Hoạt động xuất nhập cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giao thương việt nam trung quốc qua cửa khẩu quốc tế lào cai (1991 2011) (Trang 65)

Thương mại biên giới không chỉ trên lĩnh vực thương mại hàng hóa mà ngày càng mở rộng và phát triển lĩnh vực thương mại dịch vụ. Do vậy, hoạt động qua - lại

các cửa khẩu biên giới đất liền của người không chỉ nhằm mục đích mua bán, trao đổi hàng hóa cư dân biên giới mà còn đáp ứng các yêu cầu hoạt động chính trị - ngoại giao, kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội cũng như những lĩnh vực khác của Việt Nam và các nước có chung biên giới. Với lợi thế là có hệ thống đường giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ), nên cửa khẩu quốc tế Lào Cai không chỉ tăng trưởng nhanh về hoạt động thương mại biên giới mà hoạt động xuất nhập cảnh và phương tiện liên quan đến thương mại hàng hóa cũng như du lịch, dịch vụ qua cũng tăng về số lượng.

Bảng 2.7: Thống kê tình hình XNC qua CKLC (2000-2011) Năm

Xuất nhập cảnh Tầu liên vận (đi -

về) Người XNC Xuất cảnh Nhập

cảnh Ô tô XNC

Trung

Quốc Việt Nam

2000 778,384 389,192 389,192 8,500 6,906 1,594 1,812 2001 1,043,183 522,570 520,613 12,859 9,400 3,459 1,477 2002 1,249,179 624,242 624,937 16,242 14,011 2,231 1,244 2003 1,036,399 517,514 518,885 26,907 18,152 8,755 1,234 2004 961,997 480,399 481,598 54,092 27,996 26,096 1,166 2005 994,548 497,284 497,264 31,336 21,733 9,603 1,236 2006 1,370,833 685,134 685,699 41,905 27,443 14,462 1,228 2007 1,310,336 654,475 655,861 54,736 42,382 12,354 1,079 2008 1,010,486 503,922 506,564 44,788 24,632 20,156 801 2009 942,405 470,547 471,858 66,951 34,832 32,119 515 2010 1,416,389 707,561 708,808 57,140 34,527 22,613 380 2011 1,765,909 882,352 883,557 150,308 76,642 73,666 350

Nguồn: Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

Theo thống kê của Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tổng lượng người XNC qua cửa khẩu Lào Cai trong giai đoạn 2000 - 2011 đạt khoảng 13,9 triệu lượt người, với tốc độ tăng gần 20%/năm (trong đó xuất cảnh 6,9 triệu người, nhập cảnh 7 triệu người). Phương tiện XNC trong giai đoạn này cũng tăng lên nhanh chóng đạt 565,759 lượt (trong đó xe ô tô Trung Quốc nhập cảnh đạt 338,656,

xe ô tô Việt Nam xuất cảnh đạt 227,103). Tổng số lượt tầu liên vận đi - về qua Ga liên vận quốc tế Lào Cai trong giai đoạn là 12,522 lượt đi - về. Đối với vận tải đường sắt đã giảm nhanh chóng qua các năm, từ 1,812 lượt (năm 2000) xuống chỉ còn 350 lượt đi - về (năm 2011). Qua các số liệu có thể thấy rằng ưu thế về XNC qua đường bộ tăng nhanh chóng và đều qua các năm, đây cũng là ưu điểm của giao thông đường bộ trong vai trò thương mại qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.

Đạt được kết quả đó là quá trình tỉnh Lào Cai không ngừng nâng cấp và mở rộng cửa khẩu, nhằm tạo cho cửa khẩu có cơ sở hạ tầng đồng bộ, thuận lợi, văn minh, hiện đại, để đáp ứng nhu cầu không ngừng tăng lên của các hoạt động XNK, XNC gồm: Trung tâm cửa khẩu quốc tế Lào Cai với trang thiết bị hiện đại, đã đưa vào hoạt động từ tháng 12/2004; trung tâm thương mại quốc tế Lào Cai với quy mô 4 khối nhà, từ 4 đến 17 tầng; khu kiểm hóa rộng hơn 2 ha, nâng cấp Ga quốc tế Lào Cai. Hợp tác với cảng Hải Phòng và Tổng công ty đường sắt Việt Nam xây dựng cảng cạn ICD Lào Cai với công suất 1000 container /ngày và đưa vào hoạt động năm 2005. Bên cạnh đầu tư cơ sở vật chất, tỉnh Lào Cai và tỉnh Vân Nam - Trung Quốc thực hiện kéo dài thời gian mở cửa khẩu tất cả các ngày trong tuần: đường bộ từ 7h00 đến 22h00, đường sắt 24/24h. Thực hiện cấp visa cho khách du lịch của nước thứ 3 tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, tỉnh Lào Cai thực hiện cấp Giấy phép vận tải quốc tế (loại C) có giá trị đi lại trong nhiều lần trong thời hạn 30 ngày (thay vì cấp theo lượt như trước đây). Hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc cho phép xe ô tô của Việt Nam được chở hàng hóa đi và về trong phạm vi toàn bộ Châu Hồng Hà - Vân Nam - Trung Quốc (cách Lào Cai 300km). Đối với xe chở hàng hóa tươi sống được chở đến thành phố Côn Minh [29, tr.438].

Tiểu kết chương 2

Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng về công tác đối ngoại, nhằm đưa nền kinh tế đất nước phát triển hội nhập với thế giới. Được sự quan tâm của Đảng và Chính Phủ, tỉnh Lào Cai đã vượt qua mọi khó khăn, vận dụng sáng tạo, linh hoạt đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, phù hợp với tiềm năng thế mạnh của một tỉnh có cửa khẩu quốc tế, cũng như phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực và trên thế giới.

Với lợi thế là cửa ngõ của tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời đảm nhận vai trò cầu nối trung chuyển quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác toàn diện ASEAN. Trên cơ sở đó, trong thời gian 20 năm hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai luôn duy trì sự sôi động, sầm uất với mức tăng trưởng về kim ngạch XNK hàng hóa năm sau luôn cao hơn năm trước, thị trường nội địa được ổn định và không ngừng mở rộng về quy mô, số lượng doanh nghiệp tham gia XNK ngày càng tăng nhanh, hàng hóa phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cũng như thị trường trong nước. Cùng với quá trình đẩy mạnh hoạt động XNK qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, các hoạt động XNC, kinh doanh, buôn bán, trao đổi hàng hóa cư dân khu vực biên giới ngày càng phát triển. Công tác xúc tiến thương mại được chú trọng đầu tư, điểm nhấn là hàng năm tổ chức Hội chợ thương mại Việt - Trung, nhằm kích thích hoạt động thương mại qua khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai giữa các doanh nghiệp hai quốc gia.

Bên cạnh những kết quả đạt được hoạt động thương mại qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: Mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô, giá trị thấp; sức cạnh tranh kém chưa hình thành rõ nét cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh; thị trường xuất khẩu hẹp; quy mô của các doanh nghiệp XNK còn nhỏ; việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn diễn ra phổ biến dẫn đến khó quản lý và khả năng rủi ro cao.

Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO THƯƠNG QUA CỬA KHẨU ĐỐI VỚI KINH TẾ VÀ XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI (1991-2011) 3.1. Những tác động tích cực

3.1.1. Về kinh tế

3.1.1.1. Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Với vị trí địa lı́ thuận lợi, giàu tiềm năng, nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt là chính sách mở cửa, phát triển kinh tế của Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, là những cơ hội lớn để Lào Cai - một tỉnh vùng biên giới trở thành nơi hội tụ, là đầu mối kinh tế quan trọng của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Với vai trò của mình, cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã và đang góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế của tỉnh, hướng tới phát triển thành một nền kinh tế toàn diện vững chắc.

Đảng bô ̣ tỉnh Lào Cai đã vận dụng sáng tạo đường lố i đổi mới của Đảng để đề ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa phương. Căn cứ vào đặc điểm tình hình, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, trong giai đoạn từ 1991 - 2000, Đảng bộ Lào Cai đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ củng cố và phát triển kinh tế - xã hội theo hướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, khai thác triệt để mọi tiềm năng, tiếp tục tạo ra những nguồn lực mới về kinh tế - xã hội. Đồng thời tiếp tục điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiềm năng, tài nguyên và vị trí của một tỉnh có cửa khẩu quốc tế; từng bước chuyển nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ sự vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước vào điều kiện thực tế của địa phương cùng với việc thực hiện đồng bộ các biện pháp, trong 10 năm đầu tái lập tỉnh, (1991 - 2000), kinh tế Lào Cai đã có bước phát triển vượt bậc.

Từ một tỉnh mới được tái lập, nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tự cung, tự cấp là chủ yếu, cơ sở hạ tầng thấp kém, Lào Cai đã đạt tốc độ tăng trưởng về kinh tế khá cao và liên tục, giai đoạn 1991 - 1995 đạt trên 10%/năm (cả nước đạt

8,2%/năm), giai đoạn 1996 - 2000 đạt 5,3%. Tính bình quân trong 10 năm (1991 - 2000), tốc độ tăng trưởng kinh tế Lào Cai đạt 8,5%/ năm. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của các ngành kinh tế trong những năm 1996 - 2000 như sau: Nông - lâm nghiệp tăng 9%/năm, công nghiệp tăng 8,5%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 13,7% [8, tr.31]. Quy mô GDP của Lào Cai tăng nhanh chóng, năm 2000 đạt 1011.7 tỷ đồng [23, tr.8], gấp 10,09 lần năm 1991 và gấp 6,50 lần năm 1995. Những kết quả trên khẳng định bước chuyển biến đầu tiên, quan trọng của nền kinh tế Lào Cai sau 10 năm tái lập tỉnh.

Nền kinh tế và các vấn đề xã hội của Lào Cai, sau 10 năm tái lập tỉnh, có bước chuyển biến nhất định, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp, tình hình chính trị ổn định, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vai trò, vị trí của Lào Cai là “cầu nối" giữa Việt Nam với vùng Tây Nam của Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN ngày càng thể hiện rõ nét. Lào Cai tạo dựng môi trường hấp dẫn và uy tín đối với các nhà đầu tư nên thu hút ngày càng nhiều vốn phát triển các kinh tế địa phương. Đó chính là tiền đề quan trọng cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế của Lào Cai giai đoan 2001 - 2010.

Trên cơ sở sự chuyển biến của nền kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Lào Cai đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đến năm 2010. Nghị quyết Đảng bộ địa phương được cụ thể hóa bằng 7 Chương trình công tác trọng tâm với 29 đề án, thúc đẩy phát triển toàn diện và đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khai thác sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Trong 10 năm tiếp theo (2001 - 2010), kinh tế Lào Cai vẫn giữ được mức tăng trưởng cao và liên tục, nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 - 2005 đạt 11,9%/ năm [18, tr.84], giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13%/năm, bình quân trong 10 năm đạt 12,5%. Đặc biệt, quy mô GDP của Lào Cai thời gian này tăng nhanh chóng, Năm 2009, thu ngân sách trên địa bàn đạt 2010 tỷ đồng, gấp 51,75 lần so với năm 1992 và gấp 21,58 lần năm 2000. giai đoạn 2006 -2010 đạt 13%/năm, bình quân trong 10 năm đạt 12,5%.

Điểm tạo dấu ấn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Lào Cai phải kể đến số thu ngân sách trên địa bàn KKTCK. Năm 2011 đạt hơn 1.254 tỷ đồng chiếm khoảng 40% tổng số thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đây thực sự là con số cao kỷ lục, đánh dấu sự phát triển vượt bậc của hoạt động thương mại tuyến biên giới Việt - Trung. Chính nhờ sự phát triển của KKTCK đã góp phần đưa Lào Cai từ một tỉnh nghèo vươn lên gia nhập “câu lạc bộ” các tỉnh có số thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng/năm.

Bảng 3.1: Tình hình thu nộp ngân sách qua KKTCK Lào Cai (2000-2011)

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2000 2002 2004 2005 2007 2009 2011 Tổng số 102.031 212.451 227.700 278.600 706.622 371.161 1,254.228 - Thuế XNK 43.607 112.015 91.700 116.000 338.778 220.387 393.884 - Thuế VAT hàng NK 58.424 100.436 136.000 162.600 367.844 150.774 860.344

Nguồn: Ban quản lý KKTCK Lào Cai

Qua đó chúng ta thấy Lào Cai là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và nguồn thu ngân sách lớn trong khu vực và trong nước, ngay cả khi kinh tế toàn cầu gặp khủng hoảng, trong khi xuất phát điểm của nền kinh tế thấp. Nhìn chung, từ năm 1991 - 2011 kinh tế Lào Cai tăng trưởng nhanh, liên tục cả về quy mô và tốc độ, năng lực nội sinh của nền kinh tế được nâng lên. Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã thúc đẩy chuyển biến về mọi mặt của xã hội Lào Cai, góp phần nâng cao vị thế của Lào Cai.

3.1.1.2. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Quá trình đổi mới nền kinh tế và những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đã tạo ra những tiền đề, điều kiện hết sức quan trọng và cần thiết để Lào Cai cùng cả nước bước vào thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (1996) và Cương lĩnh của Đảng đã đề ra mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản đến năm 2020 sẽ đưa nước ta căn bản trở thành

nước công nghiệp “có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý...”. Trên cơ sở đó Lào Cai bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa với những điều kiện và cơ hội phát triển rất căn bản, thuận lợi. Đặc biệt là xu thế mở cửa hội nhập với các nước trên thế giới và các nước trong khu vực ngày càng được đẩy mạnh. Trong đó quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc và các nước ASEAN tiếp tục được củng cố và phát triển. Đây chính là cơ hội để Lào Cai phát huy thế mạnh của một tỉnh có cặp cửa khẩu quốc tế, với việc phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh. Sự phát triển của những ngành kinh tế này đã dẫn đến sự thay đổi tích cực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Lào Cai.

Trong giai đoạn từ 1991 - 2011, Lào Cai đã tiến hành đồng thời các biện pháp thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: Huy động tối đa các nguồn vốn trong toàn xã hội, các nguồn thu trên địa bàn vào ngân sách tỉnh;xây dựng chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư trong nhân dân, trong nước và ngoài nước; khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay để phát triển sản xuất; từng bước tiếp cận với công nghệ mới, tập trung vào nghiên cứu giống cây trồng, giống vật nuôi; phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế; phát triển các ngành kinh tế tạo ra nhiều việc làm mới; phát triển nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo những cán bộ có năng lực còn trẻ, cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ thuộc các dân tộc ít người dưới nhiều hình thức tập trung và tại chức, dài hạn, ngắn hạn. Tiến hành hoạt động nghiên cứu thăm dò, dự báo thị trường trong nước, trong tỉnh và nước ngoài, tạo ra những sản phẩm xuất khẩu, nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã. Thực hiện khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên địa bàn.

Với những nỗ lực đó cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, thì cơ cấu kinh tế Lào Cai được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường và từng bước khai thác được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt là vị thế của cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu. Nếu như năm 1991 cơ cấu kinh tế của tỉnh là nông lâm nghiệp chiếm 61,8%, công nghiệp -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động giao thương việt nam trung quốc qua cửa khẩu quốc tế lào cai (1991 2011) (Trang 65)