Vietbank đi vào hoạt động từ năm 2007 và hoạt động TTQT bắt đầu được triển khai từ năm 2009. Tuy nhiên, giai đoạn này các nghiệp vụ TTQT tại Vietbank chủ yếu được thực hiện thông qua ngân hàng trung gian trong nước là ACB và Vietcombank do Vietbank chưa tham gia SWIFT và chưa có tài khoản NOSTRO tại ngân hàng nước ngoài. Doanh thu từ hoạt động TTQT lúc này rất thấp do Vietbank phải chia sẻ lợi nhuận từ TTQT với các ngân hàng trung gian. Ngày 06/06/2010, Vietbank trở thành thành viên của SWIFT và tháng 08/2010 tài khoản NOSTRO
đầu tiên được mở tại ngân hàng BHF của Đức. Đây là bước ngoặt quan trọng trong sự hình thành và phát triển nghiệp vụ TTQT của Vietbank.
2.2.2. Mô hình hoạt động thanh toán quốc tế của Vietbank
Phòng TTQT Hội sở được chia làm 3 bộ phận chính là: bộ phận quan hệ đại lý, bộ phận TTQT và bộ phận SWIFT.
Hình 2.2: Mô hình tổ chức Phòng TTQT của Vietbank
Nguồn: Quy định chức năng, nhiệm vụ của Phòng TTQT [8].
2.2.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng Thanh toán quốc tế Chức năng:
Tổ chức, quản lý, thực hiện nghiệp vụ TTQT trong toàn hệ thống Vietbank an toàn và hiệu quả.
Hướng dẫn, kiểm tra sự tuân thủ các văn bản, quy định liên quan nghiệp vụ, các thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực TTQT trên toàn hệ thống.
Quản lý và vận hành hệ thống SWIFT về mặt nghiệp vụ. Thực hiện các hoạt động đối ngoại khác của Vietbank.
Nhiệm vụ:
Thực hiện các công việc về nghiệp vụ TTQT, quan hệ đại lý, kế toán TTQT. Ban hành, hướng dẫn các quy trình, quy định về nghiệp vụ trong toàn hệ thống. Tổ chức đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ cho các kênh phân phối trong hệ thống. Thực hiện các báo cáo định kỳ và đột xuất liên quan đến hoạt động TTQT.
2.2.2.2. Nguyên tắc tổ chức hoạt động thanh toán quốc tế Nguyên tắc quản lý tập trung:
Ngay từ lúc mới bắt đầu triển khai TTQT, Vietbank đã thực hiện TTQT theo mô hình tập trung, tất cả các nghiệp vụ TTQT đều được xử lý tập trung tại Phòng TTQT Hội Sở, các kênh phân phối chỉ nhận hồ sơ và chuyển về Hội Sở. Ngoài ra, Phòng TTQT Hội Sở còn là nơi cung cấp các tài liệu, ban hành quy trình, quy định và hướng dẫn nghiệp vụ cho kênh phân phối. Đây có thể xem là mô hình hoạt động TTQT phổ biến mà nhiều NHTM ở Việt Nam đang áp dụng.
Nguyên tắc về thời gian xử lý hồ sơ:
Nghiệp vụ nhập khẩu: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ được gửi cho Phòng TTQT trước 15g30 được thực hiện ngay trong ngày làm việc. Hồ sơ gửi cho Phòng TTQT sau 15g30 sẽ được thực hiện vào buổi làm việc ngày hôm sau.
Nghiệp vụ xuất khẩu: Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ được gửi cho Phòng TTQT trước 15g00 được thực hiện ngay trong ngày làm việc. Hồ sơ gửi cho Phòng TTQT sau 15g00 sẽ được thực hiện vào buổi làm việc ngày hôm sau.
Chế độ báo cáo:
Phòng TTQT phải thực hiện các báo cáo về doanh số, phí TTQT định kỳ cuối mỗi tháng và cuối mỗi quý. Ngoài ra còn có các báo cáo về tình hình TTQT theo yêu cầu của NHNN.
2.2.3. Các sản phẩm TTQT của Vietbank
được càng nhiều nhu cầu của khách hàng, mang lại nhiều lợi ích kinh doanh cho ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ TTQT của Vietbank đa số là các sản phẩm TTQT truyền thống với các phương thức TTQT được khách hàng sử dụng chủ yếu hiện nay.
2.2.3.1. Sản phẩm TTQT dành cho nhập khẩu
Thanh toán chuyển tiền bằng điện:
Dịch vụ được sử dụng khi khách hàng có nhu cầu chuyển tiền bằng điện trả trước hay trả sau để thanh toán tiền hàng hay dịch vụ cho đối tác nước ngoài và khách hàng muốn đơn giản chứng từ thanh toán, rút ngắn thời gian xử lý giao dịch để người thụ hưởng có thể nhận được tiền trong thời gian sớm nhất.
Tiện ích khi sử dụng sản phẩm này là khách hàng được tư vấn, hướng dẫn nghiệp vụ miễn phí, hồ sơ được thực hiện nhanh chóng với mức phí cạnh tranh và thông tin của khách hàng được bảo mật an toàn.
Nhờ thu nhập khẩu:
Khách hàng sử dụng dịch vụ nhờ thu nhập khẩu khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài và nhà xuất khẩu muốn thanh toán bằng phương thức nhờ thu khi hai bên đã tin tưởng lẫn nhau.
Tiện ích sản phẩm: được Vietbank hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu và đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán, thời gian xử lý nghiệp vụ nhanh chóng và an toàn, bảo mật thông tin.
Thanh toán tín dụng thư (L/C) nhập khẩu:
Dịch vụ này được sử dụng khi khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu theo phương thức L/C.
Tiện ích sản phẩm:
Vietbank thực hiện ký quỹ linh động tùy thuộc vào quy mô sử dụng sản phẩm dịch vụ và mối quan hệ của khách hàng với ngân hàng.
Khách hàng nhận bản nháp L/C trong thời gian ngắn.
Được Vietbank hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ nhập khẩu và đảm bảo cung cấp đủ ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán.
An toàn và bảo mật thông tin.
2.2.3.2. Sản phẩm TTQT dành cho xuất khẩu
Chuyển tiền đến:
Khách hàng cung cấp thông tin về số tài khoản, tên ngân hàng, mã Swift của ngân hàng, địa chỉ... để có thể nhận tiền thanh toán từ nước ngoài.
Tiện ích sản phẩm: được báo có ngay lập tức khi Vietbank nhận được tiền thanh toán từ nước ngoài, được hỗ trợ trong các giao dịch tra soát thông tin liên quan đến các giao dịch chuyển tiền.
Nhờ thu xuất khẩu:
Sau khi xuất khẩu hàng hóa cho nhà nhập khẩu ở nước ngoài, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm nhờ thu xuất khẩu của Vietbank. Vietbank sẽ chuyển bộ chứng từ đến ngân hàng nhà nhập khẩu nhờ thu hộ, đồng thời sẽ thay khách hàng theo dõi, nhắc nhở thanh toán, báo có vào tài khoản của khách hàng khi nhà nhập khẩu thanh toán.
Tiện ích sản phẩm:
Được ngân hàng thông báo và báo có ngay khi nhận được tiền thanh toán.
Được Vietbank hỗ trợ kiểm tra thông tin về ngân hàng của đối tác và tư vấn lập bộ chứng từ xuất khẩu.
Được tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí.
L/C xuất khẩu:
Sau khi ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác nước ngoài, khách hàng có thể sử dụng sản phẩm thông báo L/C của Vietbank bằng cách yêu cầu đối tác mở L/C qua Vietbank. Ngân hàng đảm bảo sẽ thông báo L/C trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, khách hàng có thể xuất trình chứng từ xuất khẩu qua Vietbank để được kiểm tra và gửi đi đòi tiền ngân hàng nước ngoài.
Tiện ích sản phẩm:
Được Vietbank hỗ trợ tài chính thông qua chương trình tài trợ L/C xuất khẩu và chiết khấu bộ chứng từ.
Được tư vấn miễn phí các vướng mắc liên quan đến nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí, tư vấn lập và kiểm tra bộ chứng từ.
Được báo có nhanh chóng khi tiền về và hỗ trợ tra soát thông tin khi cần thiết.
2.2.3.3. Các sản phẩm hỗ trợ hoạt động TTQT
Tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng nhập.
Đây là một hình thức cấp tín dụng của Vietbank cho doanh nghiệp để tài trợ chi phí đối với những lô hàng thanh toán qua Vietbank và đảm bảo bằng chính lô hàng đó thông qua phương thức L/C. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện của Vietbank như: quy mô hoạt động, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, năng lực tài chính, mối quan hệ với Vietbank, mặt hàng tài trợ, thị trường nhập khẩu...
Tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng.
Đây là hình thức cấp tín dụng của Vietbank cho nhà xuất khẩu nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình thu mua hàng hóa, nguyên vật liệu, chi phí lưu động khác phục vụ cho sản xuất, gia công, chế biến kinh doanh hàng để xuất khẩu.
Chiết khấu hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C.
Sản phẩm này là hình thức cấp tín dụng của Vietbank cho nhà xuất khẩu bằng việc mua lại hối phiếu kèm theo bộ chứng từ hàng xuất theo phương thức L/C bằng cách trả tiền trước cho nhà xuất khẩu. Hối phiếu được lập theo mẫu của Vietbank và có ngày ký phát đến ngày xuất trình phải nhỏ hơn 90 ngày (đối với L/C trả ngay), có thời hạn thanh toán còn lại nhỏ hơn 180 ngày từ thời điểm chiết khấu (đối với L/C trả chậm), bộ chứng từ hàng xuất phải phù hợp với điều khoản, điều kiện được quy định trong L/C.
Nhìn chung, các sản phẩm TTQT của Vietbank hiện nay đáp ứng được nhu cầu thanh toán cơ bản của khách hàng. Tuy nhiên, Vietbank cần phải cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ TTQT để phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng và gia tăng lợi ích cho ngân hàng.
2.2.4. Thực tế phát triển hoạt động TTQT tại Vietbank từ năm 2010 đến 2012
Khởi đầu nghiệp vụ TTQT từ năm 2010 với những khó khăn: không kinh nghiệm và ngân hàng đại lý, thương hiệu chưa được biết đến, qua 3 năm hoạt động TTQT có thể nói Vietbank đã đạt được một số thành công và đang từng bước hoàn thiện, phát triển hoạt động TTQT cho phù hợp với tiến trình phát triển kinh doanh của ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Doanh số TTQT.
Bảng 2.6: Doanh số TTQT giai đoạn 2010 – 2012.
Đơn vị tính: nghìn USD
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Doanh số nhập khẩu 11,482 26,974 10,954
Doanh số xuất khẩu 10,599 22,915 2,329
Tổng doanh số 22,081 49,889 13,283
Tốc độ tăng, giảm so với năm
Năm 2011, sau một năm hoạt động TTQT, Vietbank đã thu hút được một lượng khách hàng nhất định sử dụng dịch vụ TTQT thường xuyên và do đó doanh số TTQT tăng đáng kể so với năm 2010. Năm 2011, doanh số TTQT đạt gần 50 triệu USD, tăng gần 126% so với năm 2010. Mức tăng có thể xem là kỷ lục và đáng khích lệ đối với một ngân hàng mới với thời gian hoạt động TTQT chưa lâu. Bên cạnh đó vào thời điểm này Vietbank đã có những chính sách ưu đãi về phí TTQT đã khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT nhiều hơn, cụ thể: giảm phí chuyển tiền đối với các khách hàng có doanh số TTQT cao, giảm phí báo có cho các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài về và bán lại ngoại tệ cho ngân hàng...
Tuy nhiên, năm 2012 hoạt động TTQT đã giảm so với năm 2011 cả về số lượng và giá trị các món TTQT. Doanh số TTQT năm 2012 giảm nhiều so với năm 2011, chỉ đạt được hơn 13 triệu USD. Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công Châu Âu. Kinh tế Việt Nam cũng rơi vào tình trạng khó khăn không kém. Để thực hiện định hướng của Chính phủ là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã phải thực hiện nhiều chính sách về lãi suất, tín dụng. Một trong những chính sách đó là phân chia nhóm các NHTM để giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. Do ảnh hưởng của chính sách này, Vietbank hạn chế cho vay cộng với lãi suất cho vay bình quân cao đã gây khó khăn cho doanh nghiệp trong khi nhiều doanh nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ vốn để kinh doanh xuất nhập khẩu với nước ngoài. Vì vậy có thể nói chính sách tín dụng cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hoạt động TTQT.
Biểu đồ 2.4 cho thấy trong thời điểm nào doanh số nhập khẩu cũng cao hơn xuất khẩu, đặc biệt là năm 2012, xuất khẩu chỉ đạt được 2,3 triệu USD so với nhập khẩu là 10,9 triệu USD. Doanh số nhập khẩu chiếm 82.46% và doanh số xuất khẩu chỉ chiếm 17.54% trong tổng doanh số TTQT. Nguyên nhân là vì khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của Vietbank thường là cá nhân và những doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài về rồi thực hiện sản xuất và
Biểu đồ 2.4: Doanh số TTQT nhập khẩu và xuất khẩu tại Vietbank giai đoạn 2010 – 2012 11,482 26,974 10,954 10,599 22,915 2,329 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
DS xuất khẩu (nghìn USD) DS nhập khẩu (nghìn USD)
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Phòng TTQT [5]
Mặc dù năm 2012 là năm Việt Nam xuất siêu hàng hóa nhưng thanh toán xuất khẩu của Vietbank lại không đạt được kết quả khả quan do ngân hàng không tập trung đẩy mạnh sản phẩm TTQT dành cho xuất khẩu và các sản phẩm tín dụng hỗ trợ TTQT dành cho doanh nghiệp xuất khẩu cũng như lãi suất cho vay không mang tính cạnh tranh cao như các ngân hàng khác. Ngoài ra sự biến động về tỷ giá và thiếu hụt ngoại tệ cung cấp cho khách hàng cũng ảnh hưởng đến doanh số TTQT nói chung. Doanh số thanh toán xuất khẩu vẫn còn thấp so với doanh số thanh toán nhập khẩu, điều này làm mất cân đối nguồn ngoại tệ phục vụ cho thanh toán nhập khẩu. Vietbank cần không ngừng nâng cao uy tín của mình cũng như đẩy mạnh các sản phẩm tài trợ xuất khẩu, một sản phẩm rất được các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ưa chuộng để gia tăng tỷ trọng của doanh số thanh toán xuất khẩu, góp phần gia tăng doanh số TTQT của Vietbank trong những năm sắp tới.
Doanh thu phí dịch vụ TTQT.
Hoạt động TTQT mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng thông qua các khoản phí, lệ phí dịch vụ thanh toán. Vietbank luôn tham khảo biểu phí của các
ngân hàng bạn để đưa ra biểu phí hợp lý, vì vậy biểu phí dịch vụ TTQT của Vietbank khá cạnh tranh.
Bảng 2.7: Doanh thu phí dịch vụ TTQT giai đoạn 2010 – 2012.
Đơn vị: triệu đồng
Năm Chỉ tiêu
2010 2011 2012
Phí dịch vụ TTQT 1.290 5.553 939
Tốc độ tăng, giảm so với năm trước (%) - 330,47 -83
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Phòng TTQT [5]
Biểu đồ 2.5: Doanh thu phí dịch vụ TTQT giai đoạn 2010 – 2012
939 1290 5553 0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Phòng TTQT [5]
Năm 2011, doanh thu phí TTQT đạt 5,5 tỷ đồng, tăng 330.47 % rất cao so với năm 2010. Mức tăng này còn cao hơn cả mức tăng của doanh số TTQT. Tuy nhiên đến năm 2012 phí TTQT chỉ đạt hơn 930 triệu đồng, giảm 83% so với năm 2011 và 47% so với năm 2010. Doanh thu phí TTQT giảm nhiều hơn mức giảm của tổng doanh số TTQT trong cùng năm 2012. Nguyên nhân là do trị giá các món TTQT thấp dẫn đến doanh số TTQT năm 2012 giảm nên phí dịch vụ thu được từ hoạt động TTQT không nhiều.
Bảng 2.8: Tỷ trọng doanh thu phí TTQT trong tổng doanh thu dịch vụ của Vietbank giai đoạn 2010 – 2012.
Đơn vị: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Phí TTQT 1.290 5.553 939 Tổng phí dịch vụ 15.895 16.010 10.046 Tỷ trọng phí TTQT trong tổng phí dịch vụ (%) 8,12 34,68 9,35
Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT của Phòng TTQT [5]
Tỷ trọng doanh thu phí do hoạt động TTQT mang lại trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng tuy không cao, song nó cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của ngân hàng. Trong tổng phí dịch vụ của ngân hàng thì doanh thu phí từ hoạt động TTQT thường chiếm đa số vì hoạt động TTQT là một trong những hoạt động mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. Tại Viebank, tỷ trọng doanh thu phí TTQT trong tổng doanh thu dịch vụ chiếm chưa đến 40%, thậm chí