Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 83)

Một là, ổn định chính trị và môi trường kinh tế vĩ mô. Hoạt động TTQT sẽ an toàn và đạt hiệu quả cao trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định. Môi trường kinh tế thiếu ổn định sẽ gây tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và các đối tác nước ngoài. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được duy trì ở mức ổn định, an ninh quốc gia được đảm bảo thì các doanh nghiệp mới yên tâm kinh doanh và đầu tư. Đó cũng là cơ sở để ngân hàng phát triển hoạt động TTQT. Nhà nước cần thực hiện gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan; cắt giảm bớt các thủ tục hành chính, xuất nhập khẩu; mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa, tìm kiếm cơ hội xâm nhập các thị trường tiềm năng như các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ, Asean, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ...; tận dụng nhưng không quá phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, bình ổn giá cả thị trường; xây dựng thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam...

Hai là, xây dựng hệ thống văn bản pháp lý thống nhất đểđiều chỉnh hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chính phủ cần sớm hoàn thiện môi trường luật pháp trong nghiệp vụ TTQT của NHTM, kết hợp với việc ban hành một số văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sởđiều chỉnh cho hoạt động TTQT. Hiện nay các văn bản điều chỉnh hoạt động ngoại hối vẫn chưa thống nhất. Các quy định về quản lý ngoại hối nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Do đó, Chính phủ cần ban hành các quy định, thông tư hướng dẫn thống nhất, rõ ràng và cụ thể hóa các hoạt động ngoại hối nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Một số quy định pháp luật về tài chính ngân hàng chưa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế cần phải được thay đổi, chỉnh sửa, chẳng hạn như các văn bản, quy định điều chỉnh phương thức thanh toán L/C; hoặc các hướng dẫn thực hiện liên quan UCP 600...

Ba là, nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc điều hành và quản lý nền kinh tế. Chính phủ cần có công cụđể theo dõi, phân tích, đánh giá và dự báo sát hơn diễn biến kinh tế tiền tệ trong nước và thế giới để đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều hành chính sách tiền tệ, nhằm đạt được các mục tiêu quản lý tiền tệ tín dụng. Điều hành cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt và ổn định theo nguyên tắc thị trường phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Tự do hóa lãi suất và mở rộng công cụ thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát ở mức hợp lý.

Bốn là, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (BOP). Tình trạng cán cân thanh toán có quan hệ mật thiết đến khả năng thanh toán và dự trữ ngoại hối của một quốc gia. Chính phủ cần khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu, nâng cao chất lượng hoạt động xuất khẩu bằng cách đầu tư thích đáng vào những mặt hàng mà Việt Nam có ưu thế như gạo, cao su, hàng thủy hải sản,... ; giảm dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế; khuyến khích sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu... Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính , tạo hành lang thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện gỡ bỏ các hàng rào thuế

quan và phi thuế quan, cải cách thủ tục hải quan, rút ngắn thời gian, cắt giảm chi phí tiến hành các thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.

Năm là, tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước. Chính phủ thông qua đại diện là NHNN Việt Nam cần chủđộng tích cực phát triển quan hệ với các định chế tài chính trong khu vực và thế giới, không ngừng mở rộng các quan hệ song phương, đa phương trên cơ sở lấy lợi ích của đất nước làm mục tiêu cao nhất và là nguyên tắc chủ đạo; đồng thời linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với thông lệ quốc tế. Thực hiện cam kết với các nước về thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác, tạo cầu nối cho các NHTM Việt Nam với thị trường tài chính ngân hàng của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao uy tín và vị thế cho các NHTM Việt Nam.

Sáu là, nâng cao công tác kiểm toán, kế toán ở các doanh nghiệp giúp ngân hàng có được thông tin minh bạch về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.3.2. Kiến ngh vi Ngân hàng Nhà nước

Một là, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật thống nhất điều chỉnh hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Cần tạo một hành lang pháp lý có tính bình đẳng và minh bạch để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hiệu quả của hệ thống ngân hàng. NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các văn bản , quy định đối với hoạt động TTQT vì hiện nay chưa có một văn bản nào hướng dẫn thực hiện liên quan đến hoạt động này. NHNN cần có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể các nội dung của UCP, ISBP, URC, URR... phù hợp với thông lệ quốc tế làm cơ sở cho hoạt động TTQT của NHTM, đồng thời cần có các quy định pháp lý cụ thể để giải quyết mối quan hệ xung đột, tranh chấp giữa thông lệ quốc tế và luật pháp trong nước.

Hai là, duy trì chính sách tỷ giá ổn định, linh hoạt. NHNN cần duy trì một chính sách tỷ giá ổn định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp an tâm kinh doanh mang lại hiệu quả và chỉ can thiệp khi cần thiết để phát triển thị trường ngoại hối,

linh hoạt, phù hợp với diễn biến của thị trường ngoại tệ, xây dựng cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý, đồng thời có kế hoạch quản lý chặt chẽ các nguồn ngoại tệ ra vào, cũng như hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do tránh hiện tượng đầu cơ ngoại tệ tạo nên những cơn sốt giả tạo, gây bất ổn thị trường và ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng.

Ba là, thực hiện tự do hóa các giao dịch vãng lai và từng bước nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn phù hợp với lộ trình mở cửa thị trường tài chính, tạo sự thông thoáng cho hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế.

Bốn là, tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với hệ thống NHTM. NHNN cần phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT , xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo các chuẩn mực quốc tế. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra của NHNN đối với hoạt động TTQT của NHTM. Công tác thanh tra phải kịp thời phát hiện và ngăn chặn những biểu hiện của hoạt động TTQT không tuân theo các quy định của NHNN. Bên cạnh đó, cần quy định và nâng cao vai trò quản lý của NHNN trong hoạt động TTQT nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển và phòng ngừa rủi ro trong quá trình hoạt động. Đồng thời tăng cường trách nhiệm cũng như quyền hạn của các bên tham gia hoạt động TTQT.

Năm là, hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro hoạt động TTQT cho hệ thống NHTM. NHNN cần xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo cung cấp được những thông tin cần thiết về những tổ chức, cá nhân bị cấm vận hoặc bị hạn chế giao dịch TTQT cho ngân hàng, giúp kịp thời cảnh báo và phòng ngừa rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động TTQT. Bên cạnh đó, NHNN cần tăng cường trang bị các phương tiện, công nghệ thông tin hiện đại cho trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC) để có điều kiện kịp thời phân tích, xử lý và cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tình hình tài chính, quan hệ tín dụng, khả năng thanh toán của các khách hàng trong và ngoài nước vì đây là cơ sở quan trọng để ngân hàng có tiêu chí đánh giá và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến TTQT như bảo lãnh, chiết khấu, tài trợ

thương mại... Nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh phát triển các giải pháp phòng ngừa, dự báo rủi ro nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn cho các NHTM.

Sáu là, củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Swift Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngân hàng thành viên cùng hợp tác, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, cùng nhau nghiên cứu, đóng góp ý kiến để cải tiến, xây dựng biện pháp hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

3.3.3. Nhng đề ngh cho nghiên cu tiếp theo

Do hạn chế về mặt thời gian nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và rất mong có những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện và phát triển thêm những nghiên cứu mới. Những đề nghị cho nghiên cứu tiếp theo có thể phát triển theo những hướng sau:

- Nghiên cứu về giải pháp để hạn chế rủi ro trong hoạt động TTQT tại Vietbank. - Nghiên cứu, xây dựng chiến lược marketing cho hoạt động TTQT tại Vietbank. - Nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng đối với hoạt động TTQT tại Vietbank.

KT LUN CHƯƠNG 3

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 và đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT tại Vietbank ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp cho Vietbank nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT tại Vietbank trong thời gian sắp tới, trong đó có nêu ra định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và định hướng phát triển hoạt động TTQT nói riêng, các nhóm giải pháp bao gồm giải pháp hoàn thiện, phát triển hoạt động TTQT và giải pháp hỗ trợ phát triển hoạt động TTQT. Đồng thời luận văn cũng có đề xuất một số kiến nghịđối với Chính phủ và NHNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường hoạt

Trong quá trình hội nhập kinh tế với thế giới, việc mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quốc gia – là cầu nối kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu cũng như hoạt

động sản xuất kinh doanh trong nước phát triển. Để phục vụ cho các hoạt động này thì nhu cầu thanh toán là không thể thiếu và các ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính một cách tốt nhất. Thanh toán quốc tế là một trong những mảng hoạt

động kinh doanh lớn của ngân hàng và có ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trước tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ TTQT, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và mở

rộng quy mô hoạt động của mình, đòi hỏi các NHTM Việt Nam phải đổi mới mô hình, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng.

Tuy chỉ là ngân hàng đi sau trong hoạt động TTQT nhưng hoạt động TTQT của Vietbank đã đóng góp đáng kể vào kết quả hoạt động kinh doanh của Vietbank và đang trong quá trình phát triển. Tuy nhiên so với các NHTM trong nước thì hoạt

động TTQT của Vietbank còn rất non trẻ và yếu kém về nhiều mặt. Với mong muốn

đóng góp giải pháp để phát triển hoạt động TTQT tại Vietbank, luận văn “Hoàn

thin và phát trin hot động TTQT ti ngân hàng TMCP Vit Nam Thương

Tín” đã tiến hành nghiên cứu và thực hiện giải quyết được các vấn đề cơ bản sau:

- Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động thanh toán quốc tế, vai trò của hoạt

động thanh toán quốc tế, những rủi ro chủ yếu trong hoạt động TTQT, các phương thức TTQT chủ yếu, các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của NHTM và các nhân tốảnh hưởng, kinh nghiệm của một số ngân hàng trong phát triển hoạt

- Phân tích và đề xuất một số giải pháp phù hợp với Vietbank cũng như một vài kiến nghịđối với Chính phủ và NHNN nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT.

Trước tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay, có thể nói Vietbank cần phải nỗ lực rất nhiều để phát triển và đẩy mạnh hoạt động TTQT. Luận văn đã tổng hợp, phân tích, đánh giá sự phát triển của hoạt động TTQT cũng như phân tích những khó khăn của Vietbank trong giai đoạn mà kinh nghiệm hoạt động TTQT còn non trẻ.

Những giải pháp và kiến nghị của luận văn dựa trên thực tiễn hoạt động TTQT của Vietbank nên có tính khả thi và có thể vận dụng ngay vào thực tế. Tuy nhiên hoạt động TTQT là một vấn đề hết sức phức tạp, không thể nhanh chóng mà đạt

được kết quả như mong đợi, cần phải có cả một quá trình lâu dài.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, cùng sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn là TS.Nguyễn Thị Loan và sự giúp đỡ của các đồng nghiệp, ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, luận văn cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý hội đồng và Quý thầy cô về

nội dung của đề tài.

1. PGS.TS.Đỗ Linh Hiệp, TS.Lê Phan Thị Diệu Thảo, ThS.Phạm Thị Nguyên An (2006), Giáo trình Thanh toán quc tế - Trường Đại hc Ngân hàng TP.HCM, NXB Thống kê.

2. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Thanh toán quc tế và tài tr ngoi thương, NXB Thống kê.

3. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012.

4. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, Báo cáo tài chính năm 2010, 2011, 2012.

5. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, Báo cáo thanh toán quốc tế của Phòng Thanh toán quốc tế năm 2010, 2011, 2012.

6. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (2013), Biểu phí thanh toán quốc tế, Lưu hành nội bộ.

7. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (2007), Quyết định ban hành sơ đồ tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín, Lưu hành nội bộ. 8. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (2010), Quy định chức năng – nhiệm vụ của Phòng Thanh toán quốc tế, Lưu hành nội bộ.

Các website:

9. Báo điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.vn

10.Bộ Tài chính: www.mof.gov.vn

11.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

15.Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín: www.sacombank.com.vn 16.Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín: www.vietbank.com.vn

17.Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam: www.eximbank.com.vn 18.Tin nhanh Việt Nam: www.ebank.vnexpress.net

19.www.cafef.vn

1 ASIA COMMERCIAL BANK ASCBVNVX VIETNAM

2 PT BANK PERMATA, TBK BBBAIDJA INDONESIA

3 BANK BUKOPIN BBUKIDJA INDONESIA

4 BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM-VIETCOMBANK BFTVVNVX VIETNAM

5 BHF- BANK AKTIENGESELLSCHAFT BHFBDEFF GERMANY

6 BANK FOR INVESTMENT AND DEVELOPMENT OF VIETNAM BIDVVNVX VIETNAM

7 BANK OF BEIJING BJCNCNBJ CHINA

8 BANK OF CHINA BKCHCNBJ CHINA

9 BANK OF CHINA BKCHHKHH HONGKONG

10 BANK OF JINING CO.LTD BKJNCNBJ CHINA

11 BANK OF NINGBO BKNBCN2N CHINA

12 BANK OF AMERICA BOFAUS3D USA

13 BANK OF AMERICA, N.A. BOFAUS3N USA

14 BANK OF AMERICA, N.A. BOFAUS6S USA

15 BANK OF JIANGSU CO LTD BOJSCNBN CHINA

16 BANK OF SHANGHAI BOSHCNSH CHINA

17 BANK OF TOKYO-MITSUBISHI UFJ, LTD., THE BOTKJPJT JAPAN

18 BANK OF TOKYO-MITSUBISHI UFJ, LTD., THE BOTKSGSX SINGAPORE

19 BAOVIET JOINT STOCK COMMERCIAL BANK BVBVVNVX VIETNAM

20 BANK OF CHENGDU CO.,LTD CBOCCNBC CHINA

21 CHANG HWA COMMERCIAL BANK LTD. CCBCTWTP TAIWAN

22 BANK CENTRAL ASIA CENAIDJA INDONESIA

23 CITIBANK BERHAD CITIMYKL MALAYSIA

24 CITIBANK N.A. CITITHBX THAILAND

25 CHONGQING RURAL COMMERCIAL BANK CO., LTD. CQRBCN22 CHINA

26 CHINATRUST COMMERCIAL BANK, HONG KONG CTCBHKHH HONGKONG

27 CHINATRUST COMMERCIAL BANK, HO CHI MINH CITY BRANCH CTCBVNVX VIETNAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thương tín (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)