2.3.1.1. Giai đoạn 1991 - 2000
Đầu thập niên 90 thế kỷ XX, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã bình thường hóa tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương vùng biên giữa hai nước. Từ khi bình thường hóa quan hệ cho đến nay, chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đã ký kết hơn 30 hiệp định về kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế, để tạo cơ sở cho thương mại hai nước phục hồi và phát triển trên tầm cao mới. Vân Nam là tỉnh đầu tiên của Trung Quốc tham gia vào Hợp tác phát triển vùng Mê Kông mở rộng (GMS). Lào Cai và Vân Nam đã ký kết nhiều văn bản hợp tác kinh tế. Dự án liên kết Lào Cai - Châu Hồng Hà - Vân Nam - Trung Quốc đang được khởi động. Vân Nam và Lào Cai là thị trường tiêu thụ trực tiếp nhưng quan trọng hơn lại có vị trí là thị trường trung chuyển trong quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Hàng hóa các tỉnh của Việt Nam qua Vân Nam có thể thâm nhập vào cả vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc, ngược lại hàng hóa của Vân Nam cũng thâm nhập vào các tỉnh Việt Nam và xuất khẩu đi các nước. Với vị trí thuận lợi như vậy, hoạt động giao thương qua cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu từ đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đến nay phát triển ngày càng mạnh mẽ.
Từ ngày tái lập (ngày 1/10/1991) tỉnh Lào Cai luôn phải đối mặt với muôn vàn khó khăn do lịch sử để lại, trong khi đó cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu chưa được khai thông. Do đó hoạt động giao thương qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai chưa được đẩy mạnh, trị giá xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Lào Cai mới chỉ đạt 1,4 triệu USD [50, tr.17].
Trước những khó khăn và thử thách, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Lào Cai nêu quyết tâm xây dựng quê hương Lào Cai ngày càng giàu mạnh, vững vàng nơi biên cương của Tổ quốc. Đứng trước tình hình mới, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ X (1992) đã xác định: “Tiếp tục sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với tiềm năng tài nguyên và vị trí của một tỉnh có cửa khẩu quốc tế” Hội nghị Đại biểu giữa nhiệm kỳ của Đại hôi (năm 1994) đã đề ra chương trình khai thác và quản lý cửa khẩu[20, tr.74].
Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước, tỉnh Lào Cai chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường hợp tác quốc tế. Là địa phương có thế mạnh về kinh tế đối ngoại, tỉnh Lào Cai đã chủ trương khai thác thế mạnh mậu dịch biên giới và mậu dịch địa phương giữa hai tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc). Tỉnh Lào Cai đã chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các ngành tương ứng phía Trung Quốc để tạo môi trường thuận lợi cho phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ trên tuyến biên giới. Xác định các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu tại Lào Cai tập trung chủ yếu tại các cửa khẩu biên giới là: Xuất nhập khẩu mậu dịch Trung ương (do Bộ Thương mại - du lịch quản lý cấp giấy phép, nay là Bộ Công thương); Xuất nhập khẩu mậu dịch địa phương (tiểu ngạch do Ủy ban nhân tỉnh quản lý và chỉ đạo); hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa giữa các tổ chức doanh nghiệp nhà nước và tư thương, cư dân biên giới giữa hai bên; hoạt động xuất nhập cảnh, tham quan du lịch, hàng hội chợ triển lãm, quảng cáo; hàng vận chuyển quá cảnh một chiều từ Việt Nam đi Trung Quốc [20, tr.82].
Với những chủ trương, chính sách thúc đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất hàng xuất khẩu, tăng cường hợp tác quốc tế, cùng với đó là ngày 18
tháng 5 năm 1993, tỉnh Lào Cai long trọng tổ chức buổi Lễ mở lại cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu và thông đường sắt liên vận quốc tế. Tiếp đó với Hiệp định quá cảnh hàng hóa và Nghị định thư Hội nghị đường sắt biên giới giữa Bộ giao thông vận tải Việt Nam với Bộ đường sắt Trung Quốc, ngày 25/ tháng 3 năm 1996 tuyến đường sắt liên vận quốc tế Lào Cai Việt Nam - Vân Nam Trung Quốc chính thức hoạt động trở lại sau 20 năm bị gián đoạn. Những sự kiện đó đã đánh dấu bước phát triển mới đồng thời đẩy mạnh quan hệ giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Từ năm 1992 đến năm 1995, phát huy lợi thế của cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu, thương nhân các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh Lào Cai đã mở rộng quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa với tỉnh Vân Nam và các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc. Tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai ngày càng tăng với tốc độ cao, năm 1992 đạt 9,4 triệu USD, năm 1995 đạt 29,3 triệu USD tăng gấp 3 lần năm 1992 [53, tr.146].
Trong những năm 1995 - 2000, tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đạt 371.59 triệu USD, tăng trưởng bình quân hàng năm 57,1%. Qua đó có thể nhận thấy rằng kim ngạch trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai tăng nhanh, tuy nhiên mức tăng chưa ổn định qua các năm. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1998 giảm so với năm 1997 là 7,6%, năm 1999 kim ngạch XNK có tăng so với năm 1998 nhưng mức tăng trưởng so với năm 1997 vẫn giảm 4.8%. Tuy nhiên, đến năm 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã tăng nhanh, đạt 132,02triệu USD, so với năm 1999 tăng 136%. Đây là lần đầu tiên, kim ngạch XNK hàng hoá qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đạt mức 3 con số. Cùng với đó là công tác thu nộp ngân sách nhà nước đạt kết quả cao năm 1999 là 72,4 tỷ đồng, năm 2000 đạt 102,031 tỷ đồng (trong đó thuế XNK 43.607 tỷ đồng, thuế VAT hàng nhập khẩu 58.424 tỷ đồng). Trong tổng kim ngạch XNK qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, kim ngạch XNK các doanh nghiệp của tỉnh đạt 2,1 triệu USD (1992), 6,1 triệu USD (1995), và 15 triệu USD năm 2000, tăng 7 lần so với năm 1992 [53, tr.146].
Bảng 2.1: Kim ngạch XNK Việt Nam - Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (1995-2000)
Đơn vị: Triệu USD
Năm Tổng kim ngạch
XNK Kim ngạch XK Kim ngạch NK Cán cân thương mại 1995 29,3 6,35 22,95 -16.6 1996 41,11 13,07 28,04 -14.97 1997 58,83 8,83 50,00 -41.17 1998 54,33 9,68 44,66 -34.98 1999 56,00 11,00 45,00 -34 2000 132,02 34,04 97,08 -63.04 Nguồn: Xử lý số liệu từ [39]. Về hoạt động xuất khẩu, trong thời kỳ đầu hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai còn hạn chế, giá trị hàng xuất khẩu chưa cao chủ yếu là nguyên liệu thô chưa qua chế biến, tính cạnh tranh thấp và phụ thuộc nhiều vào chính sách biên mậu của Trung Quốc. Phải đến giai đoạn 1995 - 2000 kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai mới trở nên nhộn nhịp và sôi động. Đó là do hệ thống cơ chế chính sách về quản lý XNK của nhà nước hai bên đã tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng và thuận tiện thu hút các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia kinh doanh và xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Trong những năm 1995 - 2000 tổng kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đạt 82.97 triệu USD tốc độ tăng trưởng bình quân là 38,8%/năm. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của giá trị xuất khẩu năm 1996 tăng 105,9% so với năm trước 1995, đây là năm giá trị xuất khẩu tăng đột biến. Đồng thời cũng là năm đầu tiên mà tỉnh Lào Cai ra Quyết định về việc ban hành quy định tạm thời về khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh Lào Cai, theo đó tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư trong các lĩnh vực kinh doanh sản xuất, xuất nhập khẩu, du lịch và dịch vụ. Bên cạnh đó giao thông giữa hai nước được cải thiện từ sau khi bình thường hoá quan hệ đã tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hoá hai bên. Tuy nhiên từ sau 1996 kim ngạch xuất khẩu giảm nhanh chóng năm 1997 giảm xuống mức
32,4% so với năm 1996. Các năm 1998 tăng 9,6% so với năm 1997, năm 1999 tăng 13,6% so với năm 1998 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu không đạt so với năm 1996. Giai đoạn 1997 - 1999, là giai đoạn cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nổ ra và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, dẫn đến giao thương các nuớc trong khu vực giảm. Tuy nhiên, đến năm 2000, kim ngạch xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã tăng nhanh, đạt hơn 34,04 triệu USD tăng 209,5% so với năm 1999.
Đạt được kết quả đó là sự chuyển biến tích cực thông qua hàng loạt các cơ chế chính sách từ trung ương đến địa phương. Chính phủ và Bộ Thương mại đã ban hành một số văn bản chỉ đạo hoạt động buôn bán với Trung Quốc, trong đó có những văn bản điều chỉnh riêng các hoạt động trao đổi hàng hóa qua biên giới như: Qui chế tạm thời về ‘Tổ chức và quản lý chợ biên giới Việt - Trung” cho phép các tỉnh có chung biên giới với Trung Quốc (trong đó có Lào Cai) được thực hiện một số chính sách ưu đãi tại khu kinh tế cửa khẩu, Qui chế “Quản lý tiền của các nước có chung biên giới”, xóa bỏ thuế XNK tiểu ngạch (thường cao hơn nhiều so với thuế chính ngạch)... nhằm tạo ra hành lang pháp lý và hình thành hệ thống chính sách cho hoạt động thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Đó là những chính sách tích cực đẩy mạnh hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa của các tỉnh biên giới đặc biệt là tại khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai. Bên cạnh đó Lào Cai đã thực hiện thí điểm một số chính sách ưu đãi đối với khu vực cửa khẩu biên giới theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 100/TTg ngày 26/5/1998. Trong 3 năm thực hiện Quyết định này, Lào Cai đã có sự chuyển biến sâu sắc, tăng sức hấp dẫn của một khu vực cửa khẩu quốc tế. Bên cạnh đó, phía Trung Quốc có nhiều chiến lược cụ thể đối với thương mại Việt - Trung và cho áp dụng chính sách biên mậu. Chính phủ Trung Quốc đã dành cho các địa phương (trong đó có tỉnh Vân Nam) những ưu đãi đặc biệt như giảm 50% thuế nhập khẩu và thuế VAT, giao quyền cho địa phương trong hoạt động biên mậu với mục đích thu hút nguồn nguyên liệu từ các nước trong khu vực và tiêu thụ được hàng hóa.
Trong cơ cấu hàng hóa trao đổi giữa hai bên qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Vân Nam quặng các loại (sắt, đồng, Apatit...), hoa quả tươi, thảo quả khô, hạt điều khô, Hải sản khô, cây quế giống, v.v..., một số hàng tiêu dùng như: giày dép, đồ nhựa, mỹ phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, bánh kẹo các loại... Trong đó, các mặt hàng khoáng sản và hàng tiêu dùng thường chiếm trên
60% [17, tr.207]. Khác với các thị trường khác, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Vân Nam thay đổi theo năm, chỉ có một vài mặt hàng là trùng trong các năm. Đây chính là nét đặc trưng của buôn bán tiểu ngạch, có mặt hàng nào xuất mặt hàng ấy, có bao nhiêu xuất bấy nhiêu. Chỉ có xuất khẩu chính ngạch, xuất theo hợp đồng, nguồn cung lớn, ổn định thì mới có các mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong một thời gian dài từ 3, 5, 7 đến 10 năm.
Thời kỳ đầu, các mặt hàng xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai chủ yếu là các mặt hàng nguyên, nhiên liệu và nông sản dưới dạng thô chưa qua chế biến, tính cạnh tranh thấp, phụ thuộc nhiều vào chính sách biên mậu của Trung Quốc. Sang những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang Trung Quốc dần dần được định hình rõ hơn, chủ yếu là các sản phẩm: Quặng các loại, bột Hoàng Liên, cà phê nhân, cao su, rau quả, bàn ghế nhựa, giày dép.v.v…Tất cả đều là những mặt hàng Việt Nam đang cần có thị trường tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển.
Nhìn chung, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Vân Nam trong thời kỳ này gồm có 4 nhóm chính: Hàng nguyên liệu (quặng sắt, quặng đồng, Apatit, Crôm...); nhóm hàng nông sản (gỗ, cao su, nguyên liệu, rau quả...); nhóm hàng thủy sản tươi sống, đông lạnh (tôm, cua, cá...); nhóm hàng tiêu dùng (hóa mỹ phẩm, giày dép, bàn ghế nhựa, đồ thủ công mỹ nghệ...)
Bảng 2.2: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua CKLC (1995 - 2000) Mặt hàng Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 Qặng các loại Tấn 27.671 46.123 97..206 160.000 107.200 110.000 Thảo quả Tấn 25 75 - 200 600 750 Bột Hoàng Liên Tấn 175 341 18 160 - 200 Cà phê nhân Tấn 83 2.383 - - 320 500 Cao su Tấn - - 220 - 1.375 2.000 Giấy vàng kim Tấn - - 175 332 215 350 Rau quả Tấn - 4.530 - - 25.000 27.000 Bàn ghế nhựa Chiếc 1.200 4.600 500 - 180.000 220.000 Dép nhựa Đôi - 106.000 - 288.000 627.000 1.000.000 Nguồn: [42]
Từ các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai 1995 - 2000, ta có thể thấy giá trị của nhóm hàng nông sản và hàng tiêu dùng tăng đều đặn qua từng năm. Trong đó nhóm hàng nguyên liệu lại có xu hướng giảm dần. Giá trị hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là quặng các loại, hàng nông sản và hàng tiêu dùng.
Về hoạt động nhập khẩu, từ khi mở cửa biên giới trở lại cho phép thông thương, kim ngạch nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai tăng nhanh. Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là hàng chế biến với trình độ công nghệ và chất lượng trung bình hoặc thấp, thậm chí có nhiều mặt hàng là sản phẩm do công nghiệp địa phương Trung Quốc sản xuất. Với ưu thế là giá rẻ nhiều mặt hàng từ tỉnh Vân Nam và các tỉnh Tây Nam Trung Quốc dễ dàng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
Trong những năm 1995 - 2000 tốc độ tăng trưởng nhập khẩu bình quân qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai cũng khá cao, đạt 58.7%. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân cho phát triển nông nghiệp và công nghiệp, một lượng hàng hóa lớn đã nhập từ Trung Quốc. Tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của cả thời kỳ là 287.73 triệu USD. Tốc độ tăng của kim ngạch nhập khẩu khá nhanh, nhưng cũng không ổn định. Năm 1997, tốc độ tăng của nhập khẩu là 78.3%, năm 1998 là giảm 10.7% và trong năm 2000 tốc độ tăng của nhập khẩu đột biến, tăng 115.7%.
Hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Vân Nam qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai thời gian đầu đa số là các mặt hàng tiêu dùng như là mặt hàng thuốc bắc, phích nước, bông, vải sợi, hàng dệt kim và quần áo may sẵn, pin các loại, bia, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, xà phòng, đồ dùng gia đình...
Sau đó đến giai đoạn những năm 1995 - 2000, những nhóm hàng có khối lượng nhập lớn trong thời kỳ này gồm: hóa chất các loại, thạch cao, giống cây trồng, phân bón, nguyên phụ liệu thuốc lá, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị, phụ tùng (nhóm hàng hóa này chiếm 70% tỷ trọng hàng nhập khẩu); hàng nông sản như hoa, rau, củ, quả tươi (chiếm 20%); hàng tiêu dùng (chiếm 10%).
Bảng 2.3: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai (1995 - 2001) Mặt hàng Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hóa chất các loại Tấn 28.722 37.887 55.537 49.173 58.991 109.200 138.250 Thạch cao Tấn 22.967 21.426 26.614 85.753 79.570 70.000 70.900 Củ, hạt giống Tấn 489 773 1.162 - 7.839 10.000 15.000 Phân bón Tấn - - - - 31.792 121.000 32.000 Nguyên liệu thuốc lá Tấn 4.042 2.369 2.987 5.870 11.242 13.000 14.950 Nguồn: [42].
Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai từ Trung Quốc vào Việt Nam rất phong phú đa dạng, luôn gấp đôi số nhóm mặt hàng Việt Nam