Nhân vật phụ nữ qua hành động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh và kim lăng thập tam thoa của nghiêm ca linh​ (Trang 70 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Nhân vật phụ nữ qua hành động

Trong văn học truyền thống, các tác giả khi xây dựng hành động nhân vật trong tác phẩm của mình thường thống nhất với tính cách. Tức là, con người bên trong như thế nào: tốt, xấu, cao cả hay thấp hèn đều được bộc lộ qua hành động, từ đó độc giả đoán định được tính cách của nhân vật. Chẳng hạn, nhân vật Fantine (Những người khốn khổ - Victor Hugo) là người mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương, lo lắng cho đứa con gái Cossette của mình. Cho nên, khi tính mạng đứa con đang gặp nguy hiểm, chị đã có hành động dứt khoát, quyết định bán răng, bán tóc của mình để cứu đứa con. Trong văn học Việt Nam, nhà văn Nam Cao cũng đã thành công trong xây dựng hành động nhân vật thống nhất với tính cách. Đó là nhân vật Chí Phèo với hành động chuyên rạch mặt ăn vạ, uống rượu xong vừa đi vừa chửi... thể hiện bản chất của tên côn đồ, con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Hành động nhân vật thống nhất với tính cách là nét nghệ thuật tiêu biểu khi xây dựng hành động nhân vật trong văn học truyền thống.

Văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam cũng chịu sự ảnh hưởng của nền văn học phương Tây thế kỉ XX với những nét cách tân hiện đại trong nghệ thuật thể hiện nhân vật. Trong văn học hiện đại, nhiều nhân vật hiện đại phương Tây đã không còn tuân thủ cách xây dựng hành động nhân vật truyền thống. Nhân vật của họ dường như không còn thống nhất giữa nội tâm và hành động bên ngoài. Đó là cách thể hiện kiểu con người hiện đại.Nghiêm Ca Linh và Nguyễn Xuân Khánh là hai nhà văn có những cách tân mới mẻ khi xây dựng hành động nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa, về cơ bản thì họ vẫn truyền thống nhưng có những nhân vật hành động không còn thống nhất với nội tâm bên trong. Qua nét cách tân trong xây dựng hành động của nhân vật phụ nữ, Nghiêm Ca Linh để nhân vật của mình hiện

lên chân thật hơn, gần gũi hơn. Những nhân vật tiêu biểu như: Ngọc Mặc, Đậu Hoàn, Thư Quyên...

Ngọc Mặc là nhân vật nữ được xây dựng có những hành động thống nhất, nhưng đã có những biểu hiện khác. Những hành động của cô khiến độc giả khó nắm bắt, khó suy đoán được tính cách, nhưng cũng là nhân vật có những hành động “rất đời”. Cuộc đời cô Ngọc Mặc từ khi sinh ra cho đến khi “cận kề cái chết” là một chuỗi bất hạnh, khổ đau. Khi mới lên mười tuổi, vì cha ham mê cờ bạc nên cô bị bán cho chú, sau đó, cô bị chú bán vào “thuyền hoa”. Ở đó cô sớm phải phục vụ những gã đàn ông đến kiếm vui. Dù sống ở nhà chứa nhưng chưa bao giờ cam chịu, cô luôn nuôi hy vọng sẽ thoát khỏi nơi này, sẽ sớm có ngày “nở mày nở mặt”. Nhiều lần cô có ý định sẽ nhờ vào thế lực của gã đàn ông nào đó để thoát khỏi cuộc sống “nhầy nhụa” này. Vậy mà, tạo hóa không mỉm cười với cô, năm 19 tuổi cô gặp một kẻ phụ tình, hắn hứa cưới cô nhưng rồi đã cao chạy xa bay; năm 24 tuổi, cô chủ động tìm gặp Trương Thế Khiêu, với tính toán trong đầu dựa vào anh ta để thoát khỏi chốn “nhơ nhớp” nhưng mọi chuyện bị bại lộ. Những hi vọng về tình yêu, hạnh phúc ở cô gái Triệu Ngọc Mặc dần tan vỡ, cô mất hi vọng, mất niềm tin vào đàn ông. Cho đến khi Ngọc Mặc gặp thiếu tá Đới Đào, thì sự ham sống, khát khao tình yêu lại trỗi dậy. Ngọc Mặc càng đau khổ, càng bất hạnh bao nhiêu thì khát khao sống, khát khao hạnh phúc càng mãnh liệt. Nhưng tia hy vọng ấy mới chợt lóe lên đã nhanh chóng bị dập tắt, cô lại trở về đối diện với chính cuộc sống thực tại đầy khổ đau. Ở cô gái điếm này luôn bộc lộ khí chất thanh cao, nhưng sự thanh cao đó chưa bao giờ được “tỏa sáng”. Ở thời bình, cô đau khổ bị khinh rẻ vì làm nghề mạt hạng, thời chiến cô càng đau khổ hơn khi trở thành mục tiêu của lính Nhật. Cô luôn nhận thức về nghề của mình là “bẩn thỉu”. Vì thế, khi không được chấp nhận vào lánh nạn trong nhà thờ cô đã quỳ xuống trước linh mục xin được “chết một cách tử tế”. Khoảng thời gian lánh nạn trong nhà thờ, sống chung với mười sáu nữ sinh, cô gái điếm Ngọc Mặc luôn có những hành động để “bảo vệ” các em khỏi sự “nhơ nhuốc” từ “đồng nghiệp”: khi đám gái điếm ăn phần bánh qui trong bếp, cô gái điếm Hồng Lăng to tiếng với nữ sinh cô ta dùng những lời lẽ bẩn thỉu, Ngọc Mặc đã kịp thời ngăn chặn. Khi Hồng Lăng làm mất quân mạt chượt, Ngọc Mặc dự đoán tình hình xấu có thể xảy ra giữa nữ sinh và Hồng Lăng “...cô nắm cánh tay Hồng Lăng lôi trở về”[18,

tr. 37]. Hành động thể hiện sự thanh cao của cô gái điếm Ngọc Mặc đó là người tiên phong thay thế các em nữ sinh đóng giả ban đồng ca, sẵn sàng hi sinh bản thân để trở thành tấm đệm thịt cho bọn lính Nhật. Một cô gái điếm luôn bị người đời khinh rẻ, ngay cả các em nữ sinh mới mười ba, mười bốn tuổi như Thư Quyên, Tiểu Ngu... cũng không coi là người. Theo tâm lý thông thường, lẽ ra cô gái đếm Ngọc Mặc sẽ có những hành động bất cần để phản kháng lại với sự khinh bỉ của xã hội, của các nữ sinh. Vậy tại sao cô Ngọc Mặc lại có những hành động “giúp” cho học sinh? Có thể hành động đó đánh dấu sự tự nhận thức trong cô. Hành động của cô mạnh mẽ và đầy bản lĩnh của một con người biết tự vươn lên để sống một cuộc sống thanh cao. Phải chăng hành động đó như một sự phản kháng với đời? Ai bảo là gái điếm thì không có khao khát chính đáng, là gái điếm thì không được sống thanh cao? Hành động này khẳng định vị thế của Ngọc Mặc trong xã hội, cô muốn khẳng định cho mọi người biết rằng: đã là con người, nhất là người phụ nữ, khi được sinh ra ai chẳng muốn làm người “bình thường” nhưng chỉ vì định kiến xã hội đã đẩy họ vào con đường nhầy nhụa, nhơ nhớp mà họ không có quyền lựa chọn. Sau khi ra khỏi cuộc chiến tranh, cô Ngọc Mặc đã phải thay đổi diện mạo, trở thành một con người khác. Phải chăng, vì cô muốn giữ lại những khát khao về hạnh phúc, về tình yêu cho riêng mình trọn vẹn nhất? Dưới ngòi bút của Nghiêm Ca Linh, hành động của cô gái điếm Ngọc Mặc không phải là đại diện cho hành động của những cô gái điếm mà là hành động của người phụ nữ dám vượt qua định kiến xã hội để khẳng định vị trí của người phụ nữ trong xã hội, tự vượt qua ranh giới của bản thân.

Khác với “cô ca kĩ năm sao” Ngọc Mặc quý phái, trải đời với những hành động chín chắn để tự khẳng định vị trí bản thân thì cô gái điếm Đậu Hoàn còn non dại, “ngây ngô” luôn hành động theo cảm tính. Đậu Hoàn sớm có cuộc đời bất hạnh. Cuộc đời lận đận khiến cô có cuộc sống thiếu tình yêu thương và giáo dục từ gia đình, cho nên cô không hiểu được hai từ “nhường nhịn”. Những lời “chửi” của các cô nữ sinh đã khiến Đậu Hoàn hành động “nhanh như cắt hất bát súp vào Sô – phi” [18, tr. 69]. Dù là gái điếm nhưng không bao giờ cô Đậu Hoàn chịu bị xúc phạm. Ai bảo là gái điếm thì không có khát khao? Đậu Hoàn là một cô gái bất hạnh từ khi còn nhỏ cho đến khi “cái chết cận kề”, nhưng cô gái điếm Đậu Hoàn lại có những hành động mãnh liệt thể hiện khát khao hạnh phúc lứa đôi. Từ khi gặp cậu lính Vương Phố Sinh, cô đã đem lòng yêu

thương, chăm sóc cho cậu. Một cô gái làng chơi qua tay biết bao nhiêu đàn ông, thế nhưng chưa bao giờ cô lại có cảm giác yêu thương và được yêu thương mãnh liệt đến thế. Để giảm đau cho cậu lính trẻ “Cô mớm từng miếng một hết bát rượu” [18, tr.170] với hy vọng rượu sẽ làm cho Vương Phố Sinh bớt đau đớn, sẽ sống sót để cô có thể bên cạnh cậu ta, và “Hai tay cô ôm lấy Vương Phố Sinh” để an ủi, để vỗ về. Cô hứa sẽ gảy đàn tặng Vương Phố Sinh. Để thực hiện lời hứa của mình, cô đã bất chấp sự nguy hiểm và tính mạng: “…nhảy ra khỏi nhà thờ…” [18, tr. 188] để đi về nhà chứa bên sông Tần Hoài lấy sợi dây đàn. Đâu có ai chỉ đường cho cô phải làm thế nào, chỉ có tình yêu lứa đôi đã thôi thúc cô hành động. Hành động của Đậu Hoàn như một bước ngoặt lớn trong cuộc đời của cô gái điếm 15 tuổi này: từ bất hạnh, đau khổ, phó mặc số phận cho cuộc đời đến khát khao thôi thúc đi tìm hạnh phúc riêng mình. Nhưng khao khát mãi chỉ là khao khát, cô chưa kịp đem sợi dây đàn về nhà thờ thì đã bị bọn lính Nhật phát hiện, cô bị hãm hiếp rồi giết chết. Qua hành động của Đậu Hoàn, nhà văn Nghiêm Ca Linh muốn nói lên thông điệp: là phụ nữ, dù già hay trẻ, đều có những khát khao giản dị là yêu thương và được yêu thương.

Khác với hành động của hai nhân vật Ngọc Mặc và Đậu Hoàn, hành động của cô nữ sinh Thư Quyên được tác giả xây dựng nhằm thể hiện sự vượt qua định kiến xã hội, khát khao được sống đúng với bản năng giới của mình. Cô nữ sinh Thư Quyên là nhân vật đại diện cho sự “giáo dục bài bản” nhưng thiếu tính khoa học, sự kìm hãm phát triển tự nhiên của giới tính. Ở lứa tuổi mười ba, lẽ ra các em cần được trang bị những kiến thức về giới tính, sự phát triển của cơ thể lứa tuổi vị thành niên. Vậy mà, những kiến thức đó đã bị che lấp đi bởi một định kiến hà khắc trói buộc: nữ giới chỉ có nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ, nữ giới không có vị trí ngang hàng với nam giới. Cho nên trong ngày hành kinh đầu tiên - đánh dấu sự trưởng thành của người phụ nữ, cô Thư Quyên chỉ thấy nhục nhã, đau khổ chứ không lấy gì làm “hân hoan”. Vì cô cho rằng từ nay cô sẽ là “mảnh đất” gây ra bao lỗi lầm, mặc cho kẻ nào tự ý “trồng cây và hái quả”. Các cô nữ sinh luôn được giáo dục để trở thành con người thánh thiện, con người khuôn mẫu, cho nên những dung tục của đời sống tình dục, sự phát triển của cơ thể là điều cấm kị các cô không bao giờ được phép nghĩ tới. Vậy mà, khoảng thời gian ngắn ngủi sống chung với đám gái điếm trong nhà thờ Wilson đã thôi thúc sự tò mò ở cô Thư Quyên, cô đã có hành động lẻn nhìn trộm các cô gái điếm qua lỗ thông hơi để muốn

biết họ kiếm sống bằng bộ phận thầm kín giữa hai đùi như thế nào. Sau khi quan sát, những ý nghĩ, những xao động lạ lẫm trong cơ thể của mình luôn được cô giấu kín.

Các nữ sinh luôn được giáo dục trở thành khuôn mẫu của xã hội, vì thế dù ở hoàn cảnh nào thì các em nữ sinh luôn luôn tỏ ra thanh cao, thánh thiện. Vậy mà, từ khi sống chung với đám gái điếm trong nhà thờ, các nữ sinh đã có những hành động vượt ra khỏi ranh giới đó: “từ ba ô cửa sổ đồng thời ném xuống những cây gậy khúc côn cầu”[18, tr. 38], “Các cô bé buồn bực tức tối đã lâu lúc này mới có dịp xả, lập tức lao về phía Đậu Hoàn” [18, tr. 69]. Từ những cô nữ sinh ngoan ngoãn, lễ phép mà giờ đây đã biến thành những kẻ côn đồ. Nhưng mọi người đâu biết đó là sự giải phóng lớn lao trong cuộc đời các nữ sinh. Với cô Thư Quyên, sự bất hạnh càng kìm nén thì khao khát được bộc lộ càng mãnh liệt, hành động của cô như sự lên tiếng đòi quyền được sống đúng với bản năng giới của mình. Cô Thư Quyên không chỉ là hình tượng nhân vật phụ nữ đại diện cho sự giáo dục thiếu tính khoa học của Trung Quốc bấy giờ, mà qua đó Nghiêm Ca Linh muốn khẳng định: con người, nhất là phụ nữ cần được giáo dục và có hiểu biết đúng về sự phát triển tự nhiên cơ thể.

Cùng chung dòng chảy trong nghệ thuật xây dựng hành động nhân vật của văn học hiện đại, Nguyễn Xuân Khánh cũng giống Nghiêm Ca Linh khi xây dựng hành động nhân vật không thống nhất với tính cách. Những nhân vật phụ nữ của Nguyễn Xuân Khánh được xây dựng mang bóng dáng của Mẫu trong văn hóa Việt với những khát khao bản năng mang vẻ đẹp phồn thực, đầy nữ tính. Mẫu – Mẹ - là sự hi sinh, chịu đựng nhiều hơn là bộc lộ hành động ra bên ngoài, nhưng cũng có những khát khao rất mãnh liệt.

Nhân vật bà ba Váy thời son trẻ có tình yêu đẹp bên anh Phác (tức Trịnh Huyền), vì thế khi những kí ức xưa ùa về bà đã hành động mạnh mẽ để thỏa mãn niềm khao khát tình yêu của mình. Tưởng chừng khi được sống lại những kí ức xưa thì bà ba Váy tìm mọi cách để bên người mình yêu, bà sẽ hành động theo tâm lý để thỏa mãn khát khao cháy bỏng của bản thân. Nhưng trái lại, bà đã “từ chối” để quay về làm tròn bổn phận của người mẹ, người vợ. Bà đã gác lại việc đi tìm kiếm khát vọng tình cảm riêng tư của mình. Bà đã hết lòng lo lắng, bên cạnh chăm sóc cho ông “…vội vàng ghé vai cõng ông về nhà, lấy gừng rượu đánh gió”[14, tr. 537], “…vắt sữa ra bát, lấy thìa bón

cho ông” [14, tr. 542], bà đã cứu sống ông lý bằng chính dòng sữa và bầu vú nạ dòng của mình. Trong cuộc sống hôn nhân, bà ba Váy luôn ý thức được hạnh phúc của mình. Bà tự nhận ra bên cạnh ông lý bà không có được hạnh phúc lứa đôi thực sự, chỉ bên Trịnh Huyền bà mới thấy mình thật đáng để sống. Thế nhưng hành động của bà kéo ông lý về với cõi sống cho thấy bà đã coi tình nghĩa vợ chồng là trên hết. Bà tận tụy với chồng vì cái nghĩa buộc bà phải thế. Bà ba Váy đã gác chuyện riêng của mình sang một bên, dồn tất cả thời gian tình cảm để chăm sóc ông lý. Bà là hình tượng người phụ tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam truyền thống, là người phụ nữ cam chịu, nhưng cũng có bóng dáng của người đàn bà hiện đại dám hành động thể hiện khát khao tình yêu lứa đôi.

Khác hơn chút, cô Mùi là nhân vật được xây dựng với những hành động bỏ lửng, gợi cho bạn đọc nhiều liên tưởng khó đoán định được tính cách nhân vật. Cô Mùi là con gái cụ đồ Tiết. Sinh ra trong gia đình có dòng dõi nề nếp, cho nên cô Mùi luôn được dạy dỗ theo khuôn phép nghiêm ngặt từ xưa. Cùng với đó là quan niệm cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, con cái không được làm trái lời sắp đặt của cha mẹ. Cô Mùi là người hiểu biết, hiếu thảo nên cô không bao giờ làm trái ý cha. Vậy mà khi Philippe – chủ đồn điền Messemer đến nhà để hỏi cưới cô, cô đã “gật đầu một cái” [14, tr. 348], cô đồng ý chấp thuận trước sự bất ngờ và phản đối của người cha. Một gia đình có bề thế trong làng Đình, không bao giờ chấp nhận đầu hàng bọn Tây chứ nói gì đến lấy chồng Tây. Hành động tự ý bằng lòng lấy Philippe của cô Mùi đem đến cho bạn đọc những suy nghĩ mở. Trước sự phản đối của người cha cô lại chấp nhận lấy hắn là vì điều gì? Có nhiều ý kiến cho rằng vì cô muốn có cuộc sống giàu sang hay là chỉ có hắn mới có đủ sức làm cho cô ham sống. Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh không nhằm phê phán cô Mùi hay người phụ nữ như cô. Có lẽ nhà văn muốn nói: người phụ nữ dù ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh và kim lăng thập tam thoa của nghiêm ca linh​ (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)