Đánh giá sự phát triển của hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietbank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 62)

QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THƯƠNG TÍN 2.3.1. Những kết quả đạt được

(1) Biểu phí TTQT của Vietbank tương đối cạnh tranh so với các ngân hàng đang thực hiện TTQT hiện nay. Cụ thể, phí thanh toán nhờ thu tại Vietbank ở mức thấp hơn so với các ngân hàng khác, phí ký hậu vận đơn và phí thông báo L/C xuất khẩu thấp nhất trong các ngân hàng, các mức phí khác cũng ở mức trung bình, không cao hơn các NHTM hiện nay.

(Xem Ph lc 2: So sánh mc phí TTQT ca các ngân hàng)

(2) Vietbank là một trong những ngân hàng áp dụng công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là trong hoạt động TTQT. Trong giai đoạn đầu mới triển khai hoạt động TTQT, tất cả các giao dịch TTQT đều được xử lý thủ công và tác nghiệp trực tiếp trên hệ thống Swift. Đến năm 2011, Vietbank thử nghiệm thực hiện các giao dịch TTQT bằng phương thức LC thông qua phần mềm TCBS tiên tiến, hiện đại. Hệ thống phần mềm này đáp ứng tốt hơn những yêu cầu nghiệp vụ, công việc xử lý điện, truyền tải thông tin, xử lý các giao dịch TTQT được nhanh chóng và chính xác hơn. Đến cuối năm 2012, Vietbank đã áp dụng thành công hệ thống TCBS dành cho tất cả các giao dịch TTQT, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Đây là một kết quả đáng ghi nhận cho sự cố gắng của tất cả cán bộ nhân viên Vietbank.

(3) Tỷ trọng thanh toán theo phương thức L/C có xu hướng tăng. Điều này sẽ là một lợi thế cho Vietbank phát triển các hoạt động cho vay, bảo lãnh và nâng cao uy tín của ngân hàng trong thời gian sắp tới.

(4) Số lượng khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ TTQT của Vietbank đang có xu hướng tăng. Mặc dù khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong số lượng khách hàng tham gia hoạt động TTQT, nhưng lượng khách hàng cá nhân lại có tỷ lệ tăng trưởng qua các năm. Vietbank cần có chính sách khách hàng hợp lý và

đưa ra nhiều sản phẩm dịch vụ dành cho đối tượng khách hàng này để đảm bảo sự tăng trưởng thường xuyên và ổn định.

(5) Phòng TTQT Hội sở đã xây dựng và ban hành các quy trình, quy định TTQT phù hợp với thực tế của Vietbank, tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Để chuẩn hóa công tác kiểm tra chứng từ, phòng TTQT đã ban hành check list tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ dựa trên UCP600 để hướng dẫn cho nhân viên TTQT thực hiện nghiệp vụ.

(6) Số lượng ngân hàng đại lý ngày càng gia tăng và phát triển không ngừng. Theo kế hoạch là con số năm sau gấp đôi năm trước thì đến cuối năm 2013, số lượng ngân hàng đại lý sẽ là 300. Mở rộng quan hệ ngân hàng đại lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Vietbank trong việc phát triển hoạt động TTQT cũng như các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động hỗ trợ cho Vietbank về vốn, kỹ thuật, phát triển sản phẩm...

(7) Vietbank có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và ham học hỏi. Đội ngũ cán bộ quản lý là những người có chuyên môn cao, giỏi lãnh đạo. Tất cả nhân viên phòng TTQT đạt trình độ đại học, trình độ tiếng Anh tốt, có khả năng sử dụng thành thạo chương trình tác nghiệp TTQT và luôn phối hợp nhịp nhàng với các phòng, ban khác để công việc tiến triển nhanh chóng, đạt kết quả tốt.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hn chế

(1) Doanh thu phí từ hoạt động TTQT chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng. Điều này cũng ảnh hưởng đến doanh thu của các hoạt động khác có liên quan như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu... Theo kế hoạch phát triển của Vietbank thì doanh thu phí từ hoạt động TTQT phải chiếm từ 30% - 40% trong tổng doanh thu dịch vụ của ngân hàng, có như vậy thì lợi nhuận từ hoạt động TTQT mới mang lại hiệu quả.

Các sản phẩm dịch vụ TTQT chưa phong phú, đa số là các sản phẩm truyền thống: chuyển tiền, nhờ thu, L/C nhập khẩu trả ngay và trả chậm, L/C xuất khẩu; không có sản phẩm L/C đặc biệt như L/C chuyển nhượng, L/C giáp lưng, L/C tuần hoàn, L/C xác nhận... Thêm vào đó, các sản phẩm hỗ trợ TTQT như kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi ngoại tệ với khách hàng cũng chưa được Vietbank triển khai và áp dụng.

(3) Doanh số thanh toán nhập khẩu tại Vietbank cao hơn doanh số thanh toán xuất khẩu.

Điều này làm mất cân đối cơ cấu ngoại tệ của ngân hàng, ảnh hưởng đến khả năng thu hút nguồn ngoại tệ để đáp ứng cho nhu cầu thanh toán hàng nhập khẩu của Vietbank.

(4) Cơ cấu các phương thức TTQT chưa đồng đều.

Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền và phương thức L/C chiếm đa số và tăng trưởng không ổn định , trong khi đó thanh toán bằng phương thức nhờ thu có xu hướng giảm dần. Điều này làm ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng vì đối với phương thức nhờ thu thì doanh thu dịch vụ mang lại cho ngân hàng cao hơn so với phương thức chuyển tiền. Bênh cạnh đó, Vietbank chưa có các phương thức thanh toán khác như phương thức CAD, thanh toán biên mậu. Đây là những phương thức thanh toán hiện nay được các khách hàng ưa chuộng và sử dụng thường xuyên.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng:

Tiềm lực vốn của Vietbank còn thấp so với các ngân hàng khác. Mức vốn tự có thấp sẽ làm cho năng lực tài chính giảm và ảnh hưởng đến khả năng đầu tư hệ thống công nghệ thông tin hiện đại cũng như phát triển sản phẩm dịch vụ, quảng bá thương hiệu cho ngân hàng. Đó cũng là yếu tố quan trọng quyết định quy mô của ngân hàng về mạng lưới, cơ cấu hoạt động, năng lực quản lý, điều hành và kiểm soát.

Hoạt động TTQT chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay tất cả các giao dịch TTQT đều được xử lý tập trung tại phòng TTQT Hội sở. Các chi nhánh, phòng giao dịch chỉ thực hiện tiếp nhận hồ sơ và hạch toán. Vietbank chưa có quy định mô tả chức danh, công việc cho nhân viên TTQT tại kênh phân phối, do đó kênh phân phối chưa có chức danh nhân viên TTQT. Cán bộ nhân viên phụ trách TTQT hiện nay đều do trưởng đơn vị phân công và là các chức danh khác kiêm nhiệm thêm công việc TTQT. Vì vậy dẫn đến tình trạng hồ sơ TTQT của khách hàng xử lý không được nhanh chóng.

Ban lãnh đạo ngân hàng chưa đề cao tầm quan trọng của hoạt động TTQT do đó các định hướng phát triển TTQT chỉ là trong thời gian ngắn mà chưa mang tính chiến lược lâu dài.

Hoạt động tiếp thị, quảng cáo cho TTQT chưa được chú trọng.

Vietbank chưa có bộ phận chuyên trách để thực hiện công việc xây dựng chính sách phát triển hoạt động TTQT và chưa có chính sách tiếp thị linh hoạt, phù hợp để kéo khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng nhiều hơn. Hoạt động TTQT vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu thường xuyên có nhu cầu mua bán với nước ngoài. Khách hàng sử dụng TTQT của Vietbank đa số là các doanh nghiệp nhập khẩu và các khách hàng cá nhân. Chính sách tìm kiếm, phát triển khách hàng mới đã nhiều lần được triển khai nhưng chưa mang lại hiệu quả. Việc tiếp thị khách hàng còn sơ sài, không tập trung, hầu như chưa có một chương trình, chính sách nào thật sự hiệu quả dành riêng cho TTQT. Mặt khác, nhân viên phụ trách tiếp thị không được đào tạo về TTQT, do đó chưa nắm được tầm quan trọng của việc phát triển khách hàng TTQT sẽ mang lại lợi ích to lớn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, chính sách để duy trì khách hàng cũ cũng không được chú trọng nhiều. Các chương trình ưu đãi dành cho khách hàng đã sử dụng dịch vụ TTQT hầu như không đa dạng, do đó rất nhiều khách hàng sau một thời gian sử dụng TTQT tại Vietbank đã giảm dần giao dịch và chuyển sang các ngân hàng khác có nhiều ưu đãi hơn. Đây là một thiệt thòi rất lớn cho Vietbank trong tình

hình hiện nay khi các ngân hàng luôn cạnh tranh nhau trong cuộc đua tìm kiếm khách hàng cho mình.

Mô hình tổ chức hoạt động và quy trình TTQT còn nhiều bất cập.

Việc cập nhật văn bản, quy định của Nhà nước, Chính phủ liên quan đến TTQT hiện nay còn chậm và yếu. Bộ phận pháp chế là đầu mối tư vấn và hướng dẫn các quy định của pháp luật tuy nhiên hiệu quả của công tác này chưa được khai thác triệt để. Nhân viên tác nghiệp TTQT vẫn còn bị động trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan TTQT do hệ thống văn bản, quy định vẫn còn hạn chế, đôi khi phải chủ động tìm kiếm thông tin để tránh lãng phí thời gian chờ đợi.

Mô hình TTQT tập trung tuy ưu điểm nổi trội là kiểm soát chặt chẽ các rủi ro nhưng vẫn phát sinh một số hạn chế mang lại phiền hà cho khách hàng. Nguyên tắc này làm chậm quá trình TTQT do nhân viên phụ trách TTQT tại kênh phân phối phải phụ thuộc vào Hội sở vì họ không là người trực tiếp làm hồ sơ cho khách hàng. Việc xử lý các giao dịch phải đợi phòng TTQT Hội sở kiểm tra, thực hiện và phản hồi. Việc này thường mất rất nhiều thời gian cho khách hàng và làm giảm hiệu quả TTQT. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến doanh số và doanh thu TTQT.

Quy trình hướng dẫn nghiệp vụ TTQT còn nhiều điểm chưa hợp lý. Cụ thể, việc phân công chức danh phụ trách thực hiện và kiểm soát TTQT tại kênh phân phối chưa rõ ràng; quy định chứng từ giao dịch TTQT còn rườm rà, phức tạp; phối hợp thực hiện công việc giữa phòng TTQT hội sở và kênh phân phối chưa được nhịp nhàng... Ngoài ra vẫn còn tồn tại các văn bản, quy định có nội dung chồng chéo nhau gây khó khăn cho cán bộ nhân viên trong việc cập nhật và tuân thủ quy định.

Bên cạnh đó, hoạt động TTQT vẫn chưa đồng đều giữa các chi nhánh, chỉ tập trung ở một số chi nhánh, phòng giao dịch lớn ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng... Một số địa bàn khác vẫn chưa phát triển về TTQT.

Trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp của nhân viên chưa đồng đều. Nhân viên ở các chi nhánh thường xuyên phát sinh TTQT có năng lực về nghiệp vụ cao hơn ở các chi nhánh khác. Nhiều kênh phân phối chưa có nhân sự có năng lực chuyên môn để đáp ứng được nhu cầu của hoạt động TTQT. Chính sách tiền lương chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao. Bên cạnh đó, chính sách đào tạo chưa phù hợp và đa dạng dẫn đến tình trạng biến động nhân sự thường xuyên ảnh hưởng đến công việc và chất lượng hoạt động TTQT.

Tại phòng TTQT Hội sở, nhân viên nghiệp vụ TTQT hiện nay còn kiêm nhiệm thêm các công việc liên quan đến kế toán TTQT, quan hệ đại lý trong trường hợp không có nhân sự hoặc nhân sự phụ trách trực tiếp nghỉ phép. Điều này dẫn đến tình trạng việc xử lý hồ sơ TTQT không được khách quan, việc kiểm soát không thực hiện đầy đủ theo quy định, dễ xảy ra rủi ro.

Hệ thống công nghệ thông tin chưa hoàn chỉnh.

Hệ thống chương trình, công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động TTQT mặc dù không ngừng được cải tiến nhưng vẫn chưa thật sự ưu việt, vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với xu hướng hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các tính năng tự động dành cho chương trình TTQT như kiểm tra thông tin các ngân hàng chưa được cập nhật đầy đủ, thời gian chuyển điện từ phần mềm lõi ngân hàng TCBS sang hệ thống Swift còn chậm. Bên cạnh đó, các phần mềm hỗ trợ TTQT như kiểm tra thông tin các ngân hàng trên thế giới, kiểm tra thông tin về các giao dịch và đối tượng bị các tổ chức thế giới cấm vận, hạn chế giao dịch... cũng chưa được đầu tư và triển khai. Trong thời gian tới, nếu giao dịch TTQT của Vietbank gia tăng về số lượng thì việc xử lý như hiện nay sẽ không mang lại hiệu quả cao.

Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô:

hoạt động TTQT mà chỉ áp dụng dựa vào các thông lệ quốc tế như UCP 600, ISBP... làm căn cứ quy định quyền hạn và trách nhiệm. Mỗi ngân hàng đều tự xây dựng quy trình thanh toán quốc tế riêng cho mình và căn cứ theo thông lệ quốc tế. Điều này cho thấy khung pháp lý về TTQT của Việt Nam vẫn chưa được hình thành gây trở ngại lớn cho các ngân hàng trong hoạt động TTQT.

Cơ chế, chính sách của Chính phủ và các bộ ngành liên quan chưa ổn định, thường xuyên thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu, hạn chế nhập khẩu, biểu thuế xuất nhập khẩu... , thủ tục hành chính trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn rườm rà, tốn kém chi phí. Những điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng.

Trong năm vừa qua, do theo đuổi chủ trương của Chính phủ là kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đã thực hiện nhiều chính sách thắt chặt về tín dụng dẫn đến mặt bằng lãi suất giảm, tăng trưởng tín dụng bị hạn chế. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các NHTM và gián tiếp đến hoạt động TTQT nói chung.

Việc gia nhập WTO đã tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều cho các ngân hàng trong đó có Vietbank nhưng nó cũng chứa đựng vô vàn thách thức lớn lao. Nhiều ngân hàng nước ngoài đã thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam dưới sự cho phép của NHNN đã tạo nên thách thức lớn cho hoạt động của Vietbank nói chung và hoạt động TTQT của Vietbank nói riêng. Sự chia sẻ thị trường và cạnh tranh gay gắt trong hoạt động TTQT là khó tránh khỏi.

Nguyên nhân từ khách hàng:

Các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế về kinh nghiệm trong giao dịch trên thị trường quốc tế: chưa thông thạo về kỹ thuật thanh toán quốc tế, chưa nắm vững các điều luật quốc tế, chọn nhầm đối tác, không xem xét hoặc chưa tìm hiểu kỹ các

điều khoản trong hợp đồng ngoại thương... Nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ những rủi ro từ hoạt động TTQT, do đó làm cho rủi ro của hoạt động này tăng lên.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã phân tích thực trạng và đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của Vietbank từ năm 2010 đến năm 2012. Từ đó rút ra những kết quả đạt được cũng như rút ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đã làm cho hoạt động TTQT chưa phát triển. Đó là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị ở chương 3 nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT tại Vietbank.

CHƯƠNG 3

GII PHÁP HOÀN THIN VÀ PHÁT TRIN HOT ĐỘNG THANH TOÁN QUC T CA NGÂN HÀNG THƯƠNG

MI C PHN VIT NAM THƯƠNG TÍN

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIN CA NGÂN HÀNG THƯƠNG MI C

PHN VIT NAM THƯƠNG TÍN ĐẾN NĂM 2015 3.1.1. Định hướng phát trin hot động kinh doanh

Với những nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhân sự và quyết tâm cao của ban lãnh đạo ngân hàng, Vietbank đưa ra mục tiêu đến năm 2015 là: Xây dng Vietbank tr thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hin đại, phù hp vi các chun mc quc tế,

đủ kh năng để hi nhp và phát trin trong giai đon mi. Để thực hiện mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)