Thành lập Ban quản lý Quỹ thôn và Tổ kiểm soát Quỹ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 93 - 95)

- Những diện tích giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn bằng nguồn

4 nhà sử a nhà sử a nhà sử a nhà sửa

4.4.1.2. Thành lập Ban quản lý Quỹ thôn và Tổ kiểm soát Quỹ:

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng do cộng đồng tự thành lập nhằm mục đích chủ yếu là phục vụ cho các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng như: bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, làm giàu rừng, khai thác lâm sản, quản lý rừng...

Cộng đồng dân cư thôn bản sẽ tự bầu ra một Ban quản lý để quản lý Quỹ. Ban quản lý rừng cộng đồng có thể làm cả nhiệm vụ của Ban quản lý Quỹ; trường hợp nguồn vốn trong quỹ lớn có thể thành lập Ban quản lý Quỹ riêng. Để thực hiện Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng các thôn cần có kinh phí nhằm bảo đảm tài chính thực hiện Kế hoạch. Vì vậy các thôn cần có một quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn.

(1) Mục đích thành lập Quỹ thôn:

Huy động các nguồn lực từ dự án, các tổ chức xã hội, các cá nhân để bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.

Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng dân cư thôn đối với rừng cộng đồng.

(2) Nguyên tắc hoạt động của Quỹ thôn:

Hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng được ghi trong kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư của thôn.

Hỗ trợ cho các hoạt động phát triển cộng đồng nhằm cải thiện đời sống của các hộ thành viên và góp phần bảo vệ và phát triển rừng của thôn được ghi trong Quy ước bảo vệ và phát triển rừng thôn

Kế hoạch thu chi, và các khoản thu- chi của Quỹ thôn được niêm yết công khai tại các địa điểm công cộng trong thôn (nhà trưởng thôn) và công bố trong các cuộc họp thôn, gửi báo cáo UBND xã.

Quản lý Quỹ thôn chịu sự kiểm tra giám sát của chính quyền thôn, xã, người dân và các đoàn thể trong thôn.

- Việc quản lý các nguồn thu chi quỹ thôn sẽ giao cho Ban quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn đảm nhận.

- Ban quản lý rừng cộng đồng thôn bầu ra một Tổ quản lý quỹ gồm 3 người để theo dõi quản lý quỹ thôn. Trong đó: + Một trưởng ban chịu trách nhiệm quản lý chung.

+ Một người phó trưởng ban kiêm kế toán chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch thu chi quỹ và duyệt các khoản chi.

+ Một người chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt của Quỹ thôn và thanh toán theo lệnh của tổ trưởng, ghi chép sổ sách thu chi tiền mặt của Quỹ thôn, báo cáo tình hình quản lý thu chi quỹ thôn trước các cuộc họp thôn, lãnh đạo thôn ít nhất 6 tháng báo cáo một lần.

(4) Kiểm soát thu chi quỹ thôn: Tổ kiểm soát gồm có 3 người;

- Việc kiểm soát quản lý quỹ thôn giao cho Tổ kiểm soát thôn chịu trách nhiệm

- Nhiệm vụ kiểm soát thu chi quỹ trong thôn là: kiểm tra việc thu chi quỹ trong thôn; kiểm tra những người được quỹ hỗ trợ có hoàn thành tốt việc được giao không; kiểm tra người được hưởng lợi như khai thác gỗ có đóng góp cho cộng đồng theo quy ước không; báo cáo tình hình kiểm tra cho lãnh đạo thôn biết và trước cuộc họp của thôn.

(5) Các nguồn thu chi của quỹ thôn:

Quản lý thu chi để thực hiện các hoạt động quản lý rừng cộng đồng thực hiện theo nguồn quỹ như sau:

(a) Đối với nguồn hỗ trợ của dự án:

- Các hoạt động trong Kế hoạch phát triển cộng đồng hàng năm theo hướng dẫn của các BQLDA huyện, tỉnh và được BQLDA TW phê duyệt. Mỗi công tuần tra bảo vệ rừng, chống cháy rừng trợ hỗ 1 công là 10.000đ; thực hiện nuôi dưỡng rừng hỗ trợ 20.000đ/công.

- Mức thù lao cho các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng, tổ quản lý Quỹ thôn và tổ kiểm soát Quỹ thôn như sau: Tổ chức thành ban quản lý liên hợp: Ban quản lý rừng + Tổ quản lý, Tổ kiểm soát Quỹ thôn; Tổng số người là 6 người. Mỗi tháng bình quân thù lao là 30.000đ/người. Nghĩa là 6 người x 30.000đ/người x 12 tháng = 2.160.00đồng.

- Kinh phí họp, khen thưởng và các chi phí khác lấy từ nguồn thu đóng góp của các hộ gia đình khai thác củi và LSNG.

(b) Đối với nguồn tiền do thôn quản lý:

- Các nguồn thu từ khai thác rừng cộng đồng như tiền bồi thường, đóng góp khi khai thác lâm sản do thôn trực tiếp thu và quản lý theo Quy ước BV&PTRCĐ.

- Người được phép khai thác lâm sản sẽ nộp tiền cho Kế toán và thủ quỹ thôn theo quy định, có thể nộp tiền một lần hay nhiều lần.

- Tiền của Quỹ thôn sẽ do thủ quỹ giữ, và lập sổ theo dõi thu chi.

- Chi từ Quỹ thôn: Dựa trên Kế hoạch thu chi quỹ của thôn hàng năm, kế toán dự thảo Giấy đề nghị chi tiền trình trưởng ban Ban quản lý Quỹ thôn ký, sau đó kế toán thôn sẽ thanh toán cho người thực hiện hoạt động, và ghi vào sổ theo dõi chi tiền mặt.

- Số tiền quỹ thôn chưa dùng đến có thể gửi tiết kiệm để bảo tồn vốn. Việc gửi tiết kiệm sẽ tổ chức họp thôn để quyết định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 93 - 95)