Nhân vật phụ nữ và nữ quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh và kim lăng thập tam thoa của nghiêm ca linh​ (Trang 51 - 63)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Nhân vật phụ nữ và nữ quyền

Trong những năm gần đây, vấn đề “nữ quyền” được đề cập đến nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, xuất hiện nhiều trong sáng tác văn chương. Vấn đề này đã đi sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống và chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng và hoạt động của con người.Khái niệm nữ quyền(Feminism, women’s right)gắn liền với“hoạt động chính trị và xã hội, sinh ra từ ý thức về sự bình đẳng trên phương diện giới. Nói một cách khái quát, khái niệm này chỉ quyền lợi về chính trị và xã hội của người phụ nữ. Thông qua những hoạt động đấu tranh chính trị và xã hội, giới nữ đòi lại những lợi ích chính đáng của mình để đạt đến sự bình đẳng với nam giới”[8]. Đây là quan điểm tiến bộ, khi người phụ nữ trước đây phải chịu quá nhiều bất công, thì khái niệm này ra đời như sự khẳng định quyền của nữ giới so với nam giới. Đó là cách để họ tự giải phóng mình.

Theo cách hiểu thông thường ta có thể hiểu nữ quyền là quyền bình đẳng của phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục… Ở cấp độ rộng, nữ quyền được hiểu là những quyền bình đẳng của người phụ nữ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ở cấp độ hẹp, nữ quyền là khái niệm để phân biệt với các khái niệm “nữ giới” và “nữ tính”. Nếu “nữ giới” để chỉ sự khác biệt về sinh học, “nữ tính” là các đặc điểm văn hóa đã được xác định, thì “nữ quyền” mang tầm cao hơn, mục đích hướng đến là sự bình quyền giữa nam nữ, đồng thời cho phép nữ giới được thực hiện các quyền của mình.

Trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa (Nghiêm Ca Linh) và tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn (Nguyễn Xuân Khánh), hai nhà văn khi viết về nhân vật phụ nữ đã đề cập

đến vấn đề “nữ quyền”. Mỗi nhà văn lại có cách miêu tả riêng từ góc nhìn văn hóa và góc nhìn chủ quan cá nhân. Tuy nhiên, cả hai nhà văn đều có những quan niệm về vấn đề “nữ quyền” để qua đó giúp độc giả có chiêm nghiệm, nhìn nhận đúng về quyền của người phụ nữ.

Trong tiểu thuyết Kim Lăng thập tam thoa của Nghiêm Ca Linh, hệ thống nhân vật phụ nữ được phân định thành hai loại: mười ba cô gái điếm đến từ sông Tần Hoài và mười sáu em nữ sinh. Trong tác phẩm, Nghiêm Ca Linh đã để cho nhân vật phụ nữ tự nói lên tiếng nói đấu tranh đòi quyền sống của chính mình - quyền của người phụ nữ với tất cả bản năng tính giới của mình. Các nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của Nghiêm Ca Linh dù là các cô gái điếm hay các nữ sinh đều có điểm chung này. Nhân vật Ngọc Mặc, Hồng Lăng, Đậu Hoàn, Thư Quyên là những nhân vật tiêu biểu cho tiếng nói tự đấu tranh như thế.

Nhà văn Nghiêm Ca Linh đã đặt hai loại nhân vật phụ nữ trong tác phẩm của mình trong sự đối lập. Một bên là các cô gái điếm với cuộc sống nhầy nhụa, nhơ nhớp. Một bên là sự thanh cao, thánh thiện của các nữ sinh. Tuy họ khác nhau về thân thế, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội nhưng họ cùng nhau lánh nạn trong nhà thờ Wilson. Khoảng thời gian sống chung giữa họ có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Các cô gái điếm trở thành công cụ phản tỉnh đối với các nữ sinh, và các nữ sinh khiến các cô gái điếm luôn muốn hướng đến cuộc sống thanh cao.

Trong hoàn cảnh sống gần nhau, các cô kĩ nữ đã khơi dậy sự tò mò, sự háo hức, xao động giấu kín trong lòng các nữ sinh. Đó còn là sự trỗi dậy khẳng định quyền sống mãnh liệt của các nữ sinh mà trước đây luôn bị kìm hãm. Trước đây các em luôn được giáo dục theo khuôn phép, nên tự các em luôn đặt ra ranh giới nhất định với lũ đàn bà kia. Những cuộc xô xát giữa nữ sinh với các cô kĩ nữ khiến chúng cảm thấy mình thật “vô tích sự”, đặc biệt là Thư Quyên trong một lần tranh cãi với những ả đàn bà: “Cô tức mình đến bã cả người, hàng trăm câu nói bẩn thỉu của bọn người này dồn nén trong lòng. Cô giận mình vô tích sự, tại sao lúc đó không nghĩ ra câu nào hay hơn có tính sát thương để bắn xả vào mặt chúng nó”[18, tr. 32] và cô “đau đớn, quá căm thù, cô nghiến răng thù ghét mọi thứ”, “cô ghét chính mình” [18, tr. 33]. Cô tự ghét mình bởi được sinh ra và lớn lên trong môi trường tốt, được dạy theo khuôn phép nhất định. Vì thế cô

phải sống thật thánh thiện, không thể vì những “lời nói bẩn thỉu” của đám kĩ nữ kia mà biến mình thành con người như họ được.

Mặc dù khinh ghét đám đàn bà, nhưng thời gian sống chung trong nhà thờ đã khiến cho Thư Quyên và các nữ sinh tò mò về các cô kĩ nữ “…các cô nghĩ đến chuyện họ kiếm sống bằng cái bộ phận kín đáo giữa hai đùi mà đỏ mặt thốt lên “eo ơi!” và giấu kín sự xao động lạ lẫm trong cơ thể mình” [18, tr. 43]. Ở độ tuổi mười ba là độ tuổi bắt đầu có những chuyển biến trong tâm lý tình cảm. Các cô muốn biết đám đàn bà đó đã kiếm sống bằng “bộ phận thầm kín” ấy như thế nào. Nhưng các nữ sinh chỉ được phép giấu kín những xao động trong cơ thể mình, vì đó là điều xấu xa, tội lỗi. Để thỏa trí tò mò, Thư Quyên đã bắt đầu cuộc “hành trình” nhòm qua lỗ thông hơi dưới tầng hầm - nơi đám đàn bà ẩn náu. Đặc biệt, trong lần lẻn nhìn Ngọc Mặc múa, Thư Quyên thấy bực trong lòng và ghen tức “Nhìn kẻ mạt hạng kìa, ưỡn ẹo không ra làm sao!” [18, tr. 132]. Không kìm được sự tức giận khi thấy cảnh tượng như vậy, cô đã quát vào lỗ thông hơi: “Bọn gái điếm! Không biết nhục!” [18, tr. 143]. Đáp lại lời chửi đó, cô Ngọc Sênh lên tiếng “Cho dù mày có phải điếm hay không, bọn Nhật cũng coi mày là điếm!”, tiếp đến Hồng Lăng “Chúng mày tưởng chúng mày khác gái điếm à. Tụt quần ra như nhau cả!” và Nan Ni nói tiếp “Chúng mày nghe đây, người Nhật thích điếm trẻ con!... Ai biết nó có phải ngọc ngà châu báu của bố mẹ hay không!” [18, tr. 143 - 144]. Những lời nói đó như thắt vào cổ họng của Thư Quyên nghẹn ứ, khiến cô càng căm ghét lũ điếm hơn, căm ghét sự khoái trá của chúng chính ở chỗ “cường bạo đã xóa nhòa ranh giới phân biệt cao sang với hèn hạ” [18, tr. 144].

Một lần khác, khi nhòm qua lỗ thông hơi Thư Quyên nghe được câu chuyện giữa đám gái điếm về những tên lính Nhật thật hung hãn. Câu chuyện đã khiến Thư Quyên hiểu rằng trong cuộc chiến này không nơi đâu là an toàn tuyệt đối cả, cái lỗ hổng này sẽ được lấp kín bất cứ lúc nào. Rời khỏi lỗ thông hơi Thư Quyên “phát hiện mắt mình đẫm nước. Cô đã bị đám đàn bà dưới hầm làm rơi nước mắt!” [18, tr. 172]. Cũng có thể vì câu chuyện giữa Đậu Hoàn và Vương Phố Sinh đã làm cô cảm động. Hay vì âm điệu bài “Hái chè” làm cô thấy “Khoảnh khắc này cô thấy mình hoàn toàn hòa hợp được với những người đàn bà dưới tầng hầm” [18, tr. 172].

Sống chung với đám đàn bà trong nhà thờ, các cô nữ sinh từ những cô gái trong trắng, lễ phép, giờ đây đã có những thay đổi. Các em được sống đúng với con người mình, sống đúng với “quyền” của mình. Những ngày sống chung trong nhà thờ giữa đám gái điếm và các em nữ sinh là những ngày nảy sinh những mâu thuẫn gay gắt. Các cô căm ghét sự nhơ nhuốc của đám gái điếm. Vì căm ghét sự “ưỡn ẹo” của Hồng Lăng mà các cô nữ sinh đã giở thói côn đồ, ném khúc côn cầu trúng đầu Hồng Lăng; Cũng vì đám gái điếm đến nhà thờ đã “chiếm” mất chỗ ăn, chỗ ngủ, nước, lương thực của các nữ sinh nên khi Đậu Hoàn xuất hiện trong bữa ăn chiều, các nữ sinh càng thêm căm ghét bội phần; Vì cô gái điếm Đậu Hoàn đã dùng lời lẽ “bẩn thỉu” xúc phạm đến các em nữ sinh nên giữa hai bên xảy ra xô xát. Đậu Hoàn bị các nữ sinh xông vào đánh chảy máu đầu. Hành động của các cô bé đã gây thương tích cho đối phương. Hành động đó được xem như cách để chống lại những điều mà các cô nữ sinh không thể chấp nhận. Chính định kiến, sự khác biệt đã khiến các nữ sinh bị kích động tâm lý, bị dồn nén từ lúc đám gái điếm đến nhà thờ. Các cô phản kháng là để cho đám gái điếm thấy được dù các cô là các nữ sinh nhưng các cô không hề yếu đuối trước quyền lợi chính đáng của mình. Đây chính là bi kịch. Bi kịch của những kẻ bất hạnh chống lại những kẻ bất hạnh hơn mình. Nghiêm Ca Linh đã thấu hiểu nỗi bất hạnh của phụ nữ trong chiến tranh, trong định kiến xã hội.

Khi lính Nhật đến nhà thờ để “mời” các em trong ban đồng ca đến dự lễ giáng sinh, trước tình hình nguy cấp, vị linh mục đã yêu cầu các cô bé xuống hầm kho chung với đám đàn bà để tránh sự lục soát của lính Nhật. Trước tình thế đó, các nữ sinh đã khóc, đánh nhau “các cô bé đến can, can mãi, rồi khóc cả lượt” [18, tr. 252]. Cô bé Sô - phi vừa đấm vừa đá rồi chửi “Đồ đĩ rạc, Đồ điếm!” [18, tr. 252]. Các nữ sinh đã phản kháng trước “lời mời” của viên sĩ quan Nhật bằng cách nói ra những câu từ lạ lẫm mà trước đây các em không bao giờ được làm. Sự thay đổi đó đã khiến Ngọc Mặc phải quát lên “Trước đây ăn nói tử tế cả, học đâu ra cái thói dã man thế hả? Học ai thế hả?” [18, tr. 253]. Lời nói của Ngọc Mặc lúc này thật có giá trị. Bọn trẻ cần những lời như thế vào lúc này, giống như lời của cô quản sinh quản những học trò hư phần nào đã trấn áp được tinh thần của các cô bé và để chúng im lặng.

Chính sự gặp gỡ đám kĩ nữ trong bối cảnh nhà thờ đã đem đến bước ngoặt lớn trong cuộc đời các em nữ sinh. Sau khi rời khỏi nhà thờ an toàn, Thư Quyên và các bạn thường buột miệng nói những từ của gái làng chơi hoặc buột miệng hát những câu hát của họ. Những câu hát “bẩn thỉu” nhưng đầy sức sống được các em nữ sinh bắt chước hoàn toàn vô thức. Nếu có cãi nhau thì các cô không còn là những cô gái ngoan nết nữa mà cũng thô bạo, chẳng ai nhường ai, người này văng tục, người kia văng tục hơn. Fabbi Atonado đã mất rất nhiều công sức cũng không thể kéo các cô trở lại như các cô bé hát đồng ca ngày xưa. Nói về điều này, Thư Quyên cười và nói “Fabbi làm sao biết được đó là sự giải phóng lớn lao của chúng tôi, chúng tôi học được ở những người đàn bà bị bán làm con nô tì thấp hèn cách giải phóng bản thân” [18, tr. 268]. Qua lời Thư Quyên, Nghiêm Ca Linh muốn nói, các cô nữ sinh, trong định kiến xã hội, các cô cũng là “phụ nữ”, là “công cụ giới tính” cho đàn ông. Các cô được “giáo dục” cũng chỉ “để cho đàn ông” mà thôi. Các cô nữ sinh cũng bất hạnh không kém các cô gái điếm trên sông Tần Hoài.

Khác với các nữ sinh, các cô gái điếm luôn muốn được sống là chính mình với thái độ bất cần. Ngọc Mặc luôn ý thức được “cái nghề” của mình là hèn mạt. Nhưng cô biết, các cô cũng là con người, khi sống có thể chịu sự kinh bỉ của người đời nhưng khi chết chỉ mong được “chết tử tế”. Ngọc Mặc đã quỳ xuống và xin linh mục chấp nhận họ “Cái mạng chúng tôi rẻ mạt, chẳng đáng để cho ngài cứu; nhưng chúng tôi chỉ cầu mong chết được tử tế. Hèn hạ như loài chó lợn cũng đáng được chết cho nhanh gọn, chết mà không phải đau đớn” [18, tr. 18].

Từ khi vào lánh nạn trong nhà thờ, Ngọc Mặc luôn là người can ngăn những mâu thuẫn giữa nữ sinh với chị em của mình. Cô luôn đề cao nữ sinh hơn những “đồng nghiệp” của mình. Không phải vì cô sợ họ, mà vì cô biết, trong cuộc chiến này các em nữ sinh là đối tượng cần bảo vệ. Cô luôn ý thức được cô và các chị em là hạng người mạt hạng trong xã hội. Linh mục và các em nữ sinh chấp nhận cho Ngọc Mặc và các cô gái điếm kia vào lánh nạn là đã phải chịu đựng họ rất nhiều. “Tại vì người ta cho mày ở một cái hang chuột. Tại vì người ta phải chịu đựng cái đám người như ta, tại vì ta không biết điều, không biết xấu hổ. Tại vì ta sinh ra không bằng người ta, chết cũng

chẳng ra ma, đánh cũng đến thế thôi, giày vò cũng đến thế thôi”[18, tr. 39]. Những lời nói của cô có ý nghĩa sâu cay không chỉ đối với linh mục và đám nữ sinh, đó là lời “chửi” để chửi người đời. Và “để giữ cho các em nữ sinh được trong sạch, từ đó làm cho chúng trở nên giỏi giang thì người đời phải đảm bảo sao cho loại người như Ngọc Mặc luôn luôn phải ở cấp bậc hèn mạt”[18, tr. 40]. Con người ta sinh ra đâu ai muốn làm cái nghề đó, nhưng vì hoàn cảnh mà họ phải chấp nhận sống trong nhầy nhụa, bẩn thỉu.

Các cô gái điếm, dù ở địa vị hèn mạt trong xã hội, nhưng họ luôn có khát khao sống một cuộc đời thanh bạch. Họ đã chứng minh qua việc tự nguyện thay các em nữ sinh đóng giả ban đồng ca đến dự lễ giáng sinh trong quân đội Nhật. Qua đó giúp cho các em nữ sinh và các linh mục nhận ra rằng không nên nhìn bề ngoài mà đánh giá toàn bộ con người bên trong.

Để bảo vệ cho các nữ sinh được an toàn, Triệu Ngọc Mặc là người đầu tiên quyết định tự nguyện đi theo lính Nhật để các em học sinh ở lại. Quyết định của Ngọc Mặc có người tán thành nhưng cũng có người không tán thành, chỉ đến khi cô giận dữ nói: “Các cô cứ ở đây mà trốn đến cùng, chiếm chỗ của người ta, ăn tranh của người ta, giương mắt nhìn bọn Nhật lôi lũ nhãi con đi hành hạ!... Cứ trốn đi, trốn đến đổi đời đầu thai, đầu thai cho tốt, cũng làm học sinh, làm đệm cho bọn Nhật chó má của các cô!” [18, tr. 257 - 258], lời “chửi” của cô thật thích đáng.

Hai loại phụ nữ trong tác phẩm vốn là những kẻ xa lạ, vậy mà trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” các cô gái điếm lại sẵn sàng hi sinh thân mình để bảo vệ các nữ sinh. Mặc dù đám nữ sinh kia luôn gây gổ, luôn khinh bỉ họ, nhũng đám gái điếm vẫn cứu giúp họ. Các cô gái điếm họ đã vượt qua ranh giới định kiến cho rằng “đàn bà thường nhỏ nhen ích kỉ”. Đó là sự chiến thắng: cái thiện đã chiến thắng cái ác, chiến thắng chính bản thân mình, sẵn sàng hi sinh xả thân cứu giúp cả những người xa lạ - các em nữ sinh.

Các cô gái điếm và các em nữ sinh gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh cùng lánh nạn trong nhà thờ. Mặc dù các cô kĩ nữ và các em nữ sinh luôn ở hai phía mâu thuẫn, đối nghịch nhau nhưng thời gian sống chung đã gặp gỡ ở nhau khát khao được sống đúng là chính mình, sống đúng giá trị bản năng vốn có. Họ là “công cụ” phản tỉnh nhau. Nhưng khi nhận ra được giá trị và khát khao sống của bản thân thì lại rơi vào bi kịch.

Khi lánh nạn trong nhà thờ, sống bên cạnh các cô nữ sinh được xem là thanh cao, thánh thiện, các cô kĩ nữ cũng muốn sống một cuộc sống thanh cao. Các cô tự nguyện hi sinh thân mình để cứu các em nữ sinh khỏi vòng tay bẩn thỉu của bọn Nhật. Trong số đó, có cô bị giết chết, có cô tự sát, duy chỉ còn cô Ngọc Mặc sống sót nhưng cũng phải thay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hình tượng nhân vật phụ nữ trong hai tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh và kim lăng thập tam thoa của nghiêm ca linh​ (Trang 51 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)