- Những diện tích giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn bằng nguồn
26 Chênh Vên h/ Hướng phùng
4.2. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng thôn Làng cát xã Đakrông, huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị:
huyện Đakrông tỉnh Quảng Trị:
Lập và thực hiện kế hoạch quản lý rừng cộng đồng là một trong những hoạt động hết sức quan trọng, quyết định sự thành công trong quản lý rừng cộng đồng. Việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng sát với thực tiễn đã động viên được sức mạnh tập thể của cộng đồng tham gia vào việc bảo vệ, phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên rừng đã được nhà nước giao cho cộng đồng theo hướng bền vững. Mặt khác kế hoạch quản lý rừng cộng đồng còn là tiền đề để xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng gắn với chia sẻ lợi ích trong cộng đồng, xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng bao gồm các hoạt động, giải pháp và các chỉ tiêu cụ thể cho từng lô rừng theo từng năm. Để phát triển kế hoạch 5 năm của từng lô rừng, trên cơ sở so sánh cung cầu, đối với từng lô rừng, thảo luận với cộng đồng về các biện pháp kỹ thuật thích hợp để sử dụng rừng lâu dài. Trước hết là khả năng
sau đó là các biện pháp nâng cao chất lượng rừng. Các giải pháp được đưa ra đều dựa vào cộng đồng tức là kinh nghiệm, nguồn lực sẵn có, đồng thời có thể dựa vào các chính sách đầu tư cho quản lý rừng cộng đồng như trồng rừng, cung cấp cây giống để lồng ghép và lập nên kế hoạch 5 năm cho từng khu rừng.
Cộng đồng thảo luận từng nội dung của kế hoạch và đi đến thống nhất thông qua theo quy chế dân chủ. Cán bộ Lâm nghiệp, kiểm lâm địa bàn là người hỗ trợ, thúc đẩy Ban quản lý rừng cộng đồng, người dân nòng cốt của cộng đồng xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch.
Tiến hành lập Kế hoạch quản lý rừng cộng đồng 5 năm và hàng năm; Trong đó, lập Kế hoạch khai thác và sử dụng rừng 5 năm và hàng năm, lập Kế hoạch trồng rừng, nuôi dưỡng phát triển rừng, xây dựng kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng, và bố trí địa điểm thực hiện kế hoạch.