Đánh giá kết quả giao rừng cho cộng đồng: 1 Thực hiện chủ trương, chính sách giao rừng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 55 - 56)

- Phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế Phía Đông giáp với biển Đông

4.1.1Đánh giá kết quả giao rừng cho cộng đồng: 1 Thực hiện chủ trương, chính sách giao rừng:

4.1.1.1 Thực hiện chủ trương, chính sách giao rừng:

- Chủ trương giao thí điểm rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn là đúng đắn, phù hợp với chủ trương của Nhà nước (Luật BV& PTR năm 2004).

- Căn cứ Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Năm 2005 Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị đã xây dựng cơ chế chính sách hưởng lợi cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình được giao rừng tự nhiên và đã được UBND tỉnh đồng ý cho thực hiện thí điểm tại hai huyện Hướng Hóa và Đakrông. Đã thực hiện cơ chế chính sách như sau:

+ Đối tượng giao rừng: Cộng đồng dân cư thôn sống tại địa phương

+ Đối tượng rừng để giao: Rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu do UBND xã quản lý.

+ Hạn mức giao rừng: Đối với cộng đồng thôn thì căn cứ vào phương án giao rừng đã được phê duyệt (nhiều nhất là cộng đồng thôn Cuôi xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa: 340 ha );

+ Thời hạn giao: 50 năm

+ Chính sách hưởng lợi: Căn cứ vào lượng tăng trưởng của rừng để hưởng lợi theo % (Rừng nghèo hưởng cao: 95%, rừng trung bình hưởng 75%, rừng giàu hưởng thấp: 50% ). Ngoài ra còn áp dụng cơ chế cho ứng trước sản phẩm gỗ; Nếu sau 5 năm quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng thì được ứng trước 30% lượng tăng trưởng của rừng trong 5 năm và được khai thác để sửa chữa hoặc làm nhà mới khi tách hộ (mỗi hộ không quá 10m3). So với cơ chế chính sách QĐ 178 thì quyền hưởng lợi (%) sản phẩm gỗ được hưởng có cao hơn và áp dụng cơ chế ứng trước tuy chưa thực hiện nhưng đã khuyến khích được cộng đồng, hộ gia đình tích cực tham gia nhận rừng quản lý bảo vệ và hưởng lợi.

Như vậy với cơ chế chính sách đã thực hiện trong hơn 5 năm qua là phù hợp với chính sách của Nhà nước và thực tế của địa phương, đồng thời được cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình đồng tình hưởng ứng; đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 55 - 56)