9. Cấu trúc của luận văn
1.6.1. Đội ngũ giáo viên
Thông qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng, khai thác máy tính cũng như mức độ hiểu biết về dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến ở trường THPT, được minh chứng thông qua phiếu tổng hợp ý kiến của 90 giáo viên (xem bảng 21.) cho thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
Bảng 1.2. Bảng điều tra khai thác, sử dụng máy tính của giáo viên Khả năng sử dụng, khai thác máy tính GV Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không bao giờ Tổng cộng (%) Sử dụng phần mềm Mc- Word, Exe 77,78 22,22 100
Hiểu các thanh công cụ trên máy 66,67 33,33 100
Hiểu các lệnh trên máy 61,11 50,00 100
Tạo E-mail (hộp thư ĐT) 100,00 100
Sử dụng hộp thư (nhận, trả lời..) 100,00 100
Đăng nhập website 66,67 22,22 11,11 100
Khai thác nội dung website 55,56 44,44 0,00 100
Tham gia diễn đàn trên Internet 66,67 11,11 22,22 100
Tham gia bài tập trên Internet 77,78 11,11 11,11 100
Tham gia kiểm tra trắc nghiệm
trên Internet 66,67 22,22 11,11
100 Tham gia kiểm tra tự luận trên
Internet 55,56 38,89 5,56
100
Khai thác tài liệu trên Internet 88,89 11,11 100
Liên hệ đào tạo trực tuyến với
người dạy 66,67 22,22 11,11
100 Trao đổi giải đáp thắc mắc
(Interaction) 77,78 22,22
100
người cùng tham gia học
Làm việc độc lập trên Internet 55,56 44,44 100
Làm việc theo nhóm trên Internet 44,44 55,56 100
- Thuận lợi:
+ Thông qua phiếu khảo sát cho thấy, việc thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Lào Cai có nhiều thay đổi tích cực. Đặc biệt là đội ngũ GV nói chung và GV môn Địa lí nói riêng đã không ngừng được bổ sung về số lượng, chất lượng. Đội ngũ giáo viên thường xuyên khai thác và ứng dụng các phần mềm dạy học như: Power point, Violet, Lecturemaker, eXe...để thiết kế bài giảng của mình. Qua các bài giảng như vậy đã giúp HS có hứng thú, tích cực, chủ động đối với môn học Địa lí, hiểu sâu sắc hơn nội dung các bài học.
+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, thai thác các phương tiện hiện đại của GV vào quá trình dạy học được thường xuyên, tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.
+ 100 % GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở trường trung học phổ thông. Nhìn chung đội ngũ GV nói chung và GV Địa lí tại trường các trường THPT nói riêng đều có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, có chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tâm huyết, hiểu biết về công tác giáo dục HS.
- Khó khăn:
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị hiện đại của một số GV còn chưa thành thạo, nên đôi khi còn lúng túng hoặc có tâm lí “e ngại” khi đổi mới PPDH.
+ Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số GV còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo; thậm chí còn né tránh, tâm lý ngại khó khi phải soạn giáo án điện tử trên mềm Powerpoint, Lecture maker, eXe... và vừa phải tốn khá nhiều thời gian, công sức để cắt, ghép, chụp phim và làm chữ nổi, làm khung…
+ Hiệu quả, mức độ ứng dụng trong nhà trường và bản thân GV chưa cao, chưa rộng rãi và chưa thể trở thành một hệ thống ứng dụng đồng bộ trong môi trường giáo dục hiện nay.
+ Khả năng am hiểu và sử dụng thành thạo các phần mền là rất khó khăn do hầu hết các phần mềm này được viết bằng tiếng Anh, cho nên một số bộ phận không nhỏ GV Địa lí lại rất hạn chế về tiếng Anh.