Khảo sát ý kiến của người dạy và người học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh lào cai (Trang 104 - 113)

9. Cấu trúc của luận văn

3.7. Khảo sát ý kiến của người dạy và người học

Bên cạnh việc tìm hiểu cơ sở khoa học của hình thức dạy học trực tuyến (E- Learning), tìm hiểu các mô hình đã áp dụng thành công tại một số cơ sở giáo dục ở trong nước và ngoài nước, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của GV và HS (tiến hành khảo sát trên mạng và thăm dò thực tế qua các phiếu thăm dò) xung quanh việc triển khai đào tạo trực tuyến, đặc biệt là hình thức kết hợp giữa E-Learning với lớp học truyền thống tại một số trường THPT số 1 và 2 Bảo Thắng. Kết quả thu nhận được có thể tóm tắt như sau:

- Hình thức đào tạo này có thể giảm được chi phí đào tạo cho GV THPT. - Sử dụng được kho tàng kiến thức khổng lồ trên mạng liên quan đến học phần giảng dạy.

- Tăng hiệu quả học tập cho cá nhân: Số HS khá giỏi của lớp thực nghiệm tăng lên rõ rệt, đồng thời tỷ lệ HS yếu kém giảm nhiều so với lớp đối chứng.

- Rèn luyện được một số kỹ năng cần thiết của một người GV: Kỹ năng tự học, tìm kiếm thông tin trên mạng, học tập từ xa,…

- Tăng cường khả năng giao lưu giữa các HS trong các trường THPT trên cả nước về chủ đề đang học tập. Từ đó, tạo hứng thú học tập cho HS.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến còn băn khoăn đối với hình thức học tập này như:

- Chưa thực sự kiểm soát được HS có thực sự tham gia khoá học hay không, khi thực hiện các bài kiểm tra có người khác cùng hỗ trợ làm bài hay không.

- Trong quá trình trao đổi giữa các HS dễ dàng bị chuyển sang hỏi đáp về các thông tin cá nhân,…

- Kỹ năng sử dụng máy tính và khai thác Internet của nhiều HS còn hạn chế. Do vậy, HS mất nhiều thời gian về mặt kỹ thuật để có thể tiếp cận được với nội dung của khoá học.

- Chưa đánh giá được hành vi, thái độ, khả năng diễn đạt, trình bày một vấn đề của HS.

Trong tình hình thực tiễn ở nước ta hiện nay là ý thức tự học của học sinh chưa cao, mặt bằng về trình độ tin học còn thấp. Do vậy, không thể tránh được những hạn chế nói trên. Vì thế, vấn đề kết hợp nhiều hình thức đào tạo để HS dần dần làm quen với E-Learning là một giải pháp phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH ở các trường trung học phổ thông.

Tiểu kết chương 3

Qua quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy:

Tiến trình tổ chức khóa học dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến đã đạt được mục tiêu dạy học đề ra. Việc tổ chức các tình huống học tập đã kích thích hứng thú học tập ở HS, làm cho HS rất tích cực, tự giác học tập. HS đã chủ động tham gia thực hiện việc học tập, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu để hoàn thành yêu cầu học tập, đã mạnh dạn trao đổi trên diễn đàn các nội dung thảo luận hay seminar.

Việc tổ chức dạy học theo hình thức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến, sẽ giúp HS thấy được ý nghĩa của việc tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu, tiếp thu các kiến thức Địa lí 11, giúp các em HS biết giải thích, so sánh, có tư duy tổng hợp theo lãnh thổ rất nhiều hiện tượng địa lí tự nhiên, kinh tế - xã hội thế giới. Mặt khác, thông qua hình thức học tập này, giúp GV và HS nâng cao khả năng sử dụng CNTT vào trong dạy và học.

Tổ chức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến cũng rèn luyện các kĩ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo) và phát triển một số kĩ năng cần thiết cho cuộc sống như kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, kĩ năng giao tiếp và hợp tác, kĩ năng sử dụng ngôn ngữ,… góp phần đào tạo con người không chỉ có kiến thức mà còn có cả năng lực đặc thù, năng lực chuyên biệt, năng lực thực hiện thành các hoạt động.

KẾT LUẬN 1. Kết quả của đề tài nghiên cứu

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, căn cứ với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra, tác giả nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:

- Tổng hợp, phân tích một cách hệ thống cơ sở lý luận về dạy học trên trực tuyến, hình thức tổ chức dạy học kết hợp với đào tạo trực tuyến, nhằm phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự tìm hiểu và tư duy sáng tạo cho học sinh.

- Làm rõ được khái niệm, ý nghĩa và ứng dụng của dạy học kết hợp môn Địa lí - Hướng dẫn được người học, cách học tập kết hợp trên lớp với đào tạo trực tuyến trong dạy học nói chung và dạy học Địa lí nói riêng.

- Đã nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm nhận thức, tâm lí của HS THPT và tiến hành điều tra thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông khi dạy học Địa lí 11 ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

- Phân tích và đánh giá ưu, nhược điểm của các hệ thống xây dựng bài giảng điện tử (CAS) và hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) nhằm giúp GV có thể lựa chọn để xây dựng các gói SCORM cho bài giảng của mình, nhằm rèn luyện kỹ năng tự học, tự giải quyết vấn đề, kỹ năng thảo luận nhóm, từ đó hướng tới tổ chức seminar (Hội thảo) trên lớp học trực tuyến cho HS; tăng cường khả năng tương tác giữa HS với HS, HS với GV và đặc biệt là phát triển kỹ năng sử dụng Internet như một môi trường học tập.

- Xây dựng được một hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm khách quan, kết hợp với các bài kiểm tra tự luận trên lớp học truyền thống, nhằm đánh giá được HS trên một khối lượng kiến thức đủ lớn (xem phần phụ lục).

- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm, dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 cho HS trường THPT số 1 và trường THPT số 2 Bảo Thắng trên trang web: http://www.daotaotructuyen.org. Qua thực nghiệm sư phạm đã phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm. Bước đầu cho thấy hiệu quả tích cực của loại hình thức dạy học này, đối với việc dạy và học môn Địa lí lớp 11 ở trường THPT.

Dựa trên các kết quả mà đề tài đã đạt được, giả thuyết khoa học đưa ra được chấp nhận và mục đích nghiên cứu đã được hoàn thành. Đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các GV trong việc xây dựng các bài giảng điện tử và triển khai dạy học kết

hợp. Kết quả nghiên cứu này, đồng thời cũng làm sáng tỏ khả năng triển khai hình thức dạy học kết hợp với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 cho HS trường THPT số 1 Bảo Thắng và trường THPT số 2 Bảo Thắng, góp phần bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp cho GV và hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông trong những năm học tiếp theo.

2. Một số khuyến nghị

Qua đây, chúng tôi xin có một số khuyến nghị với các cấp giáo dục như sau: - Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn hoặc các cuộc thi về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, thiết kế bài giảng dạy học kết hợp

(Blended learning) cho GV.

- Thực hiện đánh giá giờ dạy chú trọng đến cách thức tổ chức dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến.

- Quan tâm đầu tư tốt hơn nữa các máy tính, phần mềm dạy học cho các trường THPT

- Động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để GV sử dụng hiệu quả dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến trong dạy học Địa lí.

3. Hướng nghiên cứu, phát triển tiếp theo của đề tài

Trên cơ sở những kết quả ban đầu đạt được từ quá trình thực nghiệm đề tài “Dạy học kết hợp (Blended learning) với đào tạo trực tuyến môn Địa lí lớp 11 cho HS trường THPT số 1 và số 2 Bảo Thắng - Lào Cai”. Nếu điều kiện cho phép, tác giả mong muốn được mở rộng hơn về quy mô và đối tượng nghiên cứu. Cụ thể là: Không chỉ dừng lại ở phạm vi các trường Trung học phổ thông số 1 và số 2 Bảo Thắng mà là cơ sở để mở rộng ra các trường THPT trong tỉnh Lào Cai, miền Bắc, thậm chí là toàn quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc mở rộng về đối tượng nghiên cứu không chỉ là trường THPT số 1 và số 2 Bảo Thắng mà là HS THPT nói chung. Bởi vì Blended Learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai Blended Learning trong giáo dục phổ thông là một xu hướng tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với các nước trong khu vực có nền giáo dục phát triển trên thế giới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và đào tạo (30/07/2001) Chỉ thị số 29/2001/CT - BGD&ĐT, Hà Nội. 2. Đỗ Thị Châu (2002), Rèn luyện kỹ năng tổ chức NCKH cho NH, đáp ứng nhu

cầu đào tạo mới, Tạp chí giáo dục số 26.1.

3. Nguyễn Dược, Đặng Văn Đức, Nguyễn Trọng Phúc, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trần Đức Tuấn (1996), Tài liệu “Phương pháp dạy học Địa lí”, Nxb ĐHSP.

4. Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc (1998), Lí luận dạy học địa lí, Nxb quốc gia Hà Nội.

5. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thị Thu Hằng(2004) Giáo trình “Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực”, Nxb ĐHSP.

6. Đặng văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004), Phương pháp dạy học địa lí theo hướng tích cực, Nxb sư phạm Hà Nội.

7. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng, Mai Hà Phương (2008), Giáo trình lí luận dạy học địa lí phần cụ thể, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.

8. Trịnh Thanh Hải (2007), Ứng dụng CNTT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Hà Nội.

9. Phùng Thị Hằng, Đỗ Thị Hậu, Trịnh Thị Thuận, Phan Hữu Tham (2006), đề cương bài giảng tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nxb sư phạm Thái Nguyên. 10. Nguyễn Phương Liên (2012), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và

phương pháp nghiên cứu địa lí. Nxb ĐHTN.

11. Vũ Quốc Lịch (2007), Thiết kế bài giảng địa lí 11 tập 1, 2 trung học phổ thông

Nxb Hà Nội.

12. Nguyễn Danh Nam (2007), Xây dựng, triển khai đào tạo từ xa học phần Hình học sư cấp cho HV sư phạm ngành Toán, Luận văn thạc sĩ Giáo dục học, ĐHSP - ĐHTN, Thái Nguyên.

13. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Một số vấn đề trong dạy học Địa lí ở trường phổ thông Việt Nam,Nxb Giáo dục.

14. Nguyễn Trọng Phúc (2004), Thiết kế bài giảng Địa lí ở THPT, Nxb Đại học Sư phạm. 15. Đỗ Vũ Sơn (2009), Giáo trình Bản đồ học, Nxb ĐHTN.

16. Đỗ Vũ Sơn (2011), Xây dựng và sử dụng Giáo trình điện tử Bản đồ học trong các trường Đại học Sư phạm miền núi phía Bắc, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội.

17. Đỗ Vũ Sơn (2016) Giáo trình dạy học trực tuyến môn địa lí, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên

18. Phạm Xuân Sen, Nguyễn Thu Anh, Ngô Minh Thanh (2007), Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí 11,Nxb Giáo dục.

19. Ngô Đạt Tam (1991), Một số vấn đề lí thuyết và thực tiễn trong việc sử dụng bản đồ giáo khoa,Luận án Tiến sĩ.

20. Lê Thông, Nguyễn Thị Minh Phương, Phạm Viết Hồng, Nguyễn Việt Hưng, Ông Thị Đan Thanh, Trần Đức Tuấn, Nguyễn Đức Vũ (2007), Địa lí 11 (sách giáo viên), Nxb Giáo dục.

21. Nguyễn Quý Thao (2005), Tập bản đồ thế giới và các châu lục”, Nxb Giáo dục. 22. Trần Đức Tuấn (2007), Hướng dẫn biên soạn và giải bài tập Địa lí 11, Nxb Giáo dục. 23. Nguyễn Minh Tuệ (2007), 808 câu hỏi chắc nghiệm địa lí 11, Nxb Đại học

Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

24. Nguyễn Đức Vũ, Phạm Thị Sen (2004), Đổi mới phương pháp dạy học Địa lí ở trung học phổ thông, Nxb Giáo Dục.

25. Sayling Wen (2004), CNTT và nền giáo dục trong tương lai, Nxb Bưu điện, Hà Nội. 26. Tài liệu hội thảo tập huấn triển khai chương trình giáo trình CĐSP chủ đề xây

dựng và triển khai đào tạo từ xa (2006), ĐHSP Hà Nội.

CÁC WEBSITE 27. http://baolaocai.vn 28. http://www. Daotaotruyentuyen.org 29. http://www. E-learning.vn 30. http://el.edu.net 31. http://exelearning.org/ 32. http://sgddt.laocai.gov.vn/ 33. http://taphuan.moet.gov.vn 34. http://truonghocketnoi.edu.vn 35. http://vi.wikipedia.org

PHỤ LỤC SỞ GD&ĐT LÀO CAI

TRƯỜNG THPT BẢO THẮNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN ĐỊA LÍ LỚP 11

Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề)

HỌ VÀ TÊN HỌC SINH:………..…SBD:………….…

Học sinh nhớ ghi đúng mã đề lên tờ bài làm.

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1.Cảnh quan chính ở châu Phi là:

A. Hoang mạc, bán hoang mạc và xa-van B. Rừng xích đạo và nhiệt đới ẩm

C. Rừng nhiệt đới khô D.Thảo nguyên và thảo nguyên rừng.

Câu 2.Nguyên nhân nào làm cho đầu tư từ nước ngoài vào Mĩ Latinh giảm mạnh? A. Tình hình chính trị không ổn định. B. Hoa Kì cắt giảm đầu tư vào Mĩ Latinh C. Thiếu lao động trình độ chuyên môn cao D. Cơ sở hạ tầng, CSVCKT bị xuống cấp.

Câu 3.Dầu mỏ, khí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á tập trung nhiều nhất ở vùng:

A. Bán đảo Tiểu Á B. Đồng bằng Lưỡng Hà

C. Vịnh Pec-xích D. Sơn nguyên Iran

Câu 4. Dân cư Hoa Kì đang có xu hướng di chuyển từ: A. các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía Tây

B. các bang ven Thái Bình Dương đến các bang vùng Đông Bắc C. các bang vùng phía Tây sang các bang vùng phía Đông.

D. các bang vùng Đông Bắc sang các bang phía Nam và ven Thái Bình Dương.

Câu 5.Ngành công nghiệp nào chiếm 84,2%giá trị hàng xuất khẩu của Hoa Kì năm 2004?

A. Công nghiệp chế biến B. Công nghiệp điện lực

C. Công nghiệp khai khoáng D. Công nghiệp dệt- may.

Câu 6.Sáu nước thành viên ban đầu của EU là: A. Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua B. Pháp, Bồ Đào Nha, Hi Lạp, Hà Lan, Luc-xăm-bua C. Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua

D. Thụy Sĩ, Đức, Ý, Bỉ, Phần Lan, Thụy Điển, Anh.

MÃ ĐỀ

Câu 7.Cơ quan đầu não nào của EU giữ vai trò tham vấn, ban hành các quyết định và điều lệ?

A. Tòa án châu Âu B. Cơ quan kiểm toán

C. Hội đồng bộ trưởng EU D. Nghị viện châu Âu

Câu 8.Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu Phi kém phát triển? A. Nghèo tài nguyên B. Sự thống trị nhiều thế kỉ của chủ nghĩa thực dân

C. Xung đột sắc tộc D. Sự yếu kém trong quản lí đất nước

Câu 9.Ý nào sau đây không thuộc giải pháp cải cách kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia Mĩ Latinh?

A. Quốc hữu một số ngành kinh tế. B. Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.

C. Khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. D. Phát triển giáo dục.

Câu 10.Khí hậu của Trung Á khô hạn, nếu giải quyết được vấn đề nước tưới thì có thể phát triển loại cây trồng thích hợp nào?

A. Lúa gạo B. Lúa mì C. Bông D. Cao lương.

II.PHẦN TỰ LUẬN (5,0 điểm)

Câu 11 (1,5đ). Chứng minh rằng: EU là trung tâm kinh tế lớn hàng đầu trên thế giới.

Câu 12 (3,5đ).Cho bảng số liệu sau:

Quy mô dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 – 2014

(Đơn vị: Triệu người)

Năm 1900 1920 1940 1960 1980 2005 2014

Dân số 76 105 132 179 227 296,5 318,9

a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tình hình phát triển của dân số Hoa Kì, giai đoạn 1900 - 2014. b. Nhận xét và giải thích nguyên nhân.

c. Nêu ý nghĩa của sự gia tăng dân số Hoa Kì trong giai đoạn trên.

-Hết-

-Học sinh không sử dụng tài liệu; -Giám thị coi thi không giải thích gì thêm!

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh lào cai (Trang 104 - 113)