Nguồn thu nhập của người dân vẫn chủ yếu là từ các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, chiếm 97% thu nhập, còn lại là thu nhập từ các hoạt động khác như dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… Thu nhập bình quân đầu người rất thấp, chỉ đạt 2,1 – 2,4 triệu đồng/người/năm.
Chương 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Đa dạng về thành phần loài
Qua kết quả điều tra, chúng tôi đã xácđịnh được hệ thực vật cây thuốc ở VQG Vũ Quang gồm 213 loài, thuộc 185 chi và 89 họ. Để đánh giá được mức độ đa cây thuốc, có thể so sánh với hệ cây thuốc Việt Nam để có được sự nhìn nhận một cách tổng quan. Kết quả so sánh được trình bàyở bảng 4.1. Ta thấy hệ thực vật làm thuốc ở VQG Vũ Quang với tỉ lệ diện tích rất nhỏ (0,00017%) nhưng lại chiếm đến 29,67% số họ, 15,50% số chi và 6,66% số loài của cả nước. Qua đó có thể kết luận hệ thực vật cây thuốc Vũ Quang khá đa dạng về số lượng các taxon.
Bảng 4.1. So sánh hệ cây thuốc VQG Vũ Quang và hệ cây thuốc Việt Nam
Chỉ tiêu Vũ Quang (1) Việt Nam (2) Tỉ lệ %
Diện tích 0,55035 330000 0,00017
Họ 89 300 29,67
Chi 185 1200 15,50
Loài 212 3200 6,66
Hệ thực vật cây thuốc tại VQG Vũ Quang có đặc điểm phân bố các taxon giữa các ngành là không đồng đều, chủ yếu tập trung vào ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Điều này được thể hiện rất rõở bảng 4.2.
Bảng 4.2. Số lượng và tỉ lệ của các taxon các ngành thực vật làm thuốc tại VQG Vũ Quang NGÀNH Họ Chi Loài Sl % Sl % Sl % LYCOPODIOPHYTA 1 1,12 1 0,54 1 0,47 POLYPODIOPHYTA 4 4,49 5 2,70 5 2,35 PINOPHYTA 4 4,49 5 2,70 6 2,82 MAGNOLIOPHYTA 80 89,89 174 94,05 201 94,37 Tổng 89 100 185 100 213 100
Qua bảng 4.2, đã thể hiện rất rõ, các taxon chủ yếu tập trung vào ngành Mộc lan, chiếm 89,89% số họ; 94,05% số chi và 94,37% số loài. Ngược lại các ngành khác chiếm tỉ lệ rất thấp như: Thông đất (Lycopodiophyta) chỉ có 1 loài, 1 chi và 1 họ.
Ngành Mộc lan có số lượng taxon lớn nhưng sự phân bố trong các lớp Mộc lan (Magnoliopsida) và lớp Loa kèn (Liliopsida) trong ngành này cũng không đồng đều, điều này sẽ được thể hiện rõ qua bảng 4.3 tổng hợp sau đây.
Bảng 4.3. Số lượng và tỉ lệ của các lớp Mộc lan và lớp Loa kèn trong ngành Mộc lan tại VQG Vũ Quang
Họ Chi Loài
Sl % Sl % Sl %
MAGNOLIOPSIDA 61 76,25 145 83,3 170 84,6
LILIOPSIDA 19 23,75 29 16,7 31 15,4
Tổng 80 100,00 174 100,00 201 100,00
Qua đó ta thấy, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có số họ (61 họ, chiếm 76,25%), số chi (145 chi, chiếm 83,3%) số loài (170 loài, chiếm 84,6%) cao hơn hẳn các taxon đó trong lớp Loa kèn (Liliopsida).
Tuy các taxon chủ yếu tập trung rất ít vào các ngành khác ngoài ngành Mộc lan (Magnoliophyta) nhưng các loài chứa đựng trong đó lại có giá trị về
công dụng cũng như bảo tồn rất cao như: Thông đất (Lycopodiella cernua (L.)
Fraco & Vast.) thuộc ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Pơ mu (Fokienia hodginsii (Dunn) A. Henry & Thomas), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus
(Blume) de Laub., Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wallich ex
Hook.)… Lớp Loa kèn có các loài như: Thiên niên kiện (Homalomena occulta
(Lour.) Schott., Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), Sa nhân (Amomum xanthioidesWall. ex Baker) …
Sự không đồng đều trên có thể giải thích được bởi đặc điểm của khu hệ thực vật ở Việt Nam nói chung và VQG Vũ Quang nói riêng thì các taxon chủ yếu cũng tập trung vào ngành Mộc lan (Magnoliophyta) và lớp Mộc lan (Magnoliopsida).
Sự đa dạng ở bậc họ, bậc chi đồng nghĩa với việc xét trong họ, trong chi có bao nhiêu loài, thông qua bảng tổng hợp sau đây (bảng 4.4 ).
Bảng 4.4. Sự phân bố số lượng các loài cây thuốc trong các họ
Số loài Ngành Trên 15 loài 10-15 loài 5-9 Loài 4 loài 3 loài 2 loài 1 loài LYCOPODIOPHYTA 1 POLYPODIOPHYTA 1 3 PINOPHYTA 2 2 MAGNOLIOPSIDA 1 1 7 8 6 15 23 LILIOPSIDA 1 1 1 2 14 TỔNG SỐ LOÁI 17 13 43 36 21 40 43 TỔNG SỐ HỌ 1 1 8 9 7 20 43 TỈ LỆ % 1.12 1.12 8.99 10.11 7.87 22.47 48.31
Qua bảng trên ta thấy, số họ có 1 loài chiếm tỉ lệ lớn nhất (với 43 họ, chiếm 48,31%), số họ trên 10 loài chiếm ít nhất (với 2 họ, chiếm 2,24%,) các họ có từ 1 đến 9 loài (87 họ, chiếm 97,76%). Số loài trong 2 nhóm này cũng tương tự. Như vậy có nghĩa là hệ thực vật cây thuốc ở VQG Vũ quang có số họ và số
loài phân bố tập trung vào các họ có số loài từ 1 đến 9. Những họ có nhiều loài nhất được thể hiện ở bảng 4.5 sau:
Bảng 4.5. Các họ đa dạng nhất về số loài làm thuốc ở VQG Vũ Quang
Họ Số loài ở VQG Vũ Quang (1) Số loài ở Việt Nam (2) Tỉ lệ (1) và (2)
Euphorbiaceae–Thầu dầu 17 424 0,04
Asteraceae–Cúc 13 325 0,04
Lamiaceae–Hoa môi 6 145 0,04
Menispermaceae–Tiết dê 6 45 0,13
Poaceae- Cỏ 6 400 0,02
Malvaceae–Bông 5 55 0,09
Araliaceae–Ngũ gia bì 5 12 0,42
Fabaceae-Đậu 5 470 0,01
Qua đó ta thấy, họ có tỉ lệ cao nhất là Ngũ gia bì (Araliaceae) với 0,42, họ Tiết dê (Menispermaceae) với 0,13. Còn lại họ có tỉ lệ thấp nhất là họ Cỏ (Poaceae) với 0,02; họ Đậu (Fabaceae) với 0,01 và do đó còn nhiều khả năng phát hiện thêm những loài cây thuốc khác ở trong 2 họ nàyở VQG Vũ Quang.
Sự phân bố các loài trong các chi thực vật làm thuốc ở VQG Vũ cũng không đồng đều, điều này thể hiện qua bảng 4.6 sau:
Bảng 4.6. Sự phân bố số loài trong các chi
Số loài Trên 3 loài 3 loài 2 loài 1 loài
Số chi 1 2 19 165
Số lượng loài 4 6 38 165
Tỉ lệ % số chi 0,5 1,1 10,3 89,2
Số lượng chi tập trung vào các chi có 1 loài với 165 loài trong số 213 loài thống kê được, chiếm 89,2%. Số lượng chi có từ 3 loài trở lên là rất thấp, chỉ có 3 chi với 10 loài, các chi có nhiều loài nhất bao gồm: Ficus (5 loài), Croton (3
So sánh hệ thực vật cây thuốc ở VQG Vũ Quang với các khu vực khác
Để có thể nhận thức được một cách rõ ràng hơn về mức độ phong phú của của hệ thực vật làm thuốc ở VQG Vũ Quang, chúng ta cần phải so sánh với những khu vực khác để có thể ước lượng được tiềm năng tài nguyên làm thuốc ở khu vực này. Do đó cần phải chọn những khu vực gần với khu vực nghiên cứu và nằm cùng một vùng sinh thái sinh vật, đó là VQG Pù Mát và KBTTN Pù Huống (bảng 4.7 và biểu đồ 4.1).
Bảng 4.7. So sánh các taxon của các khu vực khác nhau
Địa điểm so sánh Họ Chi Loài
SL % SL % SL %
Khu vực Con cuông (1) 120 35,7 364 43,4 551 48,4
BTTN Pù Huống (2) 127 37,8 289 34,5 374 32,9 VQG Vũ Quang 89 26,5 185 22,1 213 18,7 (1) Nguyễn nghĩa Thìn [29] (2) KBTTN Pù Huống [16] 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 % H? Chi Loài Khu v? c Con cuông BTTN Pù Hu?ng VQG V? Quang Họ Khu vực Con Cuông Khu vực Con Cuông VQG Pù Huống VQG Vũ Quang VQG Pù Huống VQG Pù Huống VQG Pù Huống VQG Pù Huống Khu vực Con Cuông
Qua bảng và biểu đồ trên ta thấy số lượng các taxon điều tra được ở Vũ Quang là thấp hơn nhiều so với hai khu vực còn lại, trong khi đó diện tích của VQG Vũ Quang là 55035 ha, và Vũ Quang cũng được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của khu hệ thực vật Bắc Trung bộ, cho nên tiềm năng cây thuốc của VQG Vũ Quang thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Tại khu vực Pù Huống và Pù Mát do đã có những dự án rất lớn, được Viện Dược liệu, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và các ban ngành cùng tham gia nên đã điều tra được trên những khu vực rộng lớn hơn nên số liệu điều tra thu được đầy đủ hơn.
4.2. Đa dạng về dạng sống
Để quản lý TNCT một cách có hiệu quả, không chỉ nắm được thành phần loài mà còn phải nắm được đặc điểm về dạng sống, từ đó có thể khái quát được phân bố theo không gian của các loài. Các dạng sống của các loài thực vật làm thuốc ở VQG Vũ Quang được trình bàyở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Dạng sống của các loài thực vật làm thuốc ở VQG Vũ Quang
Dạng sống Số loài Tỉ lệ % Thân thảo 65 31,0 Cây gỗ 68 31,9 Dây leo 37 17,4 Cây bụi 42 19,7 Tổng 212 100,0
Qua bảng trên ta thấy, cây gỗ chiếm tỉ lệ lớn nhất (66 loài, chiếm 31,9%), và cao hơn cả cây thân thảo (31,0%). Điều này chứng tỏ số lượng cây thuốc ở dạng thân thảo còn có khả năng phát hiện thêm được rất nhiều, bởi theo các
luôn cao hơn cây gỗ. Chiếm tỉlệ thấp nhất là cây dây leo với 37 loài (17,4%) chủ yếu là các họ như họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Tiết dê (Menispermaceae), họ Khúc khắc (Smilacaceae),… Tuy chiếm một tỉ lệ thấp nhưng trong đó chứa đựng những loài cây thuốc có giá trị về sử dụng và bảo tồn rất cao như: Fibraurea tinctoria Lour., Coscinium usitatum Pierre, Dioscorea persimilis Prain et Burk., Smilax glabra Roxb…. Xét chung thì tỉ lệ cây thuốc phân bố khá đồng đều trong các nhóm dạng sống (19-30%), và các nhóm dạng sống này thường phân bố khác nhau về mặt không gian trong cấu trúc rừng, cây gỗ thường tham gia vào tầng cây cao; cây thảo và cây bụi thường ở tầng thấp, dây leo là thực vật ngoại tầng. Do đó, muốn bảo tồn TNCT một cách có hiệu quả thì cần phải bảo tồn cả hệ sinh thái rừng. Để phát triển cây thuốc bằng cách trồng thì quan tâm nhiều hơn vào cây thân thảo và cây bụi vì chúng là những loài phát triển nhanh, khả năng sống cao hơn khi di chuyển đến khu vực khác…
4.3. Đặc điểm làm thuốc
4.3.1. Công dụng chữa bệnh
Đối chiếu với các tài liệu về cây thuốc trong y học cổ truyền và những kinh nghiệm của người dân về cách sử dụng cây thuốc thì nguồn cây thuốc ở VQG Vũ Quang có nhiều công dụng khác nhau để chữa các loại bệnh khác nhau như: dạ dày, rắn cắn, cao huyết áp, ngoài da, gãy xương, thần kinh…nhưng sự phân chia này cũng chỉ mang tính tương đối vì cùng một loài cây có thể có nhiều tác dụng khác nhau hoặc những bộ phận khác nhau trên cùng một loài có thể chữa những bệnh khác nhau. Do đó, sự phân chia này chỉ dựa vào những công dụng chính và phân chia theo các loại bệnh của sách y học cổ truyền. Kết quả được tổng hợp vào bảng 4.9 sau.
Bảng 4.9. Tần số sử dụng cây thuôc theo các nhóm bệnh
TT Nhóm bệnh (1) Số loài Tỉ lệ %
1 Bổ dưỡng 9 4,2
2
Bệnh tim (Suy tim, cao huyết áp,
giảm béo…) 3 1,4
3
Xương khớp (Thấp khớp, viêm
khớp, bó gãy…) 26 12,2
4
Thận và tiết niệu (sỏi thận, phù
thận, viêm đường tiết niệu) 15 7,0
5 Hô hấp (Ho, hen, viêm phế quản…) 14 6,6
6 Bệnh về mắt 5 2,3 7 Bệnh ngoài da (Ghẻ lở, vết thương, mụn nhọt…) 32 15,0 8 Động vật cắn (Rắn cắn) 10 4,7 9 Bệnh đường sinh dục 20 9,4 10
Bệnh thần kinh não (mất ngủ, đau
đầu,..) 10 4,7
11 Bệnh cảm cúm 22 10,3
12
Bệnh về gan (Viêm gan, nhiễm độc
gan…) 21 9,9
13
Bệnh đường tiêu hoá (Tiêu chảy, Dạ
dày, rối loạn tiêu hoá….) 34 16,0
(1) Đỗ tất Lợi [20]
Qua bảng trên ta thấy, những loài cây thuốc ở đây chiếm phần lớn là chữa bệnh rối loạn tiêu hóa (16,0%), có khoảng 34 loài, tiêu biểu như: Bồ cu vẽ
(Breynia fruticosa (L.) Hook. f.), Cỏ sữa (Euphorbia hirta L.), Lá khôi (Ardisia silvestris Pit. và Ardisia gigantifoliaStapf.)…
- Chữa bệnh sinh dục: Có thể thống kê được gần 20 loài như: Ích mẫu
(Leonurus japonicus Houtt.), Xích đồng nam (Clerodendrum japonicum
(Thunb.) Sweet), Bạch đồng nữ (Clerodendrum chinensis (Osbeck.) Mabb. var. simplex (Mold.) S. L. Chen), Cẩu tích (Cibotium barometz(L.) J. Smith),…
- Chữa bệnh ngoài da: Có khoảng 32 loài (15%) như: Ba gạc (Euodia lepta (Spreng.) Merr.), Máu chó (Knema globularia (Lamk.) Warb.),
Thảo quyết minh (Cassia toraL.), …
- Chữa bệnh về đường hô hấp 14 loài, tiêu biểu là các loài như: Cam thảo
dây (Abrus precatorius L.), Bạc hà (Mentha arvensis L.), Cà độc dược (Datura metel L.)….
- Các loài thuốc bổ dưỡng có 9 loài (4,2%) có những loài điển hình như: Bổ béo (Gomphandra tonkinensis Gagnep.), Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.)
Harms), Sa nhân (Amomum xanthioidesWall. ex Baker),…
Tóm lại giá trị của nguồn tài nguyên cây thuốc ở VQG Vũ Quang là khả lớn về mặt công dụng chữa bệnh.
Ngoài sự đa dạng về công dụng chữa bệnh thì TNCT ở đây cũng khá đa dạng về số công dụng trên 1 loài. Điều này được thể hiện ở bảng sau (bảng 4.10):
Bảng 4.10. Tần số loài theo số lượng công dụng chữa bệnh của các loài cây thuốc ở VQG Vũ Quang
Số công dụng Số loài Tỉ lệ % 1 28 13,1 2 77 36,6 3 76 35,7 4 23 10,8 Từ 5 trở lên 8 3,8 Tổng 212 100,0
Qua bảng 4.10 ta thấy, số loài có 2 công dụng trở lên chiếm tỉ lệ khá lớn, loài 1 công dụng chỉ có 28 loài (13,1%). Những loài nhiều công dụng có thể là trong một bộ phận có nhiều công dụng hoặc các bộ phận khác nhau có công dụng khác nhau.
4.3.2. Phương pháp chế biến
Hiệu quả của các vị thuốc phụ thuộc rất lớn vào phương pháp chế biến, vì các phương pháp chế biến khác nhau sẽ quyết định đến hợp chất hoá học trong đó. Có những chất sẽ bị phân huỷ khi nhiệt độ cao hoặc có những loại chỉ đắp ngoài da, có những loại uống. Ví dụ những thuốc chữa bệnh thận thường sao vàng hạ thổ vì thận hành thuỷ hợp với màu đen, tim hành hoả hợp với màu đỏ…[22] Qua điều tra kinh nghiệm của người dân và những tài liệu khác cho thấy TNCT ở VQG Vũ Quang rất đa dạng về phương pháp chế biến, được thể hiện ở bảng sau (bảng 4.11).
Bảng 4.11. Phương pháp chế biến các loài làm thuốc ở VQG Vũ Quang
Phương pháp chế biến Số loài Tỉ lệ (%)
Khô sắc 77 36,2 Tươi sắc 78 36,6 Vắt uống 17 8,0 Giã đắp 27 12,7 Ngâm 25 11,7 Khác 15 7,0
Qua đó ta thấy, phương pháp khô sắc và tươi sắc chiếm lỉ lệ khá cao (hơn 70%), chủ yếu để chữa các bệnh về nội tạng như: bệnh tim, gan,, dạ dày… Phương pháp khác như: Cao lỏng, đốt ngửi, xông,… chiếm tỉ lệ thấp (15%), chủ yếu chữa các bệnh về đường hô hấp. Phương pháp giã đắp chủ yếu chữa các bệnh ngoài da như: ghẻ lở, hắc lào, tổ đỉa… Phương pháp ngâm là những vị dùng để ngâm rượu, mật ong, đường... chủ yếu là thuốc bổ dưỡng. Phương pháp vắt uống chủ yếu chữa các bệnh về đường tiêu hoá như: Tiêu chảy, ăn không
4.3.3. Bộ phận sử dụng
Các bộ phận của cây như: lá, hoa, quả, hạt, rễ, vỏ,… có những đặc tính khác nhau về công dụng chữa bệnh, có khi hai bộ phận khác nhau trên cùng một cây lại chữa hai loại bệnh khác nhau hoặc có thể sử dụng kết hợp hai hoặc nhiều bộ phận trên cây để chữa cùng một loại bệnh, bởi vì giữa các bộ phận khác nhau đó có chứa những thành phần cấu tạo hóa học khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu bộ phận sử dụng để định hướng cho quá trình hóa phân tích thực vật cũng như các hoạt động bảo tồn và phát triển TNCT. Qua điều tra đã xác định được cây thuốc ở VQG Vũ Quang có đặc điểm về bộ phận sử dụng như sau (bảng 4.12).
Đa dạng về số lượng các bộ phận sử dụng
Bảng 4.12. Phân bố số loài theo số lượng bộ phận sử dụng
Số lượng bộ phận sử dụng Số loài Tỉ lệ % Cả cây 43 20,7 1 bộ phận 94 44,1 2 bộ phận 64 30,0 3 bộ phân 11 5,2 Tổng 212 100,0
Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: Số lượng loài sử dụng 1 bộ phận là nhiều hơn cả, chiếm 44,1%; số loài dùng 3 bộ phận chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,2%). Ngược lại số loài dùng cả cây lại chiếm tỉ lệ khá cao (20,7%) đó là các loài thân thảo, chủ yếu thuộc các họ như: Poaceae, Asteraceae, Lamiaceae… Đây là những loài cây nhỏ, dùng một lúc với số lượng nhiều cá thể như:
Đa dạng tần số sử dụng các bộ phận
Kết quả thu được ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Tần số sử dụng các loài theo bộ phận Bộ phận sử dụng Số loài Tỉ lệ % Lá 95 44,6 Vỏ 23 10,8 Rễ 54 25,4 Cả cây 44 20,7