Bộ phận sử dụng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 39 - 41)

Các bộ phận của cây như: lá, hoa, quả, hạt, rễ, vỏ,… có những đặc tính khác nhau về công dụng chữa bệnh, có khi hai bộ phận khác nhau trên cùng một cây lại chữa hai loại bệnh khác nhau hoặc có thể sử dụng kết hợp hai hoặc nhiều bộ phận trên cây để chữa cùng một loại bệnh, bởi vì giữa các bộ phận khác nhau đó có chứa những thành phần cấu tạo hóa học khác nhau. Vì vậy cần phải nghiên cứu bộ phận sử dụng để định hướng cho quá trình hóa phân tích thực vật cũng như các hoạt động bảo tồn và phát triển TNCT. Qua điều tra đã xác định được cây thuốc ở VQG Vũ Quang có đặc điểm về bộ phận sử dụng như sau (bảng 4.12).

Đa dạng về số lượng các bộ phận sử dụng

Bảng 4.12. Phân bố số loài theo số lượng bộ phận sử dụng

Số lượng bộ phận sử dụng Số loài Tỉ lệ % Cả cây 43 20,7 1 bộ phận 94 44,1 2 bộ phận 64 30,0 3 bộ phân 11 5,2 Tổng 212 100,0

Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy: Số lượng loài sử dụng 1 bộ phận là nhiều hơn cả, chiếm 44,1%; số loài dùng 3 bộ phận chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,2%). Ngược lại số loài dùng cả cây lại chiếm tỉ lệ khá cao (20,7%) đó là các loài thân thảo, chủ yếu thuộc các họ như: Poaceae, Asteraceae, Lamiaceae… Đây là những loài cây nhỏ, dùng một lúc với số lượng nhiều cá thể như:

Đa dạng tần số sử dụng các bộ phận

Kết quả thu được ở bảng 4.13.

Bảng 4.13. Tần số sử dụng các loài theo bộ phận Bộ phận sử dụng Số loài Tỉ lệ % Lá 95 44,6 Vỏ 23 10,8 Rễ 54 25,4 Cả cây 44 20,7 Tinh dầu 11 5,2 Quả 13 6,1 Hoa 12 5,6 Hạt 10 4,7

Qua bảng trên ta thấy, số lượng các loài dùng lá cao nhất, chiếm 44,6%, lá được sử dụng để chữa trong nhiều loại bệnh khác nhau bởi vì lá là nơi tổng hợp các chất nhựa luyện để cung cấp cho các bộ phận khác, nên ở đó chứa đựng rất nhiều hợp chất hóa học khác nhau có công dụng trực tiếp điệu trị bệnh. Lá thường được phơi lên sắc, hoặc để tươi sắc hoặc giã nhỏ đắp hoặc vắt uống trực tiếp. Tiếp theo là rễ được dùng khá nhiều, chiếm 25,4% số loài, rễ được chế biến chủ yếu theo phương pháp khô sắc và ngâm như: Thiên niên kiện (Homalomena occulta (Lour.) Schott), Hương bài (Dianella ensfolia (L.) DC.), Sa nhân

(Amomum xanthioides Wall. ex Baker)… Còn các bộ phận khác như: Tinh dầu, hoa, quả, hạt được dùng với tỉ lệ thấp hơn và được thông qua nhiều phương pháp chế biến khác nhau như: Chiết xuất, phơi khô sắc, tươi sắc, xông…

Qua những đặc điểm trên ta thấy lá có vai trò quan trọng trong hệ cây thuốc VQG Vũ Quang, đây là thành phần có thể khai thác bền vững lâu dài vì hoạt động này không làm ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Ngược lại, khai thác thân và rễ sẽ có nhiều nguy cơ làm cây bị

chết. Do đó trong công tác bảo tồn cần phải chú ý phải chú ý những đặc điểm này.

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo bộ NÔNG NGHIỆP và PTNT (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)