Nhân vật phụ nữ qua lời văn nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh và kim lăng thập tam thoa của nghiêm ca linh​ (Trang 78 - 91)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Nhân vật phụ nữ qua lời văn nghệ thuật

Trong tác phẩm tự sự, lời văn nghệ thuật gồm hai thành phần: lời trần thuật (lời người kể chuyện) và ngôn ngữ nhân vật (gồm lời đối thoại và lời độc thoại). Lời trần thuật gồm ba phương diện: lời kể, lời tả và lời bình. Cả Nghiêm Ca Linh và Nguyễn Xuân Khánh đều sử dụng kiểu lời văn nghệ thuật kể trên trong tiểu thuyết của mình. Sử dụng các kiểu lời văn đó, hai nhà văn đã giúp bạn đọc hình dung được về ngoại hình, tính cách, bản chất của nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ.

Khảo sát hai tiểu thuyết trên, chúng tôi thấy hai nhà văn Nghiêm Ca Linh và Nguyễn Xuân Khánh đều tập trung tả ngoại diện nhân vật với những nét hết sức khái lược: Với Nghiêm Ca Linh, nhà văn tập trung vào tả ngoại diện của cô gái điếm Ngọc Mặc, Đậu Hoàn qua dáng vẻ, diện mạo. Nhà văn nhằm thể hiện số phận bất hạnh của họ đằng sau vẻ ngoại diện đó hơn là thể hiện tính cách. Với Nguyễn Xuân Khánh, trong tiểu thuyết ông cũng tập trung vào tả ngoại diện, hành động nhân vật phụ nữ, đó là nhân vật bà ba Váy, cô Mùi, cô Nhụ... Ông tập trung tả qua trang phục và diện mạo mang dấu ấn của người đàn bà Việt. Họ hiện lên đầy nữ tính, mang vẻ đẹp “phồn thực”, rất đàn bà nhưng lại bất hạnh. Cả hai nhà văn tập trung vào tả nhân vật phụ nữ trong sáng tác của mình nhưng thực ra để thể hiện số phận bất hạnh, đau khổ của họ.

Bên cạnh đó, lời kể cũng được hai nhà văn thể hiện trong tiểu thuyết của mình. Với Nghiêm Ca Linh, trong Kim Lăng thập tam thoa lời kể về hành động của cô gái điếm Ngọc Mặc: “Người bịt miệng nó là Triệu Ngọc Mặc. Dưới hầm kho nghe rõ ràng cuộc cãi cọ trong bếp cho nên cô ta chạy lên cắt ngang miệng lưỡi bẩn thỉu của con bé” [18, tr. 32]. Trong Mẫu thượng ngàn, Nguyễn Xuân Khánh dùng lời kể để kể về ngoại diện nhân vật nữ. Chẳng hạn khi kể về ngoại diện của bà ba Váy “Người được gọi là bà Ba là một người đàn bà có sắc đẹp lồ lộ ai trông cũng thấy ngay” [14, tr. 55].

Cùng với lời tả và lời kể, cả hai nhà văn đều thành công khi đưa vào tiểu thuyết của mình những lời bình thể hiện vốn sống, vốn từng trải của hai nhà văn. Trong Kim Lăng thập tam thoa, Nghiêm Ca Linh đưa ra một số lời bình để thể hiện sự thương cảm, xót xa cho những người phụ nữ, đặc biệt là nhân vật nữ: các cô gái điếm và các nữ sinh trong tiểu thuyết của mình. “Để giữ cho các em nữ sinh được trong sạch từ đó làm cho chúng trở nên giỏi giang thì người đời phải đảm bảo sao cho loại người như

Ngọc Mặc luôn luôn phải ở cấp bậc hèn mạt” [18, tr. 40]. Hay là lời bình về việc Thư Quyên nhờ vào Tiểu Ngu để ra khỏi nhà thờ “Tuy cô thấy dựa dẫm vào Tiểu Ngu có hơi mất thể diện nhưng đời còn dài, sẽ có lúc lấy lại thể diện, lấy lại gấp nhiều lần” [18, tr. 82]. Và trước cường bạo “...đàn bà con gái đồng loạt như nhau, không phân biệt sang hèn; bộ phận riêng tư thầm kín trong trắng nhất hoặc ô uế nhất của đàn bà đều bị coi như nhau, đều phải chịu cực hình” [18, tr. 144]. Với Nguyễn Xuân Khánh, những lời bình khi viết về người phụ nữ trong Mẫu thượng ngàn đều thể hiện sự ngợi ca, trân trọng họ, đồng thời thấy được nỗi bất hạnh của họ, từ đó đúc kết lại giá trị con người. Lời trần thuật khi bình về vẻ đẹp của cô Mùi “Giá như vóc dáng cô thu nhỏ lại chút ít, chắc chắn cô là trang tuyệt thế giai nhân, và bất cứ chàng trai nào trông thấy cô cũng phải mê mẩn” [14, tr. 232]. Khi bình về khao khát của bà ba Váy “Cái khao khát của một người đàn bà luôn luôn cảm thấy mình bị tước đoạt. Cái cảm giác ấy bà không ý thức rõ ràng, nhưng nó đã tạo ra một bức bối mơ hồ mà bà chẳng thể nói nên lời” [14, tr. 690]. Đó còn là lời bình về khát khao cháy bỏng của cô Hoa “Kiếp mõ tuy là nhục nhã song dù sao vẫn có miếng cơm ăn” [14, tr. 707], và cô đã quyết tâm ra đi “Cô đã tự nguyện dấn thân vào con đường bất định, con đường mà cô chẳng hề biết đằng trước mặt sẽ có bao nhiêu điều bất trắc” [14, tr. 711]. Đưa ra lời bình về nhân vật phụ nữ trong sáng tác của mình, hai nhà văn như muốn bênh vực họ, lý giải hướng đi cho họ để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

Lời văn trần thuật trong hai tiểu thuyết kể trên đều được tác giả vận dụng kết hợp ba biện pháp. Nhưng trong tiểu thuyết của mình, mỗi tác giả lại lựa chọn biện pháp chủ đạo để có thể làm nổi bật hình tượng nhân vật phụ nữ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy: trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa, nhà văn Nghiêm Ca Linh tập trung vào biện pháp tả nhiều hơn kể và bình; với Nguyễn Xuân Khánh, trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ông tập trung vào kể nhiều hơn tả và bình. Vì thế, chúng tôi tập trung làm rõ những biện pháp chủ đạo trong mỗi tác phẩm của hai nhà văn, từ đó thấy được nét riêng của hai nhà văn khi quan tâm tới nhân vật phụ nữ của mình.

Trong tác phẩm Kim Lăng thập tam thoa, khi viết về nhân vật phụ nữ Nghiêm Ca Linh thiên về tả nhiều hơn. Khi tả ngoại diện của nhân vật phụ nữ nhà văn chỉ tập trung vào một vài nét khái lược. Nhân vật Ngọc Mặc qua vài nét tả ngoại diện người

đọc không thể hình dung được tính cách của cô mà chỉ thấy số phận đau khổ: một người mang đầy vẻ nữ tính, rất đàn bà nhưng cuộc đời không mấy suôn sẻ. Nhà văn tập trung tả vài nét về diện mạo, trang phục cô Ngọc Mặc: “không chỉ cái lưng, mà trên người Ngọc Mặc không có chỗ nào nhàn rỗi cả, chỗ nào cũng biết cười, biết than vãn, biết ra hiệu một cách tinh tế” [18, tr. 18]“Ngọc Mặc mỗi lúc một đẹp hơn lên. Cô ta không phải tuyệt thế giai nhân nhưng lại rất ưa nhìn, rất dễ gây ấn tượng. Mái tóc rất dày, những lúc xổ ra trông có vẻ rất nặng, khiến cho khuôn mặt nhỏ đi... Đôi mắt đen và to bắt bạn phải ngắm nghía… [18, tr. 46], “Khác với lúc đến, giờ cô đổi sang mặc chiếc áo dài hoa màu xanh đen, khoác chiếc áo choàng dày bằng len trắng, trên ngực có hai quả cầu to bằng len… đó là cách ăn mặc rất hợp thời trang” [18, tr. 47]. Hay khi tả ngoại diện của Đậu Hoàn “Cô này nhỏ nhắn xinh xắn, khuôn mặt trái đào, che phần dưới đi, cặp mắt cô lúc nào cũng cười rạng rỡ, che phần trên đi thì trông như suốt ngày hậm hực điều gì, cứ như ai đó vay gạo trả thóc cho cô vậy” [18, tr. 44]. Khi tả ngoại diện nhân vật nữ, nhà văn Nghiêm Ca Linh chỉ tập trung tả một vài nét tiêu biểu về dáng vẻ, diện mạo. Chỉ bằng vài nét khái lược, tác giả đã để nhân vật nữ hiện lên là những chân dung không hoàn chỉnh. Họ hiện lên là những người phụ nữ đậm chất nữ tính, rất đàn bà. Qua ngoại diện, nhà văn Nghiêm Ca Linh không đặc tả tính cách của họ mà chỉ đặc tả số phận đau khổ, bất hạnh.

Còn trong tác phẩm Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, lời văn trần thuật tập trung vào kể nhiều hơn. Chẳng hạn, khi kể về ngoại diện bà ba Váy “...Một cái đẹp của sức sống. Một cái đẹp của da thịt mỡ màng. Người đàn bà ấy trắng lắm. Có vẻ làm việc đồng áng giỏi mà da mặt vẫn trắng bóc.... Ở bà ta, những chỗ nào da thịt hở ra cũng thấy ngồn ngộn ngọt ngào...” [14, tr. 55]. Hay khi kể về ngoại diện của cô Mùi “Cô Mùi cũng đã vào độ tuổi bốn mươi. Khác với người nông dân trong vùng thường già sọm đi trước tuổi vì làm lụng vất vả, cô Mùi tuổi đã lớn mà vẫn còn xuân sắc” [14, tr. 232]. Nhà văn kể về ngoại diện của nhân vật nữ qua một vài nét tiêu biểu, qua đó hiện lên sức sống đầy sung lực, tràn trề nữ tính của người đàn bà Việt mang đậm tính phồn thực. Những nhân vật phụ nữ hiện lên với ngoại diện đậm đà nữ tính vậy mà cuộc đời không có được cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn.

Cả hai nhà văn Nghiêm Ca Linh và Nguyễn Xuân Khánh đều giống nhau ở chỗ: sử dụng ba thành phần của lời văn trần thuật để thể hiện bất hạnh, khát khao và nữ

quyền của nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của mình. Tuy nhiên trong điểm giống cũng có điểm khác. Nghiêm Ca Linh thiên về tả nhân vật phụ nữ. Nhà văn tả ngoại diện nhưng nhấn mạnh một vài nét tiêu biểu, từ đó thể hiện mâu thuẫn trong đời sống của họ. Đó là mâu thuẫn giữa đời sống bất hạnh với khát khao hạnh phúc, càng bất hạnh họ càng muốn khát khao để thoát khỏi vũng bùn lầy tăm tối. Sử dụng biện pháp tả trong tác phẩm của mình, Nghiêm Ca Linh giúp ta thấy được số phận bất hạnh của nhân vật phụ nữ. Còn Nguyễn Xuân Khánh, thiên về kể nhiều hơn, qua những lời kể vắn tắt về nhân vật cũng giúp người đọc thấy được số phận của họ: người phụ nữ đầy sức sống, đầy nữ tính nhưng lại bất hạnh. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở Nguyễn Xuân Khánh đó là kể nhưng thực chất để bộc lộ, ca ngợi bản năng thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, ca ngợi vẻ đẹp phồn thực của văn hóa Việt.

Bên cạnh lời trần thuật thì ngôn ngữ nhân vật cũng góp phần tạo nên thành công cho lời văn nghệ thuật trong hai tiểu thuyết trên. Qua khảo sát ngôn ngữ nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết chúng tôi thấy: lời đối thoại của nhân vật nữ trong tiểu thuyết

Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh) chiếm 51,72%; lời đối thoại của nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) chiếm 23,12%. Ở hai tiểu thuyết lời đối thoại chiếm ưu thế hơn lời độc thoại, hầu hết các nhân vật nữ trong hai tiểu thuyết đều là những nhân vật ít có day dứt, trăn trở, thường bộc lộ ngay ra bên ngoài. Cho nên nghiên cứu ngôn ngữ nhân vật phụ nữ chúng tôi tập trung nghiên cứu ở lời đối thoại. Cả hai nhà văn Nghiêm Ca Linh và Nguyễn Xuân Khánh đều xây dựng những lời đối thoại của nhân vật nữ ít lời bình, gần với cuộc sống đời thường. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ được thể hiện qua lời trần thuật, mà như kết quả khảo sát ở trên: trong hai tiểu thuyết lời nhân vật có vai trò quan trọng trong việc thể hiện hình tượng nhân vật bất hạnh với những khát khao hạnh phúc và quyền của bản thân.

Trong Kim Lăng thập tam thoa, nhà văn Nghiêm Ca Linh xây dựng nhiều lời đối thoại giữa các nhân vật nữ, nhà văn để cho nhân vật của mình tự bộc lộ tính cách một cách tự nhiên, không cần có lời bình hay lời dẫn dắt. Ví dụ, lời đối thoại giữa Ngọc Mặc với các em nữ sinh:

“Trước đây ăn học tử tế cả, học đâu ra cái thói dã man thế hả? Học ai thế hả?” “Khóc nữa con mẹ mày không nghe thấy đâu nhưng bọn Nhật nghe thấy đó, mấy đứa chúng mày” [18, tr. 253].

Mặc dù Ngọc Mặc rất thương các cô bé nữ sinh, cô luôn có những hành động để bảo vệ các em khỏi sự nhơ nhuốc của chính cô và đám gái điếm. Nhưng trong giờ phút căng thẳng, nguy hiểm khi lính Nhật đang lùng sục trong nhà thờ, cô đã “chửi” các cô bé. Lời “chửi” như để bộc bạch những điều bí bách trong lòng của cô, để đảm bảo an toàn cho nữ sinh, để trấn an tinh thần cho các em mà thôi. Thực chất bên trong con người ấy là những tâm trạng giằng xé dữ dội.

Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cũng để cho nhân vật nữ của mình tự bộc lộ tính cách, bản chất. Chẳng hạn trong cuộc đối thoại giữa bà ba Váy với Trịnh Huyền gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách, những khát khao, kí ức xưa cũ lại ùa về khiến nhân vật càng bộc bạch chân thật hơn:

“Ai lầm? Tôi lầm hay ông giả vờ quên?... Hay anh là kẻ bạc tình? Phải, anh đánh lừa tôi từ lúc tôi còn trẻ dại. Anh bảo tôi rằng anh sẽ về, sẽ lấy tôi… Thế mà… anh mặc tôi… anh không về nữa”.

“Tôi nghĩ mà cực cho thân tôi” [14, tr. 385-386].

Khi gặp lại người yêu xưa kia, bà ba Váy rất vui mừng, xúc động, nhưng bà luôn thể hiện sự trách móc, sự ân hận của chính bản thân mình. Những cảm xúc đó trước đây chưa từng được bà bộc bạch, giờ đây bà như được trở về với chính mình, nên bà đã nói ra những khát khao trong lòng mình. Dường như đó vừa là lời trách, đồng thời cũng như ước muốn của bà ba Váy nhưng không dám nói trực tiếp. Các câu nói của bà không dài dòng, như tự nói với chính mình là một cách tự bộc lộ. Có thể thấy sự mạnh mẽ trong lời nói của bà.

Cô Hoa là cô gái vô tư, hồn nhiên, cô có gương mặt lúc nào cũng tươi vui, rạng rỡ. Vậy mà qua cuộc đối thoại giữa Nhụ và cô Hoa cho thấy cuộc đời bất hạnh, cuộc đời của kiếp làm mõ. Cô luôn muốn thoát khỏi cái nghề hèn mạt đó để có ngày “mở mày mở mặt”. Lời đối thoại của cô Hoa là tâm trạng bất hạnh giấu kín trong lòng giờ mới có cơ hội bộc bạch:

“Ừ! Làm mõ thì ai thèm chấp… Làm mõ thì ai dám dây… Phải đấy! Đến cả ma quỷ thần linh cũng chẳng muốn dây với mõ… Đến cả ma quỷ cũng chẳng muốn chòng ghẹo mõ… dù là mõ xinh đẹp…”[14, tr. 605].

Ngôn ngữ nhân vật trong hai tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh) và Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh) gặp gỡ nhau ở chỗ: cả hai nhà văn

đều tập trung miêu tả lời đối thoại của nhân vật, và những lời đối thoại ấy ít lời bình, gần với cuộc sống, gần với con người. Hơn nữa, qua lời đối thoại của nhân vật, cả hai tác giả thể hiện được tâm trạng bất an của nhân vật nữ, những tâm trạng giấu kín, phù hợp với kiểu nhân vật bất hạnh nhiều khao khát và đòi nữ quyền.

Tuy nhiên, khi xây dựng ngôn ngữ nhân vật trong tiểu thuyết của mình mỗi nhà văn lại có dụng ý nghệ thuật riêng để đem lại nét sáng tạo riêng cho mình. Với Nghiêm Ca Linh, lời đối thoại của các nhân vật phụ nữ thường ngắn. Nhân vật thường bộc lộ trực tiếp cảm xúc của bản thân một cách thẳng thắn khi đề cập đến vấn đề nào đó. Nhưng đằng sau những lời đối thoại ngắn đó là những tâm trạng được giấu kín, không bộc lộ hết ra bên ngoài.

Ví dụ như lời đối thoại của Ngọc Mặc với các nữ sinh, khi quân Nhật đang lục soát nhà thờ để cốt tìm con gái. Thực chất lời đối thoại đó là lời chửi của Ngọc Mặc với đám nữ sinh: “Có câm miệng đi không?”, “Khóc nữa con mẹ mày không nghe thấy đâu nhưng bọn Nhật nghe thấy đó, mấy đứa chúng mày”. Qua lời đối thoại cho thấy Ngọc Mặc là người đàn bà đanh đá, chua ngoa, nhưng thực chất lời chửi đó như để trấn an các nữ sinh. Nếu như không có lời “chửi” đó thì tính mạng các cô nữ sinh sẽ bị rơi vào tay bọn lính Nhật tàn bạo. Phải là người hiểu biết và có lòng thương cảm đối với các em nữ sinh thì Ngọc Mặc mới có lời nói như vậy, chính tâm trạng không bộc lộ ra bên ngoài đã cho thấy điều tốt đẹp bên trong con người Ngọc Mặc. Chính sự bất hạnh của các nhân vật nữ đã dồn nén họ, nên khi đối thoại họ bộc lộ ra như để thể hiện thái độ với đời, nhưng thực chất ẩn sâu bên trong vẫn là cảm xúc được giấu kín.

Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, lời đối thoại của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh và kim lăng thập tam thoa của nghiêm ca linh​ (Trang 78 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)