14 8 -37% -41%

Vốn dự án TD nhận từ CP thông

qua TSC 22 14 8 -37% -41%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại Agribank chi nhánh thị xã

Cai Lậy Tiền Giang và tính toán số liệu của tác giả.

- Qua bảng 2.4 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động của Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang ta nhận thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng qua các năm, tốc độ tăng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể tốc độ tăng vốn huy động năm 2014 so với 2013 là 29%, năm 2015 so với 2014 là 37%, chủ yếu vẫn là vốn huy động từ khách hàng. Thị xã Cai Lậy là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội quan trọng của khu vực phía Tây Tỉnh Tiền Giang, là cực đối trọng kinh tế với thị xã Gò Công. Trong quy hoạch phát triển chung của tỉnh, thị xã Cai Lậy sẽ được nâng cấp phát triển thành đô thị văn minh, hiện đại của tỉnh Tiền Giang.

Bảng 2.5 Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT Chỉ tiêu

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ 1 Ngắn hạn 782.736 68,80 787.637 62,70 844.197 58,14 2 Trung hạn 294.919 25,92 421.212 33,53 562.658 38,75 3 Dài hạn 57.520 5,06 47.251 3,76 45.259 3,12 Tổng dư nợ cho vay 1.137.750 100 1.256.100 100 1.452.114 100

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thị xã Cai Lậy

Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang

Đơn vị tính: triệu đồng, %

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 DN cho vay dnghiệp 144.070 120.064 156.575

Tỷ trọng (%) 12,69 9,56 10,78

2 Dư nợ cho vay HTX 1.400 1.859 1.860

Tỷ trọng (%) 0,12 0,15 0,13

3 Dư nợ CV hộ SX&CN 989.705 1.134.177 1.293.679

Tỷ trọng (%) 87,19 90,29 89,09

Tổng dư nợ cho vay 1.135.175 1.256.100 1.452.114

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thị xã Cai Lậy

Qua hai bảng số liệu 2.5 và bảng 2.6 nêu trên ta nhận thấy hoạt động cho vay tại Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn và đối tượng khách hàng vay vốn là hộ sản xuất và cá nhân với tỷ trọng cho vay hộ sản xuất và cá nhân năm 2013 đến 2015 rất cao trên 80% tổng dư nợ. Riêng đối với cho vay DNNVV ở mức thấp năm 2013 chiếm 12,69% tổng dư nợ và giảm nhẹ năm 2014 là 9,56%/ tổng dư nợ, năm 2015 có tăng nhưng ở mức thấp 10,78%/tổng dư nợ. Điều này cho thấy, hoạt động cho vay DNNVV trên địa bàn thị xã Cai Lậy đối với chi nhánh còn ở mức thấp, chưa khai thác hết tiềm năng ở đối tượng này.

Cơ cấu thời hạn cho vay của Agribank chi nhánh thị xã Cai Lậy Tiền Giang chủ yếu là cho vay ngắn hạn, tuy mức cho vay này giảm qua từng năm nhưng vẫn ở mức cao, trên 50% tổng dư nợ, năm 2015 58,14%/tổng dư nợ. Cơ cấu này dần dần có khuynh hướng giảm cho vay ngắn hạn tăng cho vay trung dài hạn để phù hợp với cơ cấu vốn huy động và phù hợp với tình hình kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã cai lậy tiền giang (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)