Giới thiệu về tổ chức và hoạt động kinh doanh tại Vietbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 33)

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THƯƠNG TÍN

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank) được thành lập theo giấy phép số 2399/QĐ-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 15/12/2006 bởi các cổ đông có tiềm lực mạnh về tài chính, có kinh nghiệm trong công tác quản trị và điều hành trong lĩnh vực tài chính và phi tài chính như Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Công ty Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm.

2.1.1.1. Các giai đon hình thành và phát trin

Năm 2007: Ngày 02/02/2007 Vietbank khai trương Sở Giao dịch Sóc Trăng và đi vào hoạt động với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng.

Phạm vi hoạt động của Vietbank khi mới thành lập là khá nhỏ hẹp, chỉ bao gồm các hoạt động liên quan đến huy động và cho vay, chủ yếu là ở khu vực Sóc Trăng.

Năm 2008: vốn điều lệ của Vietbank tăng lên mức 1.000 tỷ đồng từ ngày 19/12/2008. Tính đến ngày 31/12/2008, Vietbank có 193 nhân viên.

Năm 2009: Vietbank được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp “Giấy xác nhận đủ điều kiện hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối” số 996/NHNN-CNH vào ngày 16/02/2009, cho phép thực hiện các giao dịch liên quan ngoại hối.

Tính đến cuối năm 2009, Vietbank đã mở rộng thêm 32 chi nhánh, phòng giao dịch ở các tỉnh thành trên cả nước. Tại thời điểm 31/12/2009, Vietbank có 675 nhân viên.

Năm 2010: vốn điều lệ của Vietbank tăng từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng.

Ngày 06/06/2010, Vietbank trở thành thành viên của SWIFT (Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng toàn thế giới), nghiệp vụ TTQT được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn.

Cũng trong năm này, Vietbank xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và được công nhận đạt chuẩn.

Tính đến 31/12/2010, hệ thống Vietbank có 1 hội sở, 9 chi nhánh, 74 phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trên cả nước và 1.396 nhân viên.

Từ năm 2011 đến nay: Vietbank đẩy mạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của các đối tượng khách hàng.

Hiện nay hệ thống Vietbank có tất cả 95 chi nhánh, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trên cả nước.

2.1.1.2. Cơ cu t chc

Nguyên tắc tổ chức của Vietbank:

Thống nhất về tổ chức: Vietbank có nhiều các đơn vị trực thuộc, do đó việc tổ chức bộ máy các cấp, quản lý và điều hành hoạt động, việc thi hành các chính sách, chế độ phải được tổ chức thực hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống Vietbank. Tập trung về quản lý: Vietbank là tổ chức kinh tế hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, do đó Hội sở chính là nơi quản lý tập trung các hoạt động của toàn hệ thống Vietbank.

Bộ máy tổ chức của VIETBANK được xây dựng một cách khoa học và chuyên nghiệp, với đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ tài chính ngân hàng của thị trường.

Cơ cấu tổ chức của Vietbank bao gồm:

Đại Hi đồng cổđông (ĐHĐCĐ): là cơ quan quyết định cao nhất gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ ngân hàng quy định. ĐHĐCĐ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

Hi đồng qun tr (HĐQT): do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ). HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển ngân hàng, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý ngân hàng, đưa ra các chính sách, biện pháp nhằm đạt được mục tiêu do ĐHĐCĐ đề ra.

Ban kim soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm.

Các Hi đồng: do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐQT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh, đảm bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.

Tng giám đốc: do HĐQT bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về các hoạt động hàng ngày của ngân hàng.

Các phòng, ban: thực hiện theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.

Các SGD, chi nhánh, phòng giao dch: kinh doanh độc lập nhưng cũng chịu sự chi phối của Ban điều hành ngân hàng.

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Vietbank

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

VĂN PHÒNG HĐQT KIỂM TOÁN NỘI BỘ

CÁC HỘI ĐỒNG:

Hội đồng quản lý Tài sản - Nợ Hội đồng Xử lý rủi ro

Hội đồng lương thưởng - Nhân sự Hội đồng tín dụng

Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

Phòng Khách hàng Doanh Nghiệp Phòng Nguồn Vốn Phòng Khách hàng Cá Nhân Phòng TTQT Phòng Thẩm Định Tài Sản Phòng Kế toán Phòng Phân tích & Quản lý Tín Dụng Phòng Marketing & Phát triển Hệ thống Phòng Công Nghệ Thông Tin

Phòng Nhân Sự Phòng Hành Chính

Ban Pháp Chế

Sở Giao Dịch/ Chi Nhánh/ Phòng Giao Dịch

Ngun: Sơđồ t chc hot động ca Vietbank [7]

Không ngừng nâng cao chất lượng về mọi mặt để trở thành một trong những thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam.

Sứ mệnh:

Xây dựng VIETBANK trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới.

Giá trị cốt lõi:

Nguồn nhân lực chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và nhiệt tình. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại.

Mô hình tổ chức và quản lý khoa học.

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam

Thương Tín từ năm 2010 đến năm 2012

Mặc dù ra đời sau các đàn anh trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam, song VIETBANK vẫn không ngừng tìm tòi và sáng tạo, phát hiện các nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Với mục tiêu đặt ra là trở thành một ngân hàng bán lẻ năng động, hiện đại, có chất lượng phục vụ hàng đầu tại Việt Nam, Vietbank cố gắng tìm hiểu thị trường, học hỏi và tiếp thu ứng dụng dịch vụ, tiện ích mới với công nghệ hiện đại, không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. Tuy có dịch vụ mới thành công , có dịch vụ mới gặp nhiều khó khăn, có dịch vụ mới đang trong quá trình thử nghiệm, song tất cả điều đó đã phản ánh được sự nỗ lực của toàn hệ thống VIEBANK trong giai đoạn tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường.

Nhìn chung kết quả kinh doanh của Vietbank năm sau khả quan hơn năm trước, tuy nhiên năm 2012 có thể coi là một năm khó khăn đối với Vietbank do ảnh hưởng từ khó khăn chung của nền kinh tế. Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính Vietbank đã đạt được giai đoạn 2010-2012:

Bảng 2.1: Tổng tài sản của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng tài sản 16.900 18.255 16.845

Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) - 8,02 -7,72

Ngun: Báo cáo tài chính ca Vietbank năm 2010 – 2012 [4]

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012

16900 18255 16845 0 5,000 10,000 15,000 20,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngun: Báo cáo tài chính ca Vietbank năm 2010 – 2012 [4]

Năm 2011, tổng tài sản của Vietbank đạt 18.255 tỷ đồng, cao nhất trong các năm và tăng 8,02% so với năm 2010. Tuy nhiên đến năm 2012 tổng tài sản lại giảm 7,72%, chỉ đạt 16.845 tỷ đồng và gần bằng với mức tổng tài sản của năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu khiến cho tổng tài sản giảm là do sự sụt giảm doanh thu về dịch vụ, tín dụng, đầu tư... Năm 2012 NHNN đã ban hành quy định về mức tăng trưởng tín dụng cho các nhóm NHTM. Điều này đã làm cho các NHTM không còn “mải mê” với việc cố gắng tăng trưởng tín dụng càng cao càng tốt như trước đây. Vietbank cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách này, do đó hoạt động tín dụng cũng bị suy giảm. Bên cạnh đó tiền gửi của Vietbank tại các tổ chức tín dụng khác cũng giảm so với năm 2011, điều này cũng ảnh hưởng đến tổng tài sản của ngân hàng.

Có thể nói rằng năm 2012 là một năm hoạt động kinh doanh khó khăn không chỉ đối với Vietbank mà đối với tất cả các NHTM trong nước.

Tình hình huy động vn:

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Tổng nguồn vốn huy động (tỷ đồng) 13.647 14.500 14.890

Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) - 6,25 2,69

Ngun: Báo cáo tài chính ca Vietbank năm 2010 – 2012 [4]

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012

13647 14500 14890 0 5,000 10,000 15,000 20,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngun: Báo cáo tài chính ca Vietbank năm 2010 – 2012 [4]

Mặc dù thời gian qua nền kinh tế có nhiều biến động nhưng nguồn vốn huy động của Vietbank vẫn có xu hướng tăng, tuy nhiên mức tăng lại không nhiều qua các năm 2011, 2012. Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2012 là 14.890 tỷ đồng, tăng 2,69% so với năm 2011 và cao hơn so với năm 2010.

Trong nguồn vốn huy động của Vietbank thì tiền gửi của khách hàng luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Tiền gửi huy động từ khách hàng tính đến ngày 31/12/2012 đạt 7.982 tỷ đồng , tăng 52% so với năm 2011. So với tổng nguồn vốn huy động có

mức tăng chậm thì tiền gửi từ khách hàng lại có mức tăng cao hơn. Qua đó cho thấy khách hàng đã dành sự quan tâm nhiều hơn đến các dịch vụ, sản phẩm huy động vốn của Vietbank.

Bảng 2.3 Cơ cấu tiền gửi từ khách hàng giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Tổng tiền gửi của khách hàng 5.566 5.258 7.982

Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) - -5,53 51,81

Phân theo loi hình khách hàng

Tiền gửi của tổ chức kinh tế 2.522 661 238

Tiền gửi của cá nhân 3.042 4.588 7.721

Tiền gửi của các đối tượng khác 2 9 23

Phân theo loi tin gi

Tiền gửi không kỳ hạn 208 1.046 183

Tiền gửi có kỳ hạn 2.356 304 112

Tiền gửi tiết kiệm 3.002 3.908 7.687

Ngun: Báo cáo tài chính ca Vietbank năm 2010 – 2012 [4]

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy, tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tiền gửi của khách hàng. Tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn này khá đều đặn qua các năm và được duy trì khá ổn định. Đặc biệt là năm 2012, tiền gửi của cá nhân đạt 7.721 tỷ đồng, chiếm 96,7% tổng tiền gửi của khách hàng. Điều này cho thấy năm vừa qua, Vietbank đã có những chính sách phù hợp, thu hút được nhiều lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư mặc dù lãi suất tiết kiệm không cao. Các sản phẩm tiết kiệm dành cho khách hàng cá nhân như: tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm lãnh lãi trước, tiết kiệm linh hoạt vốn … được các khách hàng ủng hộ và sử dụng thường xuyên. Đồng thời, Vietbank cũng có những chương trình khuyến mãi, cào trúng thưởng để thu hút khách hàng và cạnh tranh với các ngân hàng khác. Vietbank cần tiếp tục phát triển

đa dạng các sản phẩm tiết kiệm tuỳ theo nhu cầu của khách hàng với nhiều kỳ hạn linh hoạt cùng các chương trình ưu đãi, mang tính cạnh tranh cao để giữ khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng mới.

Về cơ cấu tiền gửi: tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với các loại tiền gửi khác, điều này dễ hiểu vì trong đối tượng khách hàng có giao dịch tiền gửi tại ngân hàng thì khách hàng các nhân chiếm đa số. Tiền gửi tiết kiệm sẽ có nhiều mức lãi suất khác nhau cho khách hàng chọn lựa và do đó mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng hơn.

Dư n cho vay:

Bảng 2.4: Tình hình dư nợ cho vay của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Dư nợ cho vay 7.248 8.272 8.728

Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) - 14,13 5,51

Ngun: Báo cáo tài chính ca Vietbank năm 2010 – 2012 [4]

Biểu đồ 2.3: Tình hình dư nợ cho vay của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012

7248 8272 8728 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ cho vay tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng không đều. Năm 2012 dư nợ đạt 8.728 tỷ đồng, chỉ tăng 5.51% so với năm 2011. Năm 2012, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát khiến cho tăng trưởng kinh tế tăng thấp hơn so với mục tiêu đặt ra, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn phải phá sản. Nguồn vốn huy động nhiều, lãi suất cho vay thấp nhưng ngân hàng không cho vay được. Nguyên nhân là do doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên không đáp ứng được yêu cầu vay vốn hoặc là doanh nghiệp không muốn vay khi mà đầu ra của sản xuất gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là tình hình chung của nhiều NHTM khác. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu cho vay theo kỳ hạn vay là cho vay ngắn hạn vì trong tình hình kinh tế khó khăn, Vietbank phân tán rủi ro bằng cách giảm cho vay trung dài hạn và tăng cho vay ngắn hạn để đảm bảo nguồn vốn cho ngân hàng. Năm 2012, cho vay ngắn hạn chiếm 74.70% trong tổng dư nợ cho vay, đạt tỷ lệ cao nhất trong các năm.

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay của Vietbank giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 7.248 8.272 8.728 Phân theo k hn Cho vay ngắn hạn 3.964 4.631 6.517

Cho vay trung hạn 2.457 2.081 1.515

Cho vay dài hạn 827 1.560 696

Phân theo loi tin

Cho vay bằng VND 6.822 8.025 8.588

Cho vay bằng USD 426 247 140

Về cho vay theo loại tiền, Vietbank chủ yếu cho vay VND. Năm 2012, cho vay VND chiếm đa số so với tổng dư nợ cho vay với tỷ lệ là 98,40% do ngân hàng có những chính sách tín dụng hạn chế cho vay ngoại tệ.

Về sản phẩm cho vay: VIETBANK cung cấp nhiều sản phẩm cho vay phù hợp với nhu cầu thực tế của từng đối tượng khách hàng cùng với các chương trình cho vay ưu đãi dành cho các đối tượng ưu tiên như: cho vay ưu đãi thầy thuốc tận tâm, cho vay ưu đãi bác sĩ … đã nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Li nhun:

Lợi nhuận sau thuế năm 2012 của Vietbank chỉ đạt 22 tỷ đồng, không đạt kế hoạch đặt ra và thấp hơn rất nhiều so với năm 2011, chỉ tiêu này của năm 2011 là 364 tỷ đồng. Nguyên nhân là do thu nhập từ hoạt động dịch vụ và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ giảm, trong khi đó chi phí hoạt động năm 2012 lại tăng cao do chi phí lương tăng và do Vietbank đầu tư cơ sở hạ tầng mới cho Hội sở và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)