7. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Nhà văn Nghiêm Ca Linh và tác phẩm Kim Lăng thập tam thoa
Xã hội Trung Quốc thế kỉ XX là một xã hội thống nhất nhưng đầy biến động. Đầu thế kỉ, xã hội Trung Quốc vẫn là xã hội phong kiến, những cuộc cách mạng tư sản vẫn rất yếu ớt, triều đình Mãn Thanh vẫn còn tồn tại. Những năm đầu thế kỉ, sau những cuộc đấu tranh gay gắt như Cách mạng Tân Hợi (1911), phong trào Ngũ Tứ mở đầu cho giai đoạn Trung Quốc hiện đại. Tuy nhiên, niềm hân hoan đó không duy trì được lâu, xã hội Trung Quốc liên tiếp xảy ra các biến động. Đó là những xung đột mâu thuẫn của Quốc dân Đảng, Đảng cộng sản, chiến tranh Trung - Nhật. Năm 1937, Nhật chiếm đánh Nam Kinh - thủ đô Trung Hoa dân quốc bấy giờ, đây là một sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc.
Một trong những sự kiện đen tối nhất trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1937) là vụ thảm sát Nam Kinh. Đây được coi là một trong những vụ thảm sát và hãm hiếp tàn bạo nhất lịch sử khi quân Nhật kiểm soát vùng đất Nam Kinh rộng lớn ở Trung Quốc. Quân Nhật khi chiếm được Nam Kinh (Trung Quốc), chúng bắt đầu chiến dịch cướp, giết, hãm hiếp man rợn nhân dân trong vùng. Theo số liệu của các nhà lịch sử học Trung Quốc và một số tổ chức tình nguyện, vào thời điểm cuộc chiến đó có ít nhất 250.000 đến 300.000 người Trung Quốc bị giết. Phần lớn trong số đó là phụ nữ và trẻ em. Theo số liệu thống kê, số lượng phụ nữ bị hãm hiếp lên đến hai vạn người và nhiều trường hợp dân lành bị chặt xác tới chết. Dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng với nhân dân Trung Quốc mỗi khi động tới sự kiện đó nó như nỗi đau trong lòng không bao giờ quên. Mặc dù Nghiêm Ca Linh sinh vào những năm 50 của thế kỉ XX, nhưng bà cũng như phần lớn người dân Trung Quốc không bao giờ có thể quên được những đau thương mà quân đội Nhật đã gây ra đối với dân tộc mình. Sự kiện đó mỗi khi được động chạm tới lại gây thổn thức bao trái tim, đã khiến biết bao nhà nghiên cứu, nhà văn, tốn biết bao giấy mực và tốn bao nhiêu thước phim của các đạo diễn… và Nghiêm Ca Linh cũng không ngoại lệ.
Sau tám năm ròng chiến đấu, cuối cùng Đảng cộng sản Trung Quốc cũng đã lật đổ và đánh đuổi được quân đội Nhật khỏi đất nước, kết thúc chiến tranh. Đồng thời, chấm dứt được cuộc nội chiến giữa quân Tưởng với Đảng cộng sản. Năm 1949, Đảng cộng sản tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Nghiêm Ca Linh sinh ra và lớn lên khi đất nước Trung Quốc đang chuẩn bị công cuộc “Đại Cách mạng văn hóa” với diễn biến đầy nhạy cảm và phức tạp. Đặc biệt giai đoạn “Cuộc cách mạng văn hóa” bùng nổ (1966 - 1976) - đây là giai đoạn bạo lực và gây chấn thương tinh thần cho dân chúng nhiều nhất trong lịch sử Trung Quốc. Lớn lên và trưởng thành trong một xã hội đầy cam go là nguyên nhân mà hầu hết sáng tác sau này của nhà văn đều mang đậm dấu ấn thời đại, mang hơi thở những sự kiện lịch sử dân tộc.
Sau khi “Đại Cách mạng văn hóa” kết thúc (năm 1976), Trung Quốc bước sang thời kì mới, được xem là thời kì cải cách mở cửa. Nếu trước đây văn học giai đoạn 1949 - 1976 là nền văn nghệ phục vụ chính trị, thì giai đoạn này là nền văn nghệ phục
vụ nhân dân. Giai đoạn này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng sáng tác của Nghiêm Ca Linh.
Cũng như phần lớn các nhà văn Trung Quốc, thế kỉ XX luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong các sáng tác với những sự kiện, những biến chuyển của xã hội và con người. Với Nghiêm Ca Linh, dấu ấn thế kỉ XX là vết hằn không thể xóa mờ. Dù viết về sự kiện lịch sử, đất nước con người Trung Hoa, nhưng bà không đi sâu khai thác những nỗi đau mà dân tộc phải hứng chịu. Bà luôn nhìn nhận và viết về nó với một cái nhìn nhân văn hơn. Đặc biệt là thời kỳ cải cách, bối cảnh xã hội chỉ còn là cái cớ để bà thể hiện trong các sáng tác của mình là sự trỗi dậy của cá nhân với những khát khao.
Nghiêm Ca Linh sinh năm 1958 tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Bà là nhà văn nữ hải ngoại nổi tiếng của nền văn học Trung Quốc đương đại ngày nay. Ngay từ khi còn nhỏ, bà không được hưởng trọn vẹn, đầy đủ tình yêu thương từ cha mẹ. Bởi cha mẹ bà chia tay từ rất sớm, bà được gửi về sống với ông bà ngoại. Do hoàn cảnh gia đình nên đã hình thành nên một Nghiêm Ca Linh với tính cách tự lập, trầm lắng, sâu sắc với những khát khao cháy bỏng. Năm 12 tuổi, bà thi vào Đoàn văn công Quân khu Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên và từ đó bà trở thành một diễn viên quân đội múa ba - lê. Nghiêm Ca Linh bước vào đời chỉ có ông bà ngoại bên cạnh, trưởng thành trong cuộc “Cách mạng văn hóa” khi đất nước Trung Hoa đang trong giai đoạn nhạy cảm và phức tạp. Quá trình hoạt động trong Đoàn văn công Quân khu Thành Đô đã hình thành trong bà niềm yêu thích, say mê sáng tác văn chương. Năm 20 tuổi, Nghiêm Ca Linh bắt đầu vào việc sáng tác và cho ra đời “đứa con tinh thần” đầu tiên - vở kịch Tiếng lòng. Một năm sau khi ra đời, kịch bản Tiếng lòng đã được Xưởng sản xuất phim Thượng Hải dựng thành phim và ra mắt khán giả. Từ đó bà chính thức bước chân vào văn đàn Trung Quốc.
Năm 1983, nhà văn Nghiêm Ca Linh được điều động vào Ban Chính trị lực lượng đường sắt chuyên về sáng tác văn học, chính quãng đời quân nhân đã cung cấp cho bà nhiều nguồn đề tài sáng tác. Đây là giai đoạn đánh dấu mốc quan trọng cho sự trưởng thành trong sự nghiệp sáng tác của bà. Năm 1986, bà cho xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên, kể từ đó bà đều đặn cho in các tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu luận và kịch bản. Nhờ
thành công của các sáng tác, hiện nay, Nghiêm Ca Linh được biết đến với tư cách là một trong những nhà tiểu thuyết và biên kịch nổi tiếng viết bằng ngôn ngữ Trung Quốc. Năm 1992, bà lấy chồng người Mỹ là viên chức ngoại giao và theo chồng sang Mỹ định cư. Tuổi thơ vốn thiệt thòi về tình cảm gia đình, nên Nghiêm Ca Linh luôn sống với tất cả tình yêu thương để bù đắp những thiếu sót cho tình cảm trước kia của mình. Những năm sau đó bà luôn cùng chồng đi khắp châu Phi. Nhiều năm định cư ở nước ngoài, bà đã để lại dấu chân tại nhiều địa danh trên thế giới. Những cuộc hành trình đã giúp bà có thêm nhiều kiến thức, tình cảm sâu lắng, tư duy mới mẻ hơn. Là người có tình cảm sâu sắc với quê hương, Nghiêm Ca Linh cũng như nhiều người dân Trung Quốc luôn có nỗi đau đáu về những sự kiện của dân tộc. Cũng chính nhờ sự trải nghiệm đến nhiều vùng đất khác nhau, tiếp xúc với nhiều nền quốc gia khác nhau, nên khi có cơ hội quan sát để viết về chính quê hương mình bà luôn có thái độ bình tĩnh hơn, nhìn nhận vấn đề ở nhiều góc độ mới mẻ. Vì thế, mỗi sáng tác của bà đều đạt được những thành công lớn, không chỉ được độc giả đón nhận qua văn bản văn học mà hấp dẫn khán giả qua màn ảnh nhỏ khi các sáng tác được chuyển thể thành kịch bản phim.
Cho đến nay, Nghiêm Ca Linh đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng trên nhiều thể loại: Các tiểu thuyết nổi tiếng nhất của bà viết trực tiếp bằng tiếng Anh là Rệp ăn tiệc (The Banquet Bug) và Hạnh phúc của cô gái bị mất (The Lost Daughter of Happiness) được Hyperion xuất bản ở Mỹ và Faber & Faber Vương quốc Anh xuất bản. Nhà văn cũng đã xuất bản một bộ tiểu thuyết và truyện ngắn chọn lọc có tên Rắn trắng và các truyện khác [35]. Một số sáng tác của Nghiêm Ca Linh có duyên với điện ảnh, có nhiều bộ phim đã được công chiếu ở quốc tế như: Thiên dục (đạo diễn Joan Chen), Thiếu nữ Tiểu Ngư (đạo diễn Sylvia Chang), Kim Lăng thập tam thoa (đạo diễn Trương Nghệ Mưu)... Bên cạnh những thành công về thể loại tiểu thuyết, Nghiêm Ca Linh còn được biết đến với tư cách là một nhà viết kịch bản xuất sắc. Bà viết nhiều kịch bản từ chính các tác phẩm của mình và của các tác giả khác, bằng tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.
Khi nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Nghiêm Ca Linh, chúng ta không thể không nhắc tới tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa. Đây là cuốn tiểu thuyết thu hút đông đảo độc giả trong nước và cả trên thị trường quốc tế. Cuốn tiểu thuyết được bà viết nhân kỉ
niệm 60 năm chiến thắng quân đội Nhật của nhân dân Trung Hoa (năm 2005). Hoà vào không khí chung của cả dân tộc, Nghiêm Ca Linh đã sáng tác cuốn tiểu thuyết này. Đây được xem là cuốn tiểu thuyết duy nhất của bà viết về lịch sử, đất nước, con người Trung Hoa. Cuốn tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa đã tái hiện sự kiện lịch sử chiến tranh Trung - Nhật năm 1937. Đó là quá trình Nam Kinh bị quân Nhật chiếm đóng, chúng đã gây ra bao đau thương, chấn động không chỉ về vật chất mà cả tinh thần cho người dân. Để chiếm được Nam Kinh chúng đã tàn sát vô số lính Trung Quốc. Sau khi chiếm được Nam Kinh chúng bắt đầu đi lùng sục, cướp lương thực. Và chúng còn đi lùng sục, thay nhau hãm hiếp đàn bà con gái ở Nam Kinh, sau đó giết sạch không tha một ai. Nghiêm Ca Linh viết về sự kiện lịch chiến tranh nhưng bà không đi sâu khai thác nỗi đau đó mà chọn hướng đi riêng để đem lại cái nhìn mới cho tác phẩm.
Tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa được viết năm 2005. Về nhan đề Kim Lăng thập tam thoa có thể diễn giải một cách cụ thể như sau: “Cố đô Nam Kinh của Trung Quốc qua ngàn năm lịch sử đã được gọi bằng nhiều cái tên, trong đó người ta cho rằng cái tên Kim Lăng là đẹp nhất. Ngày xưa các hoàng đế đều cho xây mộ mình trên núi hoặc đắp cao như núi, hơn nữa Hoàng đế phải tận mắt nhìn thấy trước khi qua đời. Chưa chết mà có mộ, nhìn thấy mộ, nói đến mộ thì sái, cho nên gọi là lăng, vì bấy giờ lăng chỉ có nghĩa là núi, là gò mà thôi. Nhưng rồi từ đó chữ lăng có thêm một nghĩa là mộ, thậm chí là nghĩa chính. Trung Quốc xưa lại hay lấy tên núi ở địa phương mình làm tên địa phương, những người đã từng sống ở Nam Kinh đều rất quen thuộc địa danh Tử Kim Sơn, một ngọn núi cao nằm ở phần phía đông thành phố. Kim Lăng chính là Tử Kim Sơn và là tên gọi của thành phố Nam Kinh. Hiện nay Tử Kim Sơn là một điểm du lịch nổi tiếng và cũng là nơi đặt Đài Thiên văn.
Thoa trong nhan đề là cái trâm cài tóc của phụ nữ. Ở Trung Quốc, thoa được dùng để chỉ người con gái nhất là người con gái nhan sắc. Vậy Kim Lăng thập tam thoa có nghĩa nôm na là “Mười ba cô gái ở thành Nam Kinh” [36].
Kim Lăng thập tam thoa là truyện kể về một câu chuyện được kể lại của một cô gái. Nghĩa là một cấu trúc truyện lồng truyện. Người kể chuyện là nhân vật tôi - là cháu của một nhân vật chính trong truyện, vốn là nữ sinh may mắn còn sống sót trong cuộc chiến Trung - Nhật. Bắt đầu là mốc thời gian năm 2002, sau đó theo dòng hồi tưởng
trở về thời gian của buổi xét xử tội phạm chiến tranh Nhật Bản tại Nam Kinh tháng 8 năm 1946. Rồi lùi sâu hơn về thời điểm tháng 12 năm 1937 - thời điểm diễn ra cuộc tàn sát khủng khiếp nhất, tàn bạo nhất mà quân đội Nhật gây ra cho Nam Kinh, người ta gọi thời gian đó là “Thảm sát Nam Kinh”. Từ đó truyện diễn ra theo dòng hồi tưởng của nhân vật người cháu. Câu chuyện đề cập trong tác phẩm xuất phát từ việc thất thủ của thành Nam Kinh trong chiến tranh Trung - Nhật năm 1937. Khi ấy Nam Kinh là thủ đô của Trung Hoa dân quốc. Lúc này thủ đô Nam Kinh đang trong tình trạng nguy cấp, quân đội Trung Quốc bị thương vong và tổn thất nặng nề. Linh mục Engman cùng 16 nữ sinh chạy đến bên phà Phố Khẩu để đến khu an toàn. Mười sáu nữ sinh đều được cha mẹ gửi gắm cho linh mục để được đảm bảo an toàn trong cuộc chiến này. Nhưng vì số binh lính bị thương quá đông nên thầy trò đám nữ sinh đã “nhường” chuyến phà cuối cùng đó cho họ. Trời đã tối mịt mù và đầy nguy hiểm, nên linh mục quyết định đưa đám nữ sinh quay lại nhà thờ Wilson, với hy vọng ngày mai trời sáng sẽ đi. Ông không thể ngờ, Nam Kinh đã rơi vào tay quân Nhật nhanh đến vậy. Với một người dày dạn kinh nghiệm như ông lại có quyết định quay lại nhà thờ thời điểm đó, để sau này ông đã phải trả một cái giá quá đắt.
Cả Nam Kinh bây giờ chỉ còn mỗi nhà thờ Wilson là nơi “bất khả xâm phạm”, thuộc chủ quyền của nước Mỹ. Linh mục Engman luôn hy vọng quân đội Nhật sẽ đặt ra ranh giới với chủ quyền của nước Mỹ. Cùng lúc đó, 13 người đàn bà là những cô gái điếm trên sông Tần Hoài, trên đường chạy nạn đã cố trèo vào nhà thờ để tránh sự truy lùng của lính Nhật. Linh mục đã cố can ngăn, không tiếp nhận vì tình trạng nhà thờ lúc này: nước hết, gạo hết, nếu cho họ vào thì số lương thực sẽ không thể đảm bảo đủ cho các nữ sinh. Sau một hồi tranh cãi, chống cự, cuối cùng đám đàn bà đó cũng trèo được vào trong nhà thờ. Trong số họ, có một người được xem như “thủ lĩnh” đã quỳ xuống trước linh mục để cầu xin. Cô không cầu xin linh mục cứu mạng mà chỉ cầu xin được lánh nạn trong nhà thờ để được chết cho tử tế, chết để không phải đau đớn. Cuối cùng, linh mục cũng phải miễn cưỡng cho họ vào nhà thờ ở cùng với đám nữ sinh. Bên ngoài, thành Nam Kinh đã bị quân đội Nhật chiếm đóng, tàn sát, hủy diệt tàn khốc. Hàng vạn binh lính Trung Quốc, những người dân vô tội… tất cả đều bị binh lính nhật nã súng tiêu diệt bằng sạch, xác người chồng lên nhau, cống rãnh, đường phố đâu đâu cũng
nồng nặc mùi tanh của máu người. Bên trong nhà thờ có mười ba cô gái đến từ sông Tần Hoài, mười sáu nữ sinh, một vị thiếu tá thuộc quân đội Trung Quốc bị thương nặng, hai anh lính thoát ra từ đám xác chết bên sông, linh mục Engman, phó linh mục Fabbi, A Cố và Geoger Trần. Cũng từ đó, mọi mâu thuẫn, xung đột xuất hiện giữa những “vị khách không mời mà đến này”, gay gắt nhất là giữa mười ba cô gái đến từ sông Tần Hoài với mười sáu em nữ sinh. Và ở đó cũng nảy sinh những mối tình mới chớm nở giữa những con người không may mắn sinh ra trong thời buổi loạn lạc ấy. Cuối cùng, nhà thờ được coi là nơi “bất khả xâm phạm” cũng bị binh lính Nhật xông vào lục soát. Mục đích của chúng ban đầu là tìm kiếm thức ăn, chiếm đoạt phương tiện. Nhưng sau đó, chúng đã chuyển mục đích. Những lần lục soát nhà thờ, chúng đã phát hiện ra hơi của con gái, chúng tin rằng “gái trinh bổ dưỡng tinh thần”. Cho nên chúng đã tìm mọi kế để mời các em nữ sinh đến doanh trại của quân Nhật. Trước lời “mời” đó, linh mục Engman chối từ, ông nói các em đã tị nạn đi nơi khác. Binh lính Nhật không tin và yêu cầu sẽ lục soát nhà thờ. Không còn cách nào khác, linh mục đành “hoãn binh” để tìm cách giải quyết, để cứu các em nữ sinh khỏi bàn tay nhơ nhuốc