Dựa vào mức độ bắt gặp và đánh giá mức độ phong phú trên hiện trường và kết quả phỏng vấn người dân để biết mức độ còn lại so với trước kia, chúng tôi đã xác định được tại VQG Vũ Quang có 14 loài thuộc các họ khác nhau được cấp báo trong Sách Đỏ Việt Nam ((2007); Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006); Nghị định 32/2006/NĐ-CP (2006) kết quả thể hiện ở bảng 4.16.
Bảng 4.16. Các loài cây thuốc có giá trị cao về mặt bảo tồn ở VQG Vũ Quang
T
T Tên cây thuốc
Sách Đỏ VN 2007 Danh lục Đỏ cây thuốc VN, 2006 NĐ 32/ 2006
1 Cốt toái bổ - Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.)
J. Smith
EN.A1,c,d VU B1+2b,c 2 Pơ mu - Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry &
Thomas
EN.A1,a,c,d IIA
3 Trầm hương
- Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte
EN.A1,a,c,d 4 Hà thủ ô đỏ- Fallopia multiflora (Thunb.)
Haraldson
VU
A1,c,d,B1+2d ,c,e
(EN A3a,c,d)
5 Khôi trắng- Ardisia silvestris Pit. VU
A1a,c,d+2d 6 Lát hoa - Chukrasia tabularis A. Juss. VU
A1,a,c,d+2d 7 Trám đen- Canarium tramdenum Dai & Yakovl. VU
A1,a,c,d+2d 8 Ba gạc vòng - Rauwolfia verticillata(Lour.) Bail. VU A1a,c 9 Hoàng đàn giả - Dacrydium elatum (Roxb.)
Wallich ex Hook.
(VU A2c,d) 10 Thông lông gà
- Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.
(VU A2c,d) 11 Đỉnh tùng vân nam - Amentotaxus yunnamensis
H. L. Li
(ENB1a,b,B(i -v))
12 Bảy lá 1 hoa- Paris chinensis Franch. ENA1,b,c,d B1+2b,c 13 Khôi tía - Ardisia gigantifolia Stapt (VU A1,c,d)
Ghi chú: EN - Nguy cấp; VU – Sẽ nguy cấp; IA –Nghiêm cấm khai thác vì mục đích thương
mại; IIA –Hạn chế khai thác vì mục đích thương mại.
Qua bảng ta thấy, có 14 loài, chiếm 7,0 % cây thuốc ở VQG Vũ Quang được xác định là những loài cấp thiết phải bảo tồn, qua điều tra thực tế trên địa bàn thìđây là những loài phân bố ở những khu vực nằmsâu trong vùng phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, số lượng còn lại không còn nhiều, tỉ lệ bắt gặp trên tuyến điều tra là rất thấp. Ví dụ:
- Các loài Pơ mu(Fokienia hodginsii (Dunn) A.Henry & Thomas), Hoàng
đàn giả (Dacrydium elatum (Roxb.) Wallich ex Hook), Thông lông gà (Dacrycarpus imbricatus (Blume) de Laub.), Đỉnh tùng vân nam (Amentotaxus
yunnamensis H.L.Li) chỉ phân bố ở kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới,với số lượng rất ít, trong điều kiện sinh thái đặc biệt, đặc trưng cho khí hậu núi cao mưa mù, độ ẩm cao.
-Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.), Trầm hương (Aquilaria crassna
Pierre ex Lecomte), Khôi tía (Ardisia gigantifolia Stapf). Loài Ardisia
gigantifolia Stapf) chỉ phân bố ở kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, với số lượng ít và đang bị khai thác khá nhiều.
Do đó, muốn bảo vệ có hiệu quả các loài thì cần phải bảo tồn tốt cả hệ sinh thái khi đó mới có thể bảo tồn được những loài này.
4.7. Các loài cây thuốc có giá trị kinh tế ở VQG Vũ Quang
- Căn cứ xác định:
* Giá cả của các loài cây thuốc được đem bán xung quanh vùng đệm và thành phố Vinh.
* Mức độ phong phú của cây thuốc qua khảo sát và phỏng vấn người dân địa phương.
Hệ thực vật làm thuốc của VQG Vũ Quang không chỉ đa dạng về các taxon, có giá trị lớn về mặt bảo tồn mà còn có giá trị kinh tế cao điều này được thể hiện rõ trong bảng 4.17 sau đây.
Bảng 4.17. Những loài cây thuốc có giá trị kinh tế ở VQG Vũ Quang
TT Tên Việt Nam Tên khoa học Công dụng
1 Cẩu tích Cibotium barometz (Willd.) J. Smith
Thuốc bổ gan thận, chữa đau lưng, đau khớp xương đầu gối, chữa phong thấp. Người già đi tiểu tiện nhiều lần. Chữa bệnh phụ nữ khí hư, có thai đau lưng
2 Cốt toái bổ
Drynaria fortunei
(Kuntze ex Mett.) J. Smith
3 Ba đậu Croton tiglium L. Phù thũng, viêm dạ dày. 4 Chó đẻ răng cưa Phyllanthus urinaria L. Đinh râu, mụn nhọt. Bệnh gan, sốt, đau mắt Dạ dày 5 Cỏ cứt lợn Ageratum conyzoides L.
Chữa rong huyết khi sinh, viêm mũi. Dùng kết hợp với bồ kết trị gàu.
6 Chè vằng Jasminum
subtriplinerve Blume
Phụ nữ sau khi đẻ, tắm cho trẻ bị ghẻ lở. Đắp mụn nhọt, áp xe vú
7 Cỏ tranh Imperata cylindrica (L.) Beauv.
Thông tiểu tẩy độc cơ thể, đái ra máu, thổ huyết máu cam.
8 Củ mài Dioscorea persimilis Prain et Burk.
Ăn uống khó tiêu, viêm ruột kinhniên, di tinh, tiểu tiện nhiều lần.
9 Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas
(Lour.) Merr.
Chữa chứng bạc đầu sớm, cảm sốt, tăng sữa phụ nữ sau khi sinh.
Chữa bệnh đái dắt* 10 Hà thủ ô đỏ Polygonum multiflorum
Thunb.
Thần kinh suy nhược, bổ huyết. Phụ nữ sau khi sinh, xích bạch đới.
12 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour.
Dạ dày, đau mắt, sốt rét, lỵ 13 Hy Thiêm Sigesbeckia orientalis
L.
Bán thân bất toại, mọc mụn đầu đinh ở sau lưng.
14 Lạc tiên Passiflora foetida L. Mất ngủ, an thần. 15 Màng tang Litsea cubeba (Lour.)
Pers.
Nhức đầu mạo cảm, chiết tinh dầu xitrala.
16 Đáng chân chim Schefflera pes-avis R.Viguier
Vỏ than và vỏ rễ làm thuốc bổ, chữa đau nhức xương khớp.
17 Núc nác Oroxylum indicum L.
Vỏ chữa dị ứng, tăng cường sức đề kháng, đi ngoài. Hạt chữa ho hen. Quả
18 Thảo quyết minh
Cassia tora L.
Hạt được sấy khô sắc để làm sáng mắt nhuận tràng, trị chứng mất ngủ, cao huyết áp.
Trị hắc lào 19 Thiên niên kiện Homalomena occulta
(Lour.) Schott
20 Thổ phục linh Smilax glabra Roxb. Tẩy độc bổ dạ dày, đau xương khớp. 21 Xấu hổ
Mimosa pudica L.
Chấn kinh giảm đau, giải độc. Trị nhức xương
22 Sa nhân Amomum xanthioides Wall. ex Baker
Kích thích tiêu hóa, tả lỵ. Đau nhức răng. Cảm cúm
23 Lá khôi Ardisia silvestris Pit. Đau dạ dày. Tiêu chảy 24 Khôi tía Ardisia gigantifolia
Stapt
Dạ dày, tiêu chảy
Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, có 24 loài (11%) có giá trị kinh tế lớn nhất trong hệ cây thuốc của VQG Vũ Quang, có 7 loài như: Khôi, Cốt toái bổ, Hoàng đằng, Vàng đằng…Là những loài nằm trong danh danh lục những loài cần được bảo vệ, những loài có giá trị kinh tế đều được khai thác trực tiếp từ rừng với số lượng lớn và đem ra các vùng khác để bán. Do đó, khi đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển TNCT cần phải lưu ý đặc điểm này bằng cách gây trồng các loài này dưới tán rừng hoặc vườn để giảm áp lực vào VQG.