Về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giao thương việt nam trung quốc qua cửa khẩu quốc tế lào cai (1991 2011) (Trang 69 - 87)

3.1.1.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Với vị trí địa lı́ thuận lợi, giàu tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là chính sách mở cửa, phát triển kinh tế của Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, là những cơ hội lớn để Lào Cai - một tỉnh vùng biên giới trở thành nơi hội tụ, là đầu mối kinh tế quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Với vai trò của mình, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế của tỉnh, hướng tới phát triển thành một nền kinh tế toàn diện vững chắc.

Đảng bô ̣ tỉnh Lào Cai đã vận dụng sáng tạo đường lố i đổi mới của Đảng để đề ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa phương. Căn cứ vào đặc điểm tình hình, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong giai đoạn từ 1991 - 2000, Đảng bộ Lào Cai đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ củng cố và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khai thác triệt để mọi tiềm năng, tiếp tục tạo ra những nguồn lực mới về kinh tế - xã hội. Đồng thời tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiềm năng, tài nguyên và vị trí của một tỉnh có cửa khẩu quốc tế; từng bước chuyển nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong 10 năm đầu tái lập tỉnh, (1991 - 2000), kinh tế Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc.

Từ một tỉnh mới được tái lập, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng thấp kém, Lào Cai đã đạt tốc độ tăng trưởng về kinh tế khá cao và liên tục, giai đoạn 1991 - 1995 đạt trên 10%/năm (cả nước đạt

8,2%/năm), giai đoạn 1996 - 2000 đạt 5,3%. Tính bình quân trong 10 năm (1991 - 2000), tốc độ tăng trưởng kinh tế Lào Cai đạt 8,5%/ năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của các ngành kinh tế trong những năm 1996 - 2000 như sau: Nông - lâm nghiệp tăng 9%/năm, công nghiệp tăng 8,5%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 13,7% [8, tr.31]. Quy mô GDP của Lào Cai tăng nhanh chóng, năm 2000 đạt 1011.7 tỷ đồng [23, tr.8], gấp 10,09 lần năm 1991 và gấp 6,50 lần năm 1995. Những kết quả trên khẳng định bước chuyển biến đầu tiên, quan trọng của nền kinh tế Lào Cai sau 10 năm tái lập tỉnh.

Nền kinh tế và các vấn đề xã hội của Lào Cai, sau 10 năm tái lập tỉnh, có bước chuyển biến nhất định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, tình hình chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vai trò, vị trí của Lào Cai là “cầu nối" giữa Việt Nam với vùng Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN ngày càng thể hiện rõ nét. Lào Cai tạo dựng môi trường hấp dẫn và uy tín đối với các nhà đầu tư nên thu hút ngày càng nhiều vốn phát triển các kinh tế địa phương. Đó chính là tiền đề quan trọng cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của Lào Cai giai đoan 2001 - 2010.

Trên cơ sở sự chuyển biến của nền kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đến năm 2010. Nghị quyết Đảng bộ địa phương được cụ thể hóa bằng 7 Chương trình công tác trọng tâm với 29 đề án, thúc đẩy phát triển toàn diện và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Trong 10 năm tiếp theo (2001 - 2010), kinh tế Lào Cai vẫn giữ được mức tăng trưởng cao và liên tục, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/ năm [18, tr.84], giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13%/năm, bình quân trong 10 năm đạt 12,5%. Đặc biệt, quy mô GDP của Lào Cai thời gian này tăng nhanh chóng, Năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn đạt 2010 tỷ đồng, gấp 51,75 lần so với năm 1992 và gấp 21,58 lần năm 2000. giai đoạn 2006 -2010 đạt 13%/năm, bình quân trong 10 năm đạt 12,5%.

Điểm tạo dấu ấn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Lào Cai phải kể đến số thu ngân sách trên địa bàn KKTCK. Năm 2011 đạt hơn 1.254 tỷ đồng chiếm khoảng 40% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đây thực sự là con số cao kỷ lục, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hoạt động thương mại tuyến biên giới Việt - Trung. Chính nhờ sự phát triển của KKTCK đã góp phần đưa Lào Cai từ một tỉnh nghèo vươn lên gia nhập “câu lạc bộ” các tỉnh có số thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Bảng 3.1: Tình hình thu nộp ngân sách qua KKTCK Lào Cai (2000-2011)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2000 2002 2004 2005 2007 2009 2011 Tổng số 102.031 212.451 227.700 278.600 706.622 371.161 1,254.228 - Thuế XNK 43.607 112.015 91.700 116.000 338.778 220.387 393.884 - Thuế VAT hàng NK 58.424 100.436 136.000 162.600 367.844 150.774 860.344

Nguồn: Ban quản lý KKTCK Lào Cai

Qua đó chúng ta thấy Lào Cai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nguồn thu ngân sách lớn trong khu vực và trong nước, ngay cả khi kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, trong khi xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Nhìn chung, từ năm 1991 - 2011 kinh tế Lào Cai tăng trưởng nhanh, liên tục cả về quy mô và tốc độ, năng lực nội sinh của nền kinh tế được nâng lên. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã thúc đẩy chuyển biến về mọi mặt của xã hội Lào Cai, góp phần nâng cao vị thế của Lào Cai.

3.1.1.2. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Quá trình đổi mới nền kinh tế và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã tạo ra những tiền đề, điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết để Lào Cai cùng cả nước bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) và Cương lĩnh của Đảng đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản đến năm 2020 sẽ đưa nước ta căn bản trở thành

nước công nghiệp “có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý...”. Trên cơ sở đó Lào Cai bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những điều kiện và cơ hội phát triển rất căn bản, thuận lợi. Đặc biệt là xu thế mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh. Trong đó quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN tiếp tục được củng cố và phát triển. Đây chính là cơ hội để Lào Cai phát huy thế mạnh của một tỉnh có cặp cửa khẩu quốc tế, với việc phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh. Sự phát triển của những ngành kinh tế này đã dẫn đến sự thay đổi tích cực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai.

Trong giai đoạn từ 1991 - 2011, Lào Cai đã tiến hành đồng thời các biện pháp thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: Huy động tối đa các nguồn vốn trong toàn xã hội, các nguồn thu trên địa bàn vào ngân sách tỉnh;xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nhân dân, trong nước và ngoài nước; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất; từng bước tiếp cận với công nghệ mới, tập trung vào nghiên cứu giống cây trồng, giống vật nuôi; phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế; phát triển các ngành kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới; phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo những cán bộ có năng lực còn trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ thuộc các dân tộc ít người dưới nhiều hình thức tập trung và tại chức, dài hạn, ngắn hạn. Tiến hành hoạt động nghiên cứu thăm dò, dự báo thị trường trong nước, trong tỉnh và nước ngoài, tạo ra những sản phẩm xuất khẩu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã. Thực hiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên địa bàn.

Với những nỗ lực đó cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, thì cơ cấu kinh tế Lào Cai được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường và từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là vị thế của cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Nếu như năm 1991 cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông lâm nghiệp chiếm 61,8%, công nghiệp -

xây dựng chiếm 15,9% và dịch vụ là 22,3%. Đến năm 2010 con số đó là, nông lâm nghiệp chiếm 27,9%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34,2% và dịch vụ là 37,9% [24, tr.58].

Bên cạnh đó Kinh tế đối ngoại cũng đạt được những kết quả rất quan trọng, trong 20 năm đã thu hút được nhiều vốn FDI, nguồn vốn ODA và nguồn tài trợ quốc tế khác. Quan hệ hợp tác quốc tế, nhất là giữa Lào Cai với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) ngày càng được mở rộng.

3.1.1.3. Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.

- Về nông nghiệp: Là một tỉnh vùng cao, lại bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và đời sống hầu như chưa có gì, kinh tế - xã hội xuất phát điểm thấp, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống của cán bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đang còn muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Do điều kiện tự nhiên, khí hậu, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ canh tác quá thấp và lạc hậu, sản xuất manh mún, phó mặc cho tự nhiên, các xã vùng cao chủ yếu sản xuất tự cấp tự túc, nên sản xuất nông lâm nghiệp tỉnh Lào Cai năm 1991 đứng trước nhiều khó khăn và thử thách. Nguồn sống chính của nhân dân là sản xuất nông nghiệp nhưng gần 100% diện tích cây lương thực (lúa và ngô) được gieo cấy bằng các giống cũ của địa phương do vậy năng suất rất thấp. Bình quân lương thực đầu người chỉ đạt 184 kg/năm [24, tr.57].

Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, nhận rõ các yếu tố thuận lợi, khó khăn cơ bản, với tinh thần đổi mới, quyết tâm cao. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X (1992) đã nhất trí thông qua định hướng chiến lược lâu dài phát triển kinh tế, xã hội và quyết định phương hướng nhiệm vụ 5 năm (1991 - 1995) của Đảng bộ. Về định hướng chiến lược, “Cơ cấu kinh tế của Lào Cai về lâu dài được xác định là: Công - Nông nghiệp, lâm nghiệp - dịch vụ du lịch. Trong những năm trước mắt cần tập trung khai thác lợi thế để ổn định và từng bước tích lũy để phát triển. Vì vậy cơ cấu kinh tế là: Nông, lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ du lịch” [4, tr.213].

Xác định rõ tầm quan trọng của lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Lào Cai chủ trương thực hiện các chính sách cho sản xuất nông nghiệp và được tiến hành đồng loạt như trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, vật nuôi;

hỗ trợ lãi tiền vay cho sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; giải quyết việc làm, vận động định canh định cư...Vì vậy sản xuất nông, lâm nghiệp đã vượt qua nhiều khó khăn duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm 9,51% [18, tr98]. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân tăng 8,8%/năm, thu nhập bình quân trên 1 ha canh tác đạt 14,2 triệu đồng (2005), tăng khoảng 6 triệu đồng/ha so với năm 2000. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 đạt 182,2 nghìn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt trên 300 kg/năm [18, 106].

Phát huy những thành quả đạt được trong những năm tiếp theo, sản xuất nông nghiệp và nông thôn của tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đã khắc phục được tình trạng sản xuất manh mún, tự cung tự cấp, năng suất, sản lượng lương thực được nâng lên, sản xuất nông nghiệp của tỉnh từ thế độc canh cây lúa đã chuyển dần sang xuất đa canh với nhiều chủng loại cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả khá cao, đã xuất hiện một số mô hình trang trại sản xuất hàng hoá theo quy mô vừa và nhỏ. Chăn nuôi, thuỷ sản phát triển và tăng trưởng hàng năm ổn định. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã chuyển dịch đúng hướng và tích cực, ngày càng phát huy những lợi thế về đất đai, khí hậu và cây trồng, từng bước gắn với cơ chế thị trường để đảm bảo phát triển có hiệu quả và bền vững. Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ, giảm tỷ trọng trồng trọt. Trong 5 năm từ năm 2000 - 2005, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,9% xuống còn 70,2%, chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 27,1% lên 29,8% [18, tr.98].

Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, Tỉnh ủy lãnh đạo tập trung vào 5 đề án. Trong đó vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng tăng nhanh giá trị trên một đơn vị canh tác (chương trình lúa hàng hóa, ngô hàng hóa, đậu tương hàng hóa) là mặt trận hàng đầu. Trong địa ban toàn tỉnh đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, đã đáp ứng yêu cầu về an ninh lương thực và tăng đáng kể sản lượng lương thực hàng hóa như: vùng lúa hàng hóa đạt trên 48 nghìn tấn, chiếm 42,18% sản lượng lúa toàn tỉnh, vùng ngô hàng hóa đạt

43 nghìn tấn, chiếm 66,37 sản lượng ngô toàn tỉnh, vùng đậu tương hàng hóa đạt trên 3000 tấn chiếm 65% sản lượng đậu tương toàn tỉnh [18, tr.106].

Sự phát triển của ngành nông nghiệp đã tạo ra sự ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao phần lớn đời sống của dân cư, tạo ra bước phát triển mới của nền kinh tế. Từ khi đẩy mạnh mở cửa giao thương với Trung Quốc, ngành nông nghiệp Lào Cai đứng trước cơ hội phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, không chỉ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh, mà còn là những mặt hàng có giá trị để phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và cho khách du lịch. Ðể khai thác hiệu quả những tiềm năng, lợi thế đó, tỉnh Lào Cai đã xây dựng chương trình và các đề án thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, chủ động sản xuất và cung ứng giống tốt, tăng nhanh giá trị thu nhập trên một đơn vị canh tác. Theo đó, tập trung khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, khí hậu, nhu cầu của thị trường, đặc biệt là lợi thế cửa ngõ giao thương với vùng Tây Nam (Trung Quốc) qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, trong những năm gần đây Lào Cai tập trung phát triển mạnh các loại cây trồng vật nuôi tạo ra vùng tập trung khối lượng nguyên liệu lớn, phát triển công nghiệp chế biến để tạo nhiều sản phẩm hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giao thương việt nam trung quốc qua cửa khẩu quốc tế lào cai (1991 2011) (Trang 69 - 87)