3. Kết quả nghiên cứu điều trị chấn thương – vết thương động mạch chi trên
2.5.5 Những chỉ tiêu về kết quả điều trị sớm
2.4.5.1 Các dấu hiệu lâm sàng:
- Da và niêm mạc: nhợt, hồng
- Bắt mạch chi: rõ, yếu, không bắt được
- Vận động ngọn chi: giảm vận động, mất vận động - Cảm giác ngọn chi: bình thường, tê bì, mất.
- Vết mổ: khô, thấm dịch, nhiễm trùng (hội chứng nhiễm trùng rõ, sốt ≥ 38,50C, mạch > 90 lần/ phút, tại vết mổ tấy đỏ, nề, chảy dịch, mủ, toác vết mổ, phải tách rộng vết mổ).
2.5.5.2 Các dấu hiệu cận lâm sàng
- Siêu âm Doppler màu mạch máu: miệng nối thông tốt, giảm dòng chảy, tắc mạch.
- Công thức máu: số lượng hồng cầu, Hemoglobin (đánh giá mức độ thiếu máu).
2.5.5.3 Các biến chứng sau mổ
- Tắc mạch sớm (trong 24 giờ sau mổ): mất mạch, chi lạnh.
- Chảy máu sau mổ phải mổ lại: máu đỏ ra theo dẫn lưu ≥ 50ml/giờ, không tự cầm, tụ máu lớn vết mổ.
- Hội chứng chèn ép khoang: cẳng tay, cẳng chân. - Hoại tử cơ, nhiễm trùng vết mổ.
2.5.5.4 Xử trí các biến chứng
-Mổ lại: lấy máu cục hoặc làm lại miệng nối, thắt mạch -Mở cân thì hai
-Cắt lọc tổ chức hoại tử cơ, nhiễm trùng vết mổ -Cắt cụt thì hai.
2.5.5.5 Đánh giá kết quả điều trị sớm
Tham khảo cách phân loại của Lê Minh Hoàng 2015 [7] và một số tác giả khác [32], chúng tôi đưa ra 3 mức độ như sau:
Tốt: phục hồi hoàn toàn về cấp máu chi, không có biến chứng.
Trung bình: phục hồi hoàn toàn về cấp máu chi, có biến chứng nhưng
điều trị bảo tồn khỏi (thay băng, chống đông...) không cần mổ lại.
Xấu: có biến chứng phải mổ lại xử trí thắt mạch, cắt cụt thì 2, tử vong.