Kết quả đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 67 - 73)

- Những diện tích giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn bằng nguồn

26 Chênh Vên h/ Hướng phùng

4.2.1. Kết quả đánh giá tài nguyên rừng cộng đồng:

(1) Kết quả phân chia lô và mô tả lô rừng cộng đồng của thôn Làng cát: a) Phân chia lô:

Phân chia lô là việc làm cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc điều tra rừng cũng như cho việc lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng sau này. Phương pháp phân chia lô, đặt tên lô và tính toán diện tích lô được tiến hành trên bản đồ hiện trạng rừng kết hợp với việc điều tra khảo sát bổ sung trên thực địa với sự tham gia của người dân trong cộng đồng dân cư thôn.

Sau khi tiến hành các bước phân chia lô như trên, kết quả phân chia lô của thôn như sau:

Trên diện tích rừng cộng đồng được giao cho thôn Làng cát gồm 9 lô theo trạng thái có cây gỗ khác nhau. Các lô rừng đều nằm trong khu vực phòng hộ thuộc tiểu khu 699. Tất cả các lô đều đã được khoanh vẽ, đánh tên lô theo hai hình thức, (a) theo thứ tự (1, 2, 3,...) và (b) theo tên địa phương -thường được người dân dùng gọi cho từng quả đồi, khe suối, loại đất, loài cây chủ yếu (Pa chố 1, Pa chố 2, Pa chố 3, A la 1, A la 2,...), đây là căn cứ để khi lập kế hoạch 5 năm (2012 - 2016) Ban quản lý rừng cộng đồng có thể tổ chức cho thôn bảo vệ, lập kế hoạch khai thác, nuôi

dưỡng rừng, trồng rừng theo từng lô được thuận tiện và dễ quản lý cũng như giám sát.

Kết quả phân chia lô được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.2: Kết quả phân chia các lô rừng cộng đồng thôn Làng cát

ST T T

Tiểu

Khu Khoảnh

Tên lô Diện tích Trạng thái Mục đích quản lý Trữ lượng (m3) Theo số thứ tự Kỹ thuật Theo tên Địa phương

(ha) M/ha M/lô

1 699 5 1 Pa chô 1 11,0 IIB Cung cấp gỗ kết hợp với phòng hộ 60,3 663,4 2 699 5 2 Pa chô 4 13,0 IIIA3 158,4 2.060,2 3 699 5 3 Pa chô 5 18,2 IIIA3 117,3 2.135,1 4 699 5 4 Pa chô 2 6,6 IIIA2 44,9 296,45 5 699 5 5 Pa chô 3 8,6 IIB 67,12 577,28 6 699 5 6 A la 1 24,6 IIA 55,1 1.354,1 7 699 5 7 A la 2 8,0 IIIA1 75,2 602,08 8 699 5 8 A la 3 15,0 IIIA2 105,6 1.584,92 9 699 5 9 A la 4 25,0 IIIA2 116,3 3.009,4 NR = 10 ha Trong các lô Tổng cộng 130 12.264,6

Theo kết quả phân chia thì tổng diện tích rừng cộng đồng của thôn Làng cát là 130 ha trong tổng số 1.159 ha diện tích rừng của thôn, thuộc tiểu khu 699, trên 1 khoảnh 5. Khoảnh 5 có 9 lô theo các trạng thái sau:

+ Trạng thái IIA chiếm 24,6 ha, chia 1 lô, tổng trữ lượng là: 1.354,1 m3; + Trạng thái IIB chiếm 19,6 ha, chia 2 lô, tổng trữ lượng là: 1.240,68 m3; + Trạng thái IIIA1 chiếm 8,0 ha, chia 1 lô, tổng trữ lượng là: 602,08 m3; + Trạng thái IIIA2 chiếm 46,6 ha, chia 3 lô, tổng trữ lượng là:4.890,77 m3; + Trạng thái IIIA3 chiếm 31,2 ha, chia 2 lô, tổng trữ lượng là: 4.195,3 m3; + Trạng thái IA (đất trống) là 10 ha – nương rẫy cũ đan xen trong các lô rừng trên.

b)Mô tả lô:

Công tác điều tra xác minh rừng ngoài thực địa do cán bộ dự án, cán bộ kiểm lâm cùng đại diện các hộ dân được bầu chọn, lãnh đạo thôn và Ban quản lý rừng của thôn tham gia, điều tra cây gỗ rừng bằng Ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 25m x 20m (500 m2), tiến hành đo đếm tất cả các cây gỗ có đường kính từ 6 cm trở lên (Chu vi tương đương 20cm) tại vị trí chiều cao ngang ngực (D 1,3), dung lượng mẫu giữa 2-3%, phân chia trạng thái dựa trên kết quả đánh giá tổng hợp của các chỉ tiêu: tổng tiết diện ngang (hay trữ lượng), số cây tái sinh, độ tàn che, địa hình (núi đất, núi đá) làm những căn cứ chủ yếu. Điều tra cây tái sinh được thực hiện bằng các ô đo đếm có kích thước 2m x 2m (4m2) với 4 ô Tái sinh đặt ở 4 góc Ô tiêu chuẩn, và đánh giá phẩm chất làm cơ sở cho quy hoạch xúc tiến tái sinh. Kết quả tổng hợp từ bảng 4.2 như sau:

+ Tổ thành loài cây rừng chủ yếu là: Dẻ (Lithocarpus sp., Quercus sp.), Huỷnh (Tarrietia javanica), Trường (Pometia pinnata), Trám (Canarium sp.), Vạng trứng (Endospermum chinense).

+ Trữ lượng gỗ bình quân giữa các lô điều tra trong khoảng 100m3/ha (lô cao nhất là 158,4m3/ha, lô thấp nhất là 44,9m3/ha). Tổng trữ lượng gỗ của khu rừng, là: 12.264,6m3.

+ Độ tàn che tán rừng trong khoảng 0,65-0,75, trong đó vẫn có những khu vực Độ tàn che của rừng chỉ đạt trong khoảng 0,4-0,6.

+ Lượng tăng trưởng của rừng trung bình trong khoảng 3-5 m3m3/ha/năm. + Các loài lâm sản ngoài gỗ gồm có Song mây, Lá nón có phân bố rải rác và với trữ lượng thấp, nên có thể phục hồi từng khu vực để có khả năng khai thác tận dụng lâu dài.

So sánh kết quả tổng trữ lượng trung bình của lô rừng và đường kính đạt tiêu chuẩn khai thác áp dụng cho rừng cộng đồng ở Công văn 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 để xác định lô rừng có được phép khai thác hay không.

Qua điều tra bằng cách lập Ô tiêu chuẩn cho thấy trong tổng số 9 lô rừng thì lô có khả năng khai thác đó là lô Pa chô 4 và Pa chô 5 khoản 5, vì trên 2 lô này có

trữ lượng ≥ 50m3/ha và số cây có đường kính được phép khai thác lớn hơn 29cm. Kết quả điều tra bằng ô tiêu chuẩn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả điều tra bằng ô tiêu chuẩn các lô rừng có khả năng khai thác

STT Tiểu

Khu Khoảnh Tên lô Diện tích (ha) Trữ lượng (m3) Số cây D>29c m (N/lô) M/ha M/lô 1 699 5 Pa chô 4 13,0 54,02 702,26 648 2 Pa chô 5 18,2 69,25 1.260,45 1.177 Tổng 1 1 2 31,2 123,27 1962,71 1.825

Qua bảng 4.2 cho thấy, Kết quả điều tra bằng ô tiêu chuẩn các lô rừng có khả năng khai thác mới dựa trên tổng trữ lượng và số cây đạt đường kính khai thác ở thực tế chứ chưa căn cứ vào trữ lượng và số cây trong mô hình rừng mong muốn.

(2) Kết quả điều tra cây gỗ trên 2 lô rừng cộng đồng thôn Làng cát theo phương pháp ô tiêu chuẩn hệ thống, tính theo số cây và trữ lượng, so sánh với mô hình rừng mong muốn:

- Điều tra cây gỗ trên diện tích rừng của cộng đồng là cơ sở cho việc đánh giá khả năng cung cấp lâm sản của rừng cho đời sống của con người, làm nền tảng để đề xuất các biện pháp tác động phù hợp vào từng lô rừng làm tăng khả năng cung

cấp gỗ và lâm sản của rừng đồng thời đảm bảo quá trình lợi dụng tài nguyên rừng một cách lâu dài, liên tục;

Kết quả điều tra bằng ô tiêu chuẩn số lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác trên diện tích rừng cộng đồng của thôn Làng cát trong 5 năm tới chỉ có 2 lô (2-Pa chô 4, 3-Pa chô 5) được cộng đồng nhất trí đưa vào diện khai thác, cụ thể là những lô rừng sau:

- Pa chố 4: Thuộc lô 2/ K5/ TK699 Trạng thái: IIIA3, Diện tích: 13 ha. - Pa chố 5: Thuộc lô 3/ K5/ TK699 Trạng thái: IIIA3, Diện tích: 18,2 ha. (a) Kết quả điều tra với những lô rừng có khả năng khai thác:

Tiến hành phân chia 8cm một cỡ đường kính và tính toán số cây, trữ lượng rừng/ha của hai lô rừng thu được kết quả như sau:

Bảng 4.4: Kết quả điều tra số cây và trữ lượng rừng của những lô rừng có khả năng khai thác - Rừng cộng đồng thôn Làng cát Tên lô Trạng thái rừng N/ha và M/ha

Cỡ kính /thể tích bình quân của 1 cây

Tổng 6-<14 14-<22 22-<30 30-<38 38-<46 46-<54 0,043 0,201 0,495 0,915 1,457 1,832 Pa chố 4 (IIIA3) Số cây (cây) 510 240 70 37 10 3 870 Trữ lượng (m3) 21,93 48,24 34,65 33,85 14,57 5,49 158,4 Pa chố 5 (IIIA3) Số cây (cây) 239 165 9 47 13 3 476 Trữ lượng (m3) 10,27 33,16 4,45 43 18,94 16,48 126,3 Qua bảng 4.4 ta thấy các lô rừng đã được xác định là có khả năng khai thác được quản lý cả về số cây và trữ lượng trong từng cỡ đường kính. Trong đó, lô rừng có trữ lượng cao nhất là lô pa chố 4 với trữ lượng bình quân trên ha là 158,4(m3/ha), tiếp đến là lô Pa chố 5 với trữ lượng bình quân trên ha là 126,3(m3/ha).

Căn cứ Công văn 2324/BNN-LN ngày 21/8/2007 rừng đạt tiêu chuẩn khai thác phải có trữ lượng ≥ 60m3/ha. Như vậy 2 lô rừng cộng đồng Pa chố 4 và Pa chố 5 đạt tiêu chuẩn khai thác.

(b) Xác định mức số cây trong mô hình rừng mong muốn, tính toán số cây chênh lệch và tính toán lượng khai thác cho 2 lô rừng:

- Căn cứ vào số cây trong từng cỡ kính của hai lô rừng thực tế, tiến hành chọn mức số cây trong mô hình rừng mong muốn cho từng lô rừng như sau:

Ta có thể thấy 2 lô rừng đạt tiêu chuẩn khai thác đều ở trạng thái rừng III, trong đó lô Pa chố 4 và Pa chố 5 có phân bố số cây trong từng cỡ kính gần nhất với mức 3 của trạng thái rừng III mô hình rừng mong muốn. Như vậy ta sử dụng mô hình rừng ở các mức này (Quy định của cục Lâm nghiệp 2008) để so sánh với các trạng thái rừng mà chúng ta tiến hành điều tra. So sánh số cây, từ đó tính toán khối lượng gỗ khai thác cho từng lô. Sau đó giải thích cho người dân rõ ràng khi số cây ở từng cấp kính của lô rừng cao hơn mô hình rừng mong muốn thì có thể chặt bớt ở đây, ngược lại thì cần nuôi dưỡng để đảm bảo cho rừng luôn ổn định và cung cấp sản phẩm gỗ, củi lâu dài. Kết quả so sánh của từng lô thể hiện dưới bảng 4.5:

Bảng 4.5: Kết quả tính số cây và khối lượng gỗ khai thác cho lô rừng Pa chố 4, trạng thái IIIA3, diện tích 13.0 ha- Rừng cộng đồng thôn Làng Cát

Đơn vị: cm

Nhân tố

Chặt nuôi dưỡng Khai thác

Tổng

6-<14 14-<22 22-<30 30-<38 38-<46 46-<54

Phân bố số cây thực

tế/ha (cây) 510 240 70 37 10 3

Phân bố số cây mong

muốn/ha (cây) 222 133 79 47 28 17 Chênh lệch (cây) + 288 + 107 - 9 - 10 - 18 - 14 Xác định số cây khai thác/ha (cây) 0 0 0 0 Phân bố số cây thực tế/lô (cây) 6622 3119 909 476 129 43

Số cây khai thác/ lô

Bảng 4.6: Kết quả tính số cây và khối lượng gỗ khai thác cho lô rừng Pa chố 5, trạng thái IIIA3, diện tích 18,2 ha – Rừng cộng đồng thôn Làng Cát

Nhân tố

Chặt nuôi

dưỡng Khai thác Tổng

6-<14 14-<22 22-<30 30-<38 38-<46 46-<54 Phân bố số cây thực tế/ha

(cây) 239 165 9 47 13 3

Phân bố số cây mong

muốn/ha (cây) 222 133 79 47 28 17 Chênh lệch (cây) + 17 + 32 - 70 0 - 15 - 14 Xác định số cây khai thác (cây) 0 0 0 Phân bố số cây thực tế/lô (cây) 4352 3003 171 873 254 50

Số cây khai thác/ lô

(cây) 0 0 0 0

(Mô hình rừng mong muốn cho rừng cộng đồng tỉnh Quảng Trị trình bày trong phụ lục)

Qua bảng 4.6 và 4.7 nhận thấy phân bố số cây ở các cấp kính của mô hình rừng thực tế đều ít hơn rất nhiều so với mô hình rừng mong muốn, vì vậy cần có biện pháp chặt chọn, tỉa thưa rừng ở cấp kính 6 -<14cm và 14 -< 22cm và tác động biện pháp nuôi dưỡng phát triển rừng hợp lý nhằm đưa mô hình rừng thực tế tiếp cận với mô hình rừng mong muốn trong thời gian ngắn nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) lâm nghiệp cộng đồng tại tỉnh quảng trị và các hoạt động chủ yếu trong quản lý rừng cộng đồng tại thôn làng cát, xã đakrông, huyện đakrông, tỉnh quảng trị​ (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)