Quy trình xây dựng dạy học kết hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Quy trình xây dựng dạy học kết hợp

2.3.2.1. Chương trình hoá quá trình dạy học

Quá trình dạy học là những hoạt động giao tiếp giữa GV và người học. Trong các hoạt động giao tiếp đó GV có hoạt động dạy, người học có hoạt động học. Mục tiêu của quá trình này là một lượng kiến thức xác định được chuyển từ người GV sang học người học. Các yếu tố chủ yếu có tác động vào quá trình dạy học bao gồm: Nội dung, mục đích, môi trường dạy học, đối tượng người học, phương tiện dạy học và phương pháp dạy học (xem hình 2.4)

Hình 2.4. Các yếu tố tác động vào quá trình dạy học [17]

Phương pháp

Nội dung Mục đích

Phương tiện Môi trường

Quá trình dạy học được chương trình hóa thành việc thiết kế các module, lược đồ dạy học, kịch bản dạy học, các học liệu điện tử, các bài giảng điện tử.

- Module dạy học bao gồm một lượng kiến thức, các thao tác của GV để truyền thụ, các hoạt động học của người học và hoạt động đánh giá xác định kết quả lĩnh hội tri thức của học người học.

Ký hiệu M cho quá trình dạy học một lượng kiến thức N. Lượng kiến thức N được chia nhỏ thành các lượng kiến thức N1, N2,…, Nk.

Ký hiệu Mi là module dạy học lượng kiến thức thứ Ni.

Ni: Nội dung kiến thức cần truyền đạt và mục đích, kỹ năng cần đạt được qua module này.

Ti: Tập các thao tác của GV bao gồm nêu vấn đề, diễn giảng, trình diễn kiến thức (dạng text, tranh ảnh, movie, mô phỏng, hoạt hình,…) để truyền đạt Ni.

Hi: Tập các hoạt động của học người học (quan sát, ghi nhớ, tương tác với các nhiệm vụ của GV giao,…) tương ứng với các thao tác của GV để chủ động tiếp nhận kiến thức Ni.

Qi: Câu hỏi đánh giá sự lĩnh hội của học người học (xem công thức 2.1)

Mi = Ni + Ti + Hi + Qi (2.1) Xem sơ đồ (Hình 2.5)

Hình 2.5. Các thành phần của module dạy học [17]

- Lược đồ dạy học là quy định tiến trình thực hiện các module dạy học

- Kịch bản (hay là giáo án chương trình hoá) là sự mô tả các module dạy học và xác định tiến trình thực hiện các module đó. Kịch bản thể hiện tất cả chiến lược sư phạm của người GV (xem hình 2.6) [17].

Modul dạy học

Kiến thức Tập các thao tác của GV

Tập các hoạt

Hình 2.6. Sơ đồ tổ chức quá trình dạy học [17]

2.3.2.2. Thiết kế bài giảng điện tử cho khóa học dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến

Bước 1. Đánh giá các yếu tố tác động

- Xác định nội dung, mục đích bài học mà phần mềm thực hiện. - Xác định môi trường tổ chức dạy học sử dụng phần mềm dạy học.

- Xác định tập hợp các đối tượng sử dụng, phân tích tâm lý nhận thức của từng loại đối tượng. Từ đó rút ra các chiến lược sư phạm thích hợp.

Bước 2. Đơn vị hoá tri thức và xác định lược đồ thực hiện

Đây là quá trình chia nhỏ nội dung kiến thức cần giảng dạy thành những lượng kiến thức nhỏ, phù hợp với hoạt động của module dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến.

Xác định thứ tự thực hiện giảng dạy các lượng kiến thức này, thông thường sự thực hiện là tuyến tính và lặp, nhưng nếu xét đến cả các yếu tố tác động thì có thể phân nhánh theo đối tượng học hoặc môi trường thực hiện.

Bước 3. Mô tả module

Phần này bao gồm: Tóm tắt ý đồ sư phạm, mô tả giao diện và tương tác.

Phần tóm tắt

- Nội dung kiến thức cần truyền đạt qua một module; mục đích, mục tiêu cần đạt được về kiến thức, kỹ năng; điều kiện tiên quyết,…

Bài học

GV

Tài liệu + chương trình hoá

Kịch bản

- Tập các thao tác của GV: Diễn giảng, trình diễn kiến thức (dạng text, tranh ảnh, movie, mô phỏng, hoạt hình,…).

- Tập các hoạt động của người học (quan sát, ghi nhớ, tương tác với các nhiệm vụ của GV).

- Đánh giá lĩnh hội của người học: Hệ thống bài tập, câu hỏi trắc nghiệm.

Phần mô tả chi tiết giao diện và tương tác: Cần mô tả một cách chi tiết cách thức thể hiện các hoạt động của GV và người học trên giao diện.

Bước 4. Cài đặt vào hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường THPT tỉnh lào cai (Trang 59 - 62)