Như đã trình bày cụ thể trong phần quan điểm nghiên cứu cần phải khẳng định những quanđiểm nhưsau:
- Quan điểm hệ thống: TNCT là một bộ phận không thể tách rời của tài nguyên rừng, vì vậy khi đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát triển cần phải lấy hệ sinh thái làm cơ sở. Muốn bảo tồn được TNCT phải bảo tồn được tài nguyên rừng nói chung.
- Quan điểm kinh tế: Để bảo tồn TNCT một các có hiệu quả cần phải dựa vào tiềm năng kinh tế của chúng, nói cách khác là phải biến chúng thành hàng hoá có giá trị thông qua hoạt động trồng trên những diện tích canh tác hiện tại và
những diện tích rừng trong vùng đệm. Từ đó làm giảm áp lực khai thác vào VQG.
4.8.1. Thực trạng quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn
- Những giải pháp bảo tồn chính đangđược áp dụng trênđịa bàn
Các nhóm giải pháp được chia theo nguyên nhân làm suy thoái tài nguyên rừng- Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.
+ Các giải pháp cho những nguyên nhân trực tiếp:
Nguyên nhân Giải pháp
Khai thác lâm sản ngoài gỗ Kiểm soát các hoạt động khai thác lâm sản gỗ và ngoài gỗ thông qua lực lượng kiểm lâm và chính quyền địa phương
Khai thác gỗ
Đốt nương làm rẫy Quy hoạch nương rẫy, luân canh ổn định, kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác trái phép.
Dùng lửa trong rừng Xử lý hành chính và xử phạt đối với những hành vi dùng lửa trong rừng.
Chặt củi Áp dụng mô hình dùng bếp tiết kiệm và kiểm soát việc chặt phá.
+ Các giải pháp cho những nguyên nhân gián tiếp:
Nguyên nhân Giải pháp
Áp lực dân số Phối hợp với các cấp, các ngành tuyên truyền pháp lệnh DS&KHHGĐ.
Nghèođói Thúc đẩy các dự án phát triển cộng đồng để phát triển kinh tế- ICDP
Trình độ dân trí, phong tục tập quán
Thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân
Hiệu quả của pháp luật và chính sách
Thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Áp lực của thị trường Tăng cường hiệu lực của hệ thống kiểm soát hoạt động mua bán và vận chuyển lâm sản Mặc dù các nhóm giải pháp đã được áp dụng một cách đồng bộ và đem lại những hiệu quả nhất định như giảm thiểu được nhiều vụ vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng, cụ thể số vụ săn bắt và khai thác lâm sản trong năm 2006 và 2007 đã giảm hơn trước 30% (Báo cáo tổng hợp của hạt kiểm lâm VQG). Tuy nhiên, qua điều tra thực tế trên địa bàn thì tình trạng khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn còn diễn ra hết sức phức tạp. Người dân trong vùng lõi vẫn cần những nhu cầu thiết yếu không thể thay thế như: củi đun, các loại rau, măng, cây thuốc…nên vẫn chưa có giải pháp cho những vấn đề này.
Qua nghiên cứu và khảo sát trên địa bàn, kết hợp với những tài liệu liên quan có thể kết luận những vấn đề về quản lý tài nguyên rừng ở VQG Vũ Quang, cũng khá giống với tình hình chung về quản lý rừng ở các Khu bảo tồn khác ở Việt Nam, cụ thể là những mâu thuẫn nảy sinh trong công tác bảo tồn và hoạt động kinh tế của cộng đồng và có thể tổng hợp thành hai mâu thuẫn như sau:
- Mâu thuẫn giữa bảo tồn và sự phát triển, hay nói đúng hơn là giữa sự tồn tại của rừng với cuộc sống của người dân hay giữa sinh thái với kinh tế. Cuộc sống của người dân địa phương đã phụ thuộc vào rừng từ nhiều đời, khi khu BTTN Vũ Quang được hình thành cũng đồng nghĩa với việc người dân bị hạn chế hoặc tách khỏi một số hoạt động khai thác liên quanđến rừng. Do đó, vì lợi ích sinh thái mà phải bảo tồn tài nguyên rừng; mặt khác vì lợi ích kinh tế người dân rất khó tách hẳn khỏi tài nguyên rừng. Theo thống kê của hạt kiểm lâm VQG Vũ Quang trong 5 năm (từ 1995 đến 2000) Hạt kiểm lâm đã thu được 5.104 sợi
cáp bẫy chim thú và thả vào rừng 276 kg động vật hoang dã, lập biên bản khai thác trái phép 134 vụ, vận chuyển trái phép 184 vụ, thu hồi 372 m3gỗ.
- Mâu thuẫn giữa tiềm năng và những lợi thế so sánh của những cộng đồng dân cư sống xung quanh vùng đệm và trong VQG với sự hạn chế trong quản lý tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên cây thuốc nói riêng. Cụ thể là người dân chưa phát huy hết những tiềm năng củanhững mảnh đất họ đang canh tác để mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời góp phần giảm áp lực vào VQG. Người dân chủ yếu canh tác theo phương thức truyền thống, thành phần loài đơn điệu, mang tính tự cung tự cấp nhiều hơn là sản xuất hàng hoá.