Từ những phân tích tổng hợp trên cho thấy, muốn bảo tồn và phát triển TNCT một cách có hiệu quả thì cần phải giải quyết được những vấn đề như sau: Giải quyết tốt những mâu thuẫn đã được nêu ra, nâng cao hiệu quả các giải pháp đang được áp dụng. Sau đây là những giải pháp được đề xuất.
- Tiếp tục thi hành nhanh chóng việc giao đất, giao rừng ở phân khu phục hồi sinh thái cho các hộ gia đình, cơ quan biên phòng, để rừng thực sự có chủ, tránh tình trạng thiếu lực lượng tại chỗ để kiểm soát những khu vực này.
- Quy hoạch các phân khu chức năng một cách hợp lý để hình thành phân
khu tổng hợp để người dân được phép khai thác các sản phẩm phục vụ nhu cầu cho chính cuộc sống của họ.
- Xuất phát từ lợi ích kinh tế và lợi ích bảo tồn, mặt khác thế mạnh của người dân trong vùng đệm vẫn còn diện tích lâm nghiệp rất nhiều. Bởi vậy, cần
có kế hoạch cho phát triển nguồn nguyên liệu bằng cách gây trồng thay cho khai thác tự nhiên. Điều này cũng được khẳng định và đề cập trong chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020. Qua điều tra và thu thập các tài liệu liên quan, chúng tôi đã chọn được tập đoàn cây trồngcó khả năng cao nhất đem vào cơ cấu cây trồng theo phương pháp cho điểm khách quan, nếu thuận lợi và tốt cho 8 đến 10 điểm, nếu khá cho 5 đến 7 điểm, nếu kém cho 1 đến 4 điểm, trong đó tiêu chí quan trọng nhất là giá trị về mặt kinh tế được cho hệ số 2 làm điểm trọng số. Kết quả trình bàyở bảng sau.
Bang ngang Bang ngang Bang ngang
Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang Bang ngang
Điểm được điều tra qua phương pháp PRA và tham khảo các tài liệu liên quan về kỹ thuật trồng các sản phẩm ngoài gỗ[13].
Qua bảng ta thấy, số điểm về khả năng cung ứng hiện tại về kỹ thuật là rất thấp vì ở đây chưa xác định chiến lược trồng cây thuốc để tạo hàng hóa nên cơ quan khuyến nông khuyến lâm vẫn chưa chủ động trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật. Những điểm về khả năng thích với môi trường ( Đất, độ ẩm, nhiệt độ…) ở nhiều loài cũng rất thấp vì nhiều loài nằm dưới tán rừng với độ tàn che lớn, độ ẩm rất cao nết khó đưa vào trồng ở các khu vực rừng thứ sinh nghèo. Điểm cung ứng giống chỉ dựa hoàn toàn vào tự nhiên, nếu cây nào có thu được hạt dễ dàng thì điểm cao, còn trên thị trường hầu như không cung cấp các giống này. Điểm về thị trường cũng chỉmức độ thấp ở nhiều loài vì những lý do đã nêu ở phần trên và quan trọng nhất là chưa có kênh thị trường thực sự hiệu quả. Vì những lý do đó cần phải có những giải pháp đi kèm như sau:
- Cung cấp những kỹ thuật và thông tin thị trường cơ bản cho người dân thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm.
- Việc trồng cây thuốc phải được tiến hành đồng thời với các loại lâm sản ngoài gỗ khác để phát huy hết tiềm năng về đất đai và không gian dinh dưỡng. Có thể tiến hành theo những giải pháp sau đây:
* Phát triển cây thuốc trong rừng tự nhiên cây lá rộng thông qua các giải pháp sau:
+ Xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung một số loài trong đó có cây thuốc.
+ Xử lý cải thiện và làm giàu rừng bằng những loại cây thuốc đã chọn + Trồng cây thuốc và các lâm sản khác vào dưới tán rừng tự nhiên.
+ Chuyển nương rẫy thành rừng nông lâm kết hợp ( rừng đa tác dụng, cây nông nghiệp, cây thuốc ở dưới tán cây gỗ)
+ Trồng mới trên đất nương rẫy bị bỏ hóa, như các loài: Trám đen, Thảo quyết minh, Hà thủ ô đỏ… đây là những loài ưa sáng rất mạnh.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận
- Hệ thực vật cây thuốc của VQG Vũ Quang khá đa dạng về thành phần loài (gồm 212 loài thuộc 185 chi và 89 họ), đa dạng về công dụng chữa bệnh, bộ phận sử dụng và môi trường sống.
- Giá trị bảo tồn của hệ cây thuốc là khá lớn có 14 loài (7,0% số loài có mặt trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam và Nghị định 32 của Chính phủ.
- Có khoảng 11% số loài có giá trị kinh tế lớn, có thể đem vào cơ cấu cây trồng phát triển kinh tế và bảo vệ ĐDSH.
- Kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của người dân địa phương đang bị mai một dần. Hiện tại chỉ một số ít người biết được những kiến thức này.
- Bên cạnh các giải pháp bảo tồn đã được áp dụng từ trước cần phải xây dựng thêm một số giải pháp bổ sung như: phát triển, gây trồng một số loài cây thuốc theo các cách khác nhau trên diện tích đất lâm nghiệp ở vùng đệm.
Kiến nghị
- Do trình độ chuyên môn, khả năng tài chính và thời gian hạn chế nên đề tài còn tồn tại một số vấn đề như: Tuyến khảo sát chưa thực sự dài và đa dạng mặt khác đây là khu vực biên giới, địa hình hiểm trở, nhạy cảm về mặt an ninh nên trong quá trìnhđiều tra phải được sự cho phép của lực lượng biên phòng. Do đó cần phải tiến hành tiếp theo các cuộc điều tra với số lượng người nhiều hơn, dài ngày hơn.
- Trong quá trình điều tra chúng tôi tuân thủ nguyên tắc: chỉ những loài có mẫu ở phòng tiêu bản của VQG Vũ Quang hoặc thu được trên trong quá trình
điều tra thực địa mới được ghi nhận vào bảng danh lục. Vì vậy, đây là tài liệu tin cậy cho những đề tài tiếp theo nghiên cứu về cây thuốc trên địa bàn.
- Đề tài bước đầu nghiên cứu hệ cây thuốc, cần tiến hành những nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện bản danh lục và kiểm tra tính hiệu quả của các giải pháp đề ra.