Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 30 - 34)

- Về không gian: Tiến hành trên phạm vi diện tích rừng và đất rừng đã giao cho thôn Làng Cát, xã Đakrông và 2 huyện Đakrông và Hướng Hóa (Không bao

2.4.5.1.Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng dân cư thôn:

(1) Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng dân cư thôn:

Đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng nhằm mục đích cung cấp số liệu cho lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Với trình độ hiểu biết và năng lực của người dân còn hạn chế thì đây là công việc tương đối phức tạp.

Trên thực tế, cộng đồng dân cư thôn kiểm kê và quản lý tài nguyên rừng cộng đồng của mình bằng số cây có trong từng lô rừng vì cách tính này đơn giản. Tuy nhiên, khi xác định các lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và lập kế hoạch khai thác thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và phê duyệt kế hoạch khai thác lại căn cứ vào số m3 gỗ có trong lâm phần.

Xuất phát từ thực tế như vậy, phương pháp điều tra đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng bằng ô tiêu chuẩn điển hình đơn vị tính là bằng số cây và trữ lượng được đánh giá là khắc phục được nhược điểm của 2 phương pháp trên. Trong phương pháp này số cây trong mô hình rừng mong muốn được xác định là số cây ở mức gần với số cây của lô rừng thực tế nhất. Căn cứ vào số cây trong mô hình rừng mong muốn (được xây dựng ở sổ tay hướng dẫn lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng), so sánh với mô hình rừng thực tế, tính số cây chênh lệch ở từng cỡ kính. Số cây khai thác được xác định bằng từ 1/2 đến 2/3 số cây dư ra trong mô hình rừng mong muốn vì số cây dư ra còn lại là số cây để bù cho số cây bị thiếu hụt ở cỡ kính bên cạnh. Tra biểu thể tích một nhân tố cho các cỡ đường kính có số cây dư, tính toán trữ

lượng khai thác cho tất cả các cấp kính trên ha và từ đó tính được tổng trữ lượng khai thác.

Xác định lượng khai thác căn cứ nhu cầu gỗ và lâm sản của cộng đồng và lượng khai thác vừa được tính toán xong. Lượng khai thác được xác định là lượng gỗ đáp ứng được tối đa nhu cầu của cộng đồng và là cơ sở để điều chỉnh sản lượng của mô hình rừng thực tế nhanh chóng tiếp cận với mô hình rừng mong muốn. Như vậy lượng khai thác được xác định được tính trên cả hai đơn vị là số cây và trữ lượng. Cụ thể phương pháp như sau:

Bước 1: Nhận biết lô rừng ngoài hiện trường, làm mốc lô và mô tả lô

- Sử dụng bản đồ giao rừng cho thôn, tới hiện trường rừng xác định ranh giới của các lô rừng giao cho cộng đồng, đối chiếu với lô rừng trên bản đồ để nhận biết ranh giới và vị trí lô trên thực địa và trên bản đồ.

- Khi đã xác định được từng lô rừng trên bản đồ và trên thực địa, tiến hành làm mốc phân biệt các lô ở cạnh nhau ngoài hiện trường.

- Mô tả lô: Sử dụng phương pháp mô tả lô theo tuyến, trên bản đồ giao rừng cùng với người dân thiết kế các tuyến đi mô tả lô.

Bước 2: Xác định các lô rừng gỗ đạt tiêu chuẩn khai thác

Chỉ áp dụng đối với các lô rừng có cây đạt cấp kính khai thác (26 hoặc 30cm tuỳ theo vùng).

Sử dụng công tác điều tra truyền thống tiến hành điều tra cây gỗ rừng bằng Ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 25 m x 20 m (500 m2), tiến hành đo đếm tất cả các cây gỗ có đường kính từ 6 cm trở lên (Chu vi tương đương 20 cm) tại vị trí chiều cao ngang ngực (D 1,3), dung lượng mẫu giữa 2-3%, phân chia trạng thái dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu: tổng tiết diện ngang (hay trữ lượng), để xác định lô rừng đó có đạt tiêu chuẩn khai thác hay không.

- Căn cứ “Công văn số 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ NN & PTNT về Hướng dẫn các chỉ tiêu kỹ thuật và thủ tục khai thác rừng cộng đồng”

Bảng 2.1: Tiêu chuẩn kỹ thuật khai thác theo Công văn 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 của Bộ NN & PTNT

Vùng Tổng diện ngang nhỏ nhất/ha ( ∑GTT/ha ) Trữ lượng tối thiểu/ha (MTT/ha) Đường kính khai thác tối thiểu (DKT min)

Vùng Núi phía Bắc ≥ 7m2/ha ≥ 50m3/ha ≥ 26 cm Vùng Bắc Trung Bộ ≥ 8m2/ha ≥ 60m3/ha ≥ 30 cm Duyên hải Nam

Trung Bộ và Tây Nguyên

≥ 9m2/ha ≥ 70m3/ha ≥ 30 cm

- Từ đó xác định lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác. Cụ thể: lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác phải có: có số cây và trữ lượng nhiều hơn số cây và trữ lượng trong mô hình mong muốn.

Bước 3: Điều tra rừng đối với các lô rừng gỗ đạt tiêu chuẩn khai thác và điều

tra rừng tre nứa

- Điều tra rừng gỗ:

+ Lập các tuyến hệ thống trên lô, bố trí các ô đo đếm trên tuyến và tiến hành đo đếm trên các ô đo đếm. Tuyến hệ thống được đặt cách đều nhau và chạy từ cạnh trên xuống cạnh dưới.

+ Khi xác định các lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác bố trí các ô đo đếm trên các tuyến điều tra. Ô đo đếm có diện tích 500m2, dạng hình chữ nhật có cạnh 20 x 25m. Đo đường kính cây gỗ, sử dụng thước dây ghi cm để đo chu vi thân cây tại vị trí ở độ cao 1.3m và chỉ đo các cây có đường kính bằng 6cm trở lên. Thước dây sử dụng là thước đã được quy đổi chu vi ra đường kính. Khi đo đường kính cây cần xác định tên cây và căn cứ vào đường kính đo được tiến hành ghi vào các cỡ đường kính trong biểu điều tra cây đứng, cỡ đường kính ghi trong biểu đo đếm là 8cm.

Đối với rừng tre, nứa, luồng… tiến hành đo đếm trên ô có diện tích là 100m2, mỗi lô lập 3 ô đo đếm. Đếm số cây trên ô và tính số cây/ ha. Đối với tre nứa mọc bụi tiến hành điều tra khi gặp bụi thứ 5 và đo cự ly của 6 bụi liền kề. Đếm số cây có đường kính lớn hơn 2cm trong mỗi bụi. Tiến hành tính cự ly trung bình của 6 bụi. Tính số bụi/ ha và số cây/ ha.

Bước 4: Xác định số mức số cây trong mô hình rừng mong muốn; Tính toán

số cây chênh lệnh; Xác định số cây khai thác trong từng cỡ kính, tính toán lượng khai thác và xác định lượng khai thác.

- Dựa vào mô hình mong muốn trong Công văn số: 787/CV - LNCĐ (Phụ luc 05), Ngày 23 tháng 6 năm 2008 của Cục Lâm nghiệp, xác định trạng thái rừng và mức số cây trong từng cỡ kính. Từ đó xác định mô hình rừng thực tế gần với mức của mô hình rừng mong muốn nhất.

Bảng 2.2: Mức số cây theo cỡ đường kính trong mô hình rừng mong muốn

Đơn vị: cm Trạng thái Mức Cỡ kính (cm) 6 - 14 14 - 22 22 - 30 30 - 38 38 - 46 46 - 54 54 - 62 III 1 254 151 90 54 32 19 6 2 238 142 85 50 30 18 6 3 222 133 79 47 28 17 6

(Nguồn Cục lâm nghiệp, 2008) - So sánh mô hình rừng thực tế với mô hình mong muốn, tính toán được số

cây chênh lệch trong từng cỡ kính.

- Số cây khai thác là số cây dư ra khi so sánh với mô hình rừng mong muốn. Số lượng cây khai thác được xác định bằng 1/2 đến 2/3 lượng cây dư ra trong từng cỡ, tra biểu thể tích một nhân tố áp dụng cho vùng Bắc Trung bộ có được thể tích trung bình của một cây cho từng cỡ kính. Lượng khai thác được tính toán là số cây khai thác ở từng cỡ nhân với thể tích bình quân của một cây trong cỡ đó. Lượng khai thác được xác định bao gồm số cây khai thác và trữ lượng gỗ trong từng cỡ

kính, nhằm điều chỉnh sản lượng đưa mô hình rừng thực tế nhanh chóng tiếp cận mô hình rừng mong muốn.

Bước 5: Đánh giá nhu cầu lâm sản của cộng đồng hàng năm và 5 năm

Sử dụng phương pháp phỏng vấn hộ gia đình để xác định nhu cầu lâm sản và tiến hành cân đối cung cầu lâm sản cho cộng đồng theo cả đơn vị là số cây và số m3 (nếu có thiết kế khai thác).

Bước 6: Lập kế hoạch khai thác hàng năm và 5 năm

- Kế hoạch khai thác gỗ: Tính toán lượng khai thác, địa điểm khai thác, phương thức khai thác cho từng năm và năm năm theo số cây và số m3 gỗ (nếu có thiết kế khai thác).

- Kế hoạch khai thác tre nứa: Căn cứ vào kết quả điều tra tre nứa và nhu cầu tre nứa tiến hành lập kế hoạch khai thác tre nứa. Nếu tre nứa khai thác hàng năm thì sản lượng lấy ra chỉ nên bằng 1/5 tổng số cây tre, nứa trong lô. Nếu luân kỳ khai thác 2 năm thì sản lượng được phép lấy ra là từ 1/3 đến 1/2 tổng số cây của rừng nứa và từ 1/5 đến 1/4 tổng số cây của rừng tre. Nếu luân kỳ khai thác 3 năm thì sản lượng được phép lấy ra là từ 1/2 đến 2/3 tổng số cây của rừng nứa và từ 1/5 đến 1/4 tổng số cây của rừng tre.

- Kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ: Căn cứ vào kết quả khảo sát lâm sản ngoài gỗ được thể hiện trong biểu Mô tả lô đất trống và Biểu Mô tả lô rừng, tiến hành bố trí khai thác lâm sản ngoài gỗ hàng năm.

Bước 7: Lập kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng

bổ sung, nuôi dưỡng rừng, bảo vệ rừng và bố trí thời gian, địa điểm thực hiện kế hoạch.

Căn cứ vào hiện trạng tài nguyên rừng cộng đồng, căn cứ vào kết quả cân đối cung cầu lâm sản của cộng đồng, tiến hành lập kế hoạch trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung, nuôi dưỡng rừng, bảo vệ rừng cho các lô rừng cộng đồng đã điều tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 30 - 34)