Những chỉ tiêu về mặt điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

3. Kết quả nghiên cứu điều trị chấn thương – vết thương động mạch chi trên

2.5.4 Những chỉ tiêu về mặt điều trị

2.5.4.1 Phương pháp sơ cứu và xử trí của tuyến dưới

Những xử trí của tuyến trước bao gồm:

- Các sơ cứu ban đầu: băng ép cầm máu, garo, chống uốn ván, kháng sinh, truyền dịch.

- Can thiệp được thực hiện: Cắt lọc vết thương, nẹp bột (nếu có gãy xương hoặc trật khớp), mổ kết hợp xương, phục hồi lưu thông động mạch.

2.5.4.2 Các tổn thương trong mổ và xử trí

- Vị trí tổn thương động mạch chi

- Tổn thương: co thắt động mạch đơn thuần, tổn thương nội mạc, đụng giập, mất đoạn, đứt rời.

- Tổn thương phối hợp, tại chỗ ghi nhận các tổn thương:

+ Tĩnh mạch: vết thương bên, đứt rời, đụng giập, huyết khối. + Thần kinh: giập, đứt, kéo giãn, tổn thương bên

+ Phần mềm: dựa vào sự phân loại của một số tác giả và thực tế lâm sàng, chia 3 mức độ theo Slama R, Villaume F [51]:

Nặng: cơ giập nát nhiều, mất tổ chức lớn, lóc rộng, có thể kèm theo tổn thương thần kinh hoặc tĩnh mạch (thường do vết thương động mạch).

Trung bình: cơ giập nát vừa, không có lóc da rộng, có thể kèm theo tổn thương thần kinh và tĩnh mạch.

Nhẹ: cơ giập nát ít, không có tổn thương tĩnh mạch và thần kinh. Cơ còn khả năng hồi phục (cơ hồng, chảy máu, còn phản xạ). Khi cơ mất khả năng hồi phục (cơ xám nhợt, không chảy máu, mất phản xạ) thì cần cắt lọc

- Xương: Gãy kín hay hở, ổ gãy sạch hay bẩn; vị trí gãy; tính chất di lệch có ba mức độ:

Gãy không di lệch hoặc ít di lệch (dưới một thân xương) Di lệch nhiều (trên một thân xương)

Gãy phức tạp: gãy từ ba đoạn trở lên, nhiều mảnh rời, di lệch lớn - Phương pháp phục hồi lưu thông động mạch:

+ Khâu vá vết thương bên. + Tạo hình ngã ba trực tiếp + Nối trực tiếp tận – tận + Ghép mạch tạo hình ngã ba + Thắt động mạch

+ Ghép mạch bằng tĩnh mạch hiển đảo chiều hoặc mạch nhân tạo. - Xử trí tổn thương phối hợp, tại chỗ:

+ Tĩnh mạch: khâu vết thương bên, nối trực tiếp, ghép mạch, thắt mạch. + Thần kinh: khâu bao thần kinh, không làm gì

+ Xương, khớp: cố định, kết hợp xương + Gân, cơ: khâu nối, cắt lọc, không làm gì. + Mở cân: hoàn toàn, không hoàn toàn +Thời điểm mở cân: thì 1, thì 2.

2.5.4.3 Thời gian

- Có ba khoảng thời gian (đánh giá mức độ thiếu máu chi): + T1: Từ lúc tai nạn đến lúc vào viện

+ T2: Từ lúc vào viện đến lúc mổ + T3: Từ lúc tai nạn đến lúc mổ

+ Thời gian điều trị sau phẫu thuật tính theo ngày từ sau mổ đến khi ra viện hoặc khi đã điều trị ổn định về mạch máu, chuyển điều trị chuyên khoa khác (vá da, kết hợp xương…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kết quả điều trị phẫu thuật chấn thương vết thương động mạch ngoại vi tại bệnh viện trung ương thái nguyên​ (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)