3. Kết quả nghiên cứu điều trị chấn thương – vết thương động mạch chi trên
2.5.2 Đặc điểm lâm sàng
- Cơ chế gây tốn thương: do vết thương, gãy xương hoặc trật khớp phối hợp, trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Nguyên nhân: tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động. - Sốc: gặp trong chấn thương – vết thương động mạch ngoại vi gồm cả sốc do mất máu và sốc do đa chấn thương [31]: Da niêm mạc nhợt, mạch >120 lần/phút, huyết áp tối đa <80mmHg, tinh thần kích thích hoặc lịm đi.
- Hội chứng chèn ép khoang với các dấu hiệu [13]:
+ Đau dữ dội chi tổn thương, mức độ đau không tương xứng với mức độ tổn thương, đau tồn tại liên tục dù cắt bỏ băng tháo bột
+ Đau tăng lên khi vận động thụ động các cơ ở khoang đó + Đoạn chi tổn thương nắn rất căng, đau
+ Tê bì, giảm hoặc mất cảm giác, vận động + Mạch ngoại vi thường còn
+ Da tím, nhợt do cản trở dòng máu tĩnh mạch về hoặc ngừng dòng máu động mạch
- Dấu hiệu đặc hiệu trong vết thương động mạch ngoại vi [1], [30]: + Vết thương đang chảy máu
+ Mạch ngoại vi yếu hoặc mất
- Dấu hiệu thiếu máu ngoại vi: Chi nhợt lạnh, tuần hoàn mao mạch kém, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động. Khi có từ hai dấu hiệu trở lên là dương tính
- Khối máu tụ đập theo nhịp tim, giãn nở
- Dấu hiệu đặc hiệu trong chấn thương động mạch ngoại vi [7], [39]: + Mạch ngoại vi: yếu hoặc mất
+ Rối loạn cảm giác + Rối loạn vận động.
- Có thể có gãy xương ngang mức động mạch tổn thương. - Các dấu hiệu không đặc hiệu:
+ Chảy máu động mạch đã cầm (tự cầm hoặc sơ cứu) + Khối máu tụ nhỏ, không đập
- Tổn thương thần kinh tùy hành động mạch, vết thương trên đường đi động mạch.
- Các dấu hiệu thiếu máu không hồi phục: mất cảm giác, mất vận động, biểu hiện hoại tử chi.
Hai dấu hiệu đầu cần loại trừ tổn thương thần kinh, đo huyết áp phía bên dưới tổn thương, so sánh với bên lành; tìm các dấu hiệu của hội chứng khoang.
-Các tổn thương phối hợp:
+ Sọ não: dựa vào đánh giá tri giác, các dấu hiệu thần kinh khu trú của bệnh nhân.
+ Chấn thương ngực: Gãy xương sườn, tràn máu, tràn khí khoang màng phổi, suy hô hấp, tràn máu trung thất, vỡ phế quản, đụng giập nhu mô phổi….
+ Chấn thương bụng: Tổn thương các tạng (tạng đặc, tạng rỗng…) và khả năng phải phẫu thuật hoặc can thiệp mạch.
+ Các chấn thương khác: cột sống, khung chậu, gãy xương các chi khác.