Phần mềm Macromedia Captivate

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh lào cai (Trang 57)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Phần mềm Macromedia Captivate

Macromedia Captivate là một phần mềm chuyên dụng cho phép tạo ra cách thức tương tác và mô phỏng dưới dạng file Flash (SWF) và EXE, GV có thể tạo ra ứng dụng mô phỏng ngay lập tức bằng cách ghi lại các hoạt động trong bất cứ ứng dụng nào. Với Captivate, GV có thể tùy biến bổ sung các thành phần như văn bản, tiếng động, phim, hoạt hình văn bản, hình ảnh, liên kết,… trong đoạn phim. Với kích thước nhỏ và độ phân giải cao, những ứng dụng mô phỏng tạo bởi Captivate có thể dễ dàng phân phối qua Internet hoặc đĩa CD-ROM,…

GV cũng có thể dùng Captivate để tạo ra những nội dung E-Learning như các trình diễn hỏi đáp tương tác, nút bấm, hộp chọn, hộp nhập văn bản. Sản phẩm xuất bản từ Captivate theo chuẩn SCORM 1.2 và SCORM 2004, đồng thời tương thích chuẩn AICC, PEN, vì thế dễ dàng tích hợp với các hệ thống quản trị nội dung LMS. (xem hình 2.2) [17]

Hình 2.3. Giao diện sử dụng của phần mềm Macromedia Captivate [28] 2.3. Xây dựng khóa học học kết hợp môn Địa lí lớp 11

2.3.1. Tiêu chí xây dựng dạy học kết hợp

2.3.1.1. Các tiêu chí cần thiết

- Thể hiện rõ ràng mục tiêu học tập;

- Thể hiện những điều kiện tiên quyết khi tham gia khoá học; - Có những thông tin mô tả tóm tắt về nội dung;

- Cấu trúc rõ ràng, lôgíc; có nội dung chính xác, phù hợp với mục tiêu học tập; - Đảm bảo người học biết bắt đầu từ đâu, tiến trình học tập như thế nào, trong điều kiện học tập ra sao;

- Việc học tập của người học được thể hiện phần lớn thông qua các hoạt động cụ thể;

- Đảm bảo tính tương tác với nội dung, cho phép trải nghiệm để hình thành một số kỹ năng điển hình;

- Đầy đủ tài liệu tham khảo; tài nguyên học tập đa dạng, hợp lý; - Phù hợp với Chuẩn SCORM 1.2 hoặc SCORM 2004;

2.3.1.2. Các tiêu chí đánh giá tương đối

- Giao diện thân thiện, dễ sử dụng, thuận tiện khi trình duyệt nội dung học tập; - Thể hiện mối quan hệ giữa học tập qua courseware với các hình thức học tập khác;

- Tích hợp phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học;

- Người học có thể tự đánh giá mức độ tiến bộ trong quá trình học tập; - Giúp cho người học hoàn thành được những bài tập vận dụng [17].

2.3.2. Quy trình xây dựng dạy học kết hợp

2.3.2.1. Chương trình hoá quá trình dạy học

Quá trình dạy học là những hoạt động giao tiếp giữa GV và người học. Trong các hoạt động giao tiếp đó GV có hoạt động dạy, người học có hoạt động học. Mục tiêu của quá trình này là một lượng kiến thức xác định được chuyển từ người GV sang học người học. Các yếu tố chủ yếu có tác động vào quá trình dạy học bao gồm: Nội dung, mục đích, môi trường dạy học, đối tượng người học, phương tiện dạy học và phương pháp dạy học (xem hình 2.4)

Hình 2.4. Các yếu tố tác động vào quá trình dạy học [17]

Phương pháp

Nội dung Mục đích

Phương tiện Môi trường

Quá trình dạy học được chương trình hóa thành việc thiết kế các module, lược đồ dạy học, kịch bản dạy học, các học liệu điện tử, các bài giảng điện tử.

- Module dạy học bao gồm một lượng kiến thức, các thao tác của GV để truyền thụ, các hoạt động học của người học và hoạt động đánh giá xác định kết quả lĩnh hội tri thức của học người học.

Ký hiệu M cho quá trình dạy học một lượng kiến thức N. Lượng kiến thức N được chia nhỏ thành các lượng kiến thức N1, N2,…, Nk.

Ký hiệu Mi là module dạy học lượng kiến thức thứ Ni.

Ni: Nội dung kiến thức cần truyền đạt và mục đích, kỹ năng cần đạt được qua module này.

Ti: Tập các thao tác của GV bao gồm nêu vấn đề, diễn giảng, trình diễn kiến thức (dạng text, tranh ảnh, movie, mô phỏng, hoạt hình,…) để truyền đạt Ni.

Hi: Tập các hoạt động của học người học (quan sát, ghi nhớ, tương tác với các nhiệm vụ của GV giao,…) tương ứng với các thao tác của GV để chủ động tiếp nhận kiến thức Ni.

Qi: Câu hỏi đánh giá sự lĩnh hội của học người học (xem công thức 2.1)

Mi = Ni + Ti + Hi + Qi (2.1) Xem sơ đồ (Hình 2.5)

Hình 2.5. Các thành phần của module dạy học [17]

- Lược đồ dạy học là quy định tiến trình thực hiện các module dạy học

- Kịch bản (hay là giáo án chương trình hoá) là sự mô tả các module dạy học và xác định tiến trình thực hiện các module đó. Kịch bản thể hiện tất cả chiến lược sư phạm của người GV (xem hình 2.6) [17].

Modul dạy học

Kiến thức Tập các thao tác của GV

Tập các hoạt

Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức quá trình dạy học [17]

2.3.2.2. Thiết kế bài giảng điện tử cho khóa học dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến

Bước 1. Đánh giá các yếu tố tác động

- Xác định nội dung, mục đích bài học mà phần mềm thực hiện. - Xác định môi trường tổ chức dạy học sử dụng phần mềm dạy học.

- Xác định tập hợp các đối tượng sử dụng, phân tích tâm lý nhận thức của từng loại đối tượng. Từ đó rút ra các chiến lược sư phạm thích hợp.

Bước 2. Đơn vị hoá tri thức và xác định lược đồ thực hiện

Đây là quá trình chia nhỏ nội dung kiến thức cần giảng dạy thành những lượng kiến thức nhỏ, phù hợp với hoạt động của module dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến.

Xác định thứ tự thực hiện giảng dạy các lượng kiến thức này, thông thường sự thực hiện là tuyến tính và lặp, nhưng nếu xét đến cả các yếu tố tác động thì có thể phân nhánh theo đối tượng học hoặc môi trường thực hiện.

Bước 3. Mô tả module

Phần này bao gồm: Tóm tắt ý đồ sư phạm, mô tả giao diện và tương tác.

Phần tóm tắt

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt qua một module; mục đích, mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng; điều kiện tiên quyết,…

Bài học

GV

Tài liệu + chương trình hoá

Kịch bản

- Tập các thao tác của GV: Diễn giảng, trình diễn kiến thức (dạng text, tranh ảnh, movie, mô phỏng, hoạt hình,…).

- Tập các hoạt động của người học (quan sát, ghi nhớ, tương tác với các nhiệm vụ của GV).

- Đánh giá lĩnh hội của người học: Hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm.

Phần mô tả chi tiết giao diện và tương tác: Cần mô tả một cách chi tiết cách thức thể hiện các hoạt động của GV và người học trên giao diện.

Bước 4. Cài đặt vào hệ thống

2.3.3. Phân tích khả năng dạy học kết trong chương trình địa lí lớp 11

2.3.3.1. Chương trình môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT số 1 và số 2 Bảo Thắng - Lào Cai, năm học 2016 - 2017

Cả năm : 37 tuần - 37 tiết Học kỳ I : 19 tuần - 19 tiết

Học kỳ II: 18 tuần - 18 tiết (xem bảng 1.2)

* Đánh giá về Phân phối chương trình môn Địa lí 11 trong phương diện xây dựng khóa học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến:

Thứ nhất: Sử dụng PPCT khung môn Địa lí của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Lào Cai trên làm cơ sở đó để tổ chuyên môn, nhà trường, tác giả triển khai xây dựng khóa học dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến cho HS khối 11 là hợp lí, bởi lẽ khi ta căn cứ vào sự bố trí các nội dung của bài học, việc sắp xếp các nội dung của từng phần và phân bổ số tiết lý thuyết và thực hành, số tiết ôn tập kiểm tra...một cách chi tiết, khoa học, hệ thống giúp chúng ta xây dựng kế hoạch cụ thể và điều chỉnh kế hoạch linh hoạt hơn.

Thứ hai: Phù hợp với đối tượng HS vì lượng kiến thức HS cần lĩnh hội trong mỗi bài học đảm bảo tính vừa sức, giáo dục và thực tiễn, phát triển tư duy đối với lứa tuổi THPT. Để khắc sâu kiến thức, tránh sự nhàm chán cho HS; hầu hết các bài đều thể hiện theo mô típ gần giống nhau như: mở đầu là phần khái quát chung, vấn đề về tự nhiên, vấn đề dân cư - xã hội, sau cùng là vấn đề về kinh tế và thực hành củng cố kiến thức cơ bản. (xem bảng 2.2)

Bảng 2.2. Phân phối chương trình dạy học môn Địa lí ở trường THPT số 1 và trường THPT số 2 Bảo Thắng - Lào Cai, năm học 2016-2017

Tuần Tiết Bài Nội dung

Học kỳ I

A. Khái quát nền kinh tế- xã hội thế giới

1 1 1

Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các nhóm nước, Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

2 2 2 Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế 3 3 3 Một số vấn đề mang tính toàn cầu

4 4 4 Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển

5 5 5 Tiết 1: Một số vấn đề của Châu Phi 6 6 5 Tiết 2: Một số vấn đề của Mỹ La Tinh

7 7 5 Tiết 3: Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

8 8 Kiểm tra 1 tiết

B. Địa lý khu vực và quốc gia Hoa Kỳ

9 9 6 Tiết 1: Tự nhiên và dân cư Hoa Kỳ 10 10 6 Tiết 2: Kinh tế Hoa Kỳ

11 11 6 Thực hành: Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ sản xuất của Hoa Kỳ

Liên minh Châu Âu ( EU)

12 12 7 Tiết 1: EU liên minh khu vực lớn trên thế giới 13 13 7 Tiết 2: EU hợp tác, liên kết để cùng phát triển 14 14 7 Tiết 3: Thực hành tìm hiểu về Liên minh Châu Âu

Liên Bang Nga

15 15 8 Tiết 1: Tự nhiên , dân cư và xã hội 16 16 8 Tiết 2: Kinh tế Liên Bang Nga

17 17 8 Tiết 3: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi GDP và phân bố nông nghiệp của Liên Bang Nga

Tuần Tiết Bài Nội dung

18 18 Ôn tập học kỳ I

19 19 Kiểm tra học kỳ I

Học kỳ II Nhật Bản

20 20 9 Tiết 1: Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản 21 21 9 Tiết 2: Các ngành kinh tế và các vùng kinh tế Nhật Bản 22 22 9 Tiết 3: Luyện tập: củng cố kiến thức tiết 1, 2

23 23 9 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Nhật Bản

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)

24 24 10 Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội Trung Quốc 25 25 10 Tiết 2: Kinh tế Trung Quốc

26 26 10 Tiết 3: Luyện tập: Củng cố kiến thức tiết 1, 2

27 27 10 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của nền kinh tế Trung Quốc

28 28 Ôn tập

29 29 Kiểm tra viết 1 tiết

Khu vực Đông Nam Á

30 30 11 Tiết 1: Tự nhiên dân cư xã hội Đông Nam Á 31 31 11 Tiết 2: Kinh tế khu vực Đông Nam Á

32 32 11 Tiết 3: Hiệp hội các nước Đông Nam Á

33 33 11 Tiết 4: Thực hành: Tìm hiểu về hoạt động kinh tế đối ngoại của Đông Nam Á

Ô-xtrây- li-a

34 34 12 Tiết 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu và viết báo cáo 35 35 12 Tiết 2: Thực hành: Tìm hiểu về dân cư Ô-xtrây- li- a

36 36 Ôn tập

2.3.3.2. Phân tích khả năng dạy học kết hợp

Phân tích nội dung chương trình học Địa lí lớp 11, cho thấy phần lớn rất rất nhiều nội dụng bài học có thể ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông và các phần mềm hỗ trợ dạy học, nhằm đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao của người học, giúp người học chủ động hơn trong việc học tập và làm việc. Cũng chính vì thế mà ngày nay nhiều người học chọn hình thức đào tạo từ xa, học trực tuyến (online), hình thức học tập này đã chứng tỏ những ưu thế nhất định.

- Nội dung dạy học trực tuyến: là những nội dung HS có thể tự đọc hiểu và thuận lợi cho GV tổ chức các hoạt động trên mạng internet, chats;

- Nội dung dạy học trên lớp: là những nội dung cần có sự giảng giải trực tiếp, tổ chức các hoạt động trên lớp của GV (Xem bảng 2.3)

Bảng 2.3. Khả năng kết hợp dạy học trên lớp và dạy học trực tuyến trong chương trình Địa lí lớp 11 ở trường THPT

Tiết Tên bài Nội dung dạy trực tuyến Nội dung dạy trên lớp

1 Bài 1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước, Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại

Không I. Sự phân chia thành

các nhóm nước

II. Sự tương phản về trình độ phát triển của các nhóm nước

III. Cuộc cách mạng KH&CN hiện đại * Hướng dẫn HS thực hiện khóa học kết hợp cho toàn chương trình địa lí 11

2 Bài 2. Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế

I. Xu hướng toàn cầu hóa 1. Toàn cầu hóa kinh tế 2. Hệ quả của việc toàn cầu hóa

Tiết Tên bài Nội dung dạy trực tuyến Nội dung dạy trên lớp

3 Bài 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu

I. Dân số

1. Bùng nổ dân số 2. Già hóa dân số II. Môi trường

1. Biến đổi khí hậu toàn cầu và suy giảm tầng ôdôn 2. Ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương 3. Suy giảm đa dang sinh vật

III. Một số vấn đề khác

4 Bài 4. Thực hành: Tìm hiểu những cơ hội và thách thức của toàn cầu hoá đối với các nước đang phát triển

1. Những cơ hội và thánh thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển

2. Trình bày báo cáo

5 Bài 5. (T1): Một số vấn đề của Châu Phi

I. Một số vấn đề về tự nhiên II. Một số vấn đề về dân cư xã hội III. Một số vấn đề về kinh tế * Định hướng tự học Online (T2) 6 Bài 5. (T2): Một số vấn đề của Mĩ La Tinh I. Một số vấn đề về tự nhiện, dân cư xã hội

II. Một số vấn đề về kinh tế 7 Bài 5. (T3): Một số

vấn đề của khu vực Tây Nam Á và Trung Á

I. Đặc điểm của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á

1. Tây Nam Á 2. Trung Á

II. Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á 1. Vai trò cung cấp dầu mỏ 2. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo và khủng bố.

Tiết Tên bài Nội dung dạy trực tuyến Nội dung dạy trên lớp

8 Bài 6. (T1): Tự nhiên và dân cư Hoa Kỳ

I. Lãnh thổ và vị trí địa lí 1. Lãnh thổ

2. Vị trí địa lí

II. Điều kiện tự nhiên 1. Phần lãnh thổ nằm ở trung tâm Bắc Mĩ phân hóa thành 3 vùng tự nhiên 2. Alaxca và Haoai

III. Dân cư

1. Gia tăng dân số 2. Thành phần dân cư 3. Phân bố dân cư

Không 9 Bài 6. (T2): Kinh tế Hoa Kỳ II. Các ngành dịch vụ 1. Dịch vụ 2. Công nghiệp 3. Nông nghiệp

I. Quy mô nền kinh tế

10 Bài 6. (T3): Thực hành: Tìm hiểu sự phân hoá lãnh thổ SX của Hoa Kỳ

1. Phân hóa lãnh thổ nông nghiệp

2. Phân hóa lãnh thổ CN

Không

11 Bài 7. (T1): EU - Liên minh khu vực lớn trên thế giới

I. Quá trình hình thành và phát triển

1. Sự ra đời và phát triển 2. Mục đích và thể chế II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới

1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới

2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới

Tiết Tên bài Nội dung dạy trực tuyến Nội dung dạy trên lớp

12 Bài 7. (T2): EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển

II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ

1. Sản xuất mày bay E-bớt 2. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh lào cai (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)