Xuất vùng gây trồng cây Mắc ca

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 73)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.6. Nghiên cứu mối tương quan giữa sinh trưởng của cây Mắc ca vớ

4.2.1. xuất vùng gây trồng cây Mắc ca

Căn cứ kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, so sánh sinh trưởng của cây Mắc ca như phần trên cho ta thấy sinh trưởng của cây Mắc ca tại Tuy Đức là tốt nhất. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn đề xuất vùng trồng cây Mắc ca phù hợp nhất cho khu vực nghiên cứu là huyện Tuy Đức.

Bảng 4.8. So sánh điều kiện Tuy Đức với yêu cầu sinh thái cây Mắc ca

Yếu tố Biên độ thích hợp Điều kiện huyện Tuy

Đức 1. Khí hậu

- Nhiệt độ tối ưu ( 0C) 20 – 25 22,3

- Nhiệt độ mùa ra hoa ( 0C) 18 – 21

- Lượng mưa tối ưu (mm) 1.600 – 2.500 2.300

2. Đất đai

- Loại đất Trồng được trên nhiều loại đất khác nhau

Đất đỏ bazan

- Kết cấu đất Đất tơi xốp, thoát nước tốt

Đất tơi xốp, thoát nước tốt

- Độ dày tầng đất (cm) >50 >50

- Độ pHKCl 4 – 6,5 5,6

3. Độ cao so với mặt biển

Độ cao tương đối (m) 10 – 1.200 900

4.2.2. Đề xuất kỹ thuật gây trồng cây Mắc ca cho khu vực nghiên cứu

Để cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt thì việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động vào chúng là rất cần thiết. Các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng bao gồm: tác động vào tiểu hoàn cảnh rừng, tác động vào đất rừng, tác động trực tiếp vào cây rừng,… Nhằm góp phần phát triển loài Mắc ca tại địa phương, luận văn đề xuất một số kỹ thuật canh tác sau:

4.2.2.1. Chọn giống Mắc ca trồng rừng

Cây Mắc ca với mục đích lấy hạt nên chỉ cây được nhân giống vô tính (chiết, ghép, giâm hom) từ những giống sai quả đã được chọn lọc, đánh giá và công nhận mới có khả năng di truyền các tính trạng tốt cho đời sau để trồng

rừng. Vì vậy không sử dụng cây gieo ươm từ hạt và những dòng chưa được công nhận để trồng rừng. Trồng rừng từ nguồn giống đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT khảo nghiệm và công nhận có năng suất và chất lượng cao, đối với vùng Tây Nguyên gồm các dòng OC, 246, 816, 849.

4.2.2.2. Kỹ thuật trồng cây

a. Phương thức, mật độ và thời vụ trồng

* Cây Mắc ca có thể trồng theo 2 phương thức trồng thuần loại hoặc trồng xen với cà phê, hồ tiêu:

- Trồng thuần loại với mật độ từ 205 cây/ha (cự ly 7 x 7m) đến 278 cây/ha (cự ly 6 x 6m);

- Trồng xen trên các rãnh luống cà phê mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9m), 138 cây/ha (cự ly 12 x 6m), hồ tiêu mật độ 124 cây/ha (cự ly 9 x 9m), chè mật độ 111 cây (cự ly 15x6m).

* Thời vụ trồng tốt nhất là trồng vào đầu mùa mưa. b. Xử lý thực bì, làm đất, đào và lấp hố

* Phát dọn toàn diện để giảm cỏ dại, sâu bệnh và tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cuốc lật đất hoặc xới đất, rãy cỏ cục bộ 1,5-2m2 xung quanh vị trí đào hố, nhặt sạch rễ cây lớn (trên 2cm), đối với những nơi đất dốc (<20°) nên làm bậc thang theo đường đồng mức có mặt băng rộng từ 2-4m;

* Đào hố kích thước 80 x 80 x 60 cm, hố được đào trước khi trồng ít nhất 1-1,5 tháng để phơi ải; khi đào chú ý để lớp đất trên mặt riêng để trộn với phân lót khi lấp hố;

* Bón lót và lấp hố trước khi trồng ít nhất 1,5 tháng; mỗi hố bón 50 kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì), 500g NPK và 300g vôi bột được trộn đều với đất mặt; lấp hố bằng đất mặt xung quanh, tạo hình mai rùa cao hơn mặt đất tự nhiên 2-3cm.

* Trên mỗi đơn vị diện tích trồng từ 4-5 dòng Mắc ca (không trồng đơn dòng); bố trí trồng từng dòng theo hàng xen kẽ nhau để giúp tăng tỷ lệ đậu quả, tăng tính chống chịu sâu bệnh hại, giảm rủi ro mất mùa, đặc biệt là tăng tỷ lệ nhân cấp 1 của hạt theo chuẩn quốc tế;

* Dùng cuốc tạo một lỗ sâu khoảng 40 cm ở giữa hố đã lấp, đủ rộng để đặt vừa bầu cây;

* Rạch bỏ vỏ bầu nylon ra khỏi bầu đất; đặt bầu ngay ngắn trong lòng hố chỉnh cho cây đứng thẳng; lấp đất và nén chặt; vun đất xung quanh gốc cây 40 cm thành hình mai rùa, cao hơn mặt đất khoảng 5cm để dễ dàng thoát nước khi mưa; lưu ý các thao tác thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm vỡ bầu đất của cây;

* Dùng 3 cọc dài 60-80 cm cắm thành hình tam giác xung quanh, cách gốc cây 40-50 cm, buộc chụm phần trên ngọn cọc lại tương ứng với 2/3 chiều cao của cây và buộc vào thân cây để cố định, bảo vệ cây khỏi bị gió làm nghiêng;

* Tủ rơm rạ, cỏ hoặc bồi thành lớp dày 4-5 cm rộng 1m xung quanh gốc cây để giữ độ ẩm và ngăn cỏ dại.

4.2.2.3. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng

a. Chăm sóc

* Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10-15 lít/cây;

* Xới xáo, làm cỏ, phá váng xung quanh gốc cây từ 0,8-1m; mỗi năm chăm sóc 2 lần và tiến hành thường kỳ hàng năm.

b. Bón thúc

* Bón thúc khi cây trồng được 2 năm tuổi trở lên, bón vào tháng 1-2 hàng năm bằng phân chuồng hoai kết hợp phân NPK và vôi bột;

* Cuốc rãnh rộng và sâu 25-35cm theo hình chiếu tán lá, rải đều phân chuồng xuống trước sau đó rắc vôi bột, cho một lớp đất mặt mỏng xuống trộn đều và cuối cùng rải đều phân NPK và lấp đất, cụ thể:

- Năm thứ 2: Bón 10-20kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,1kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Năm thứ 3: Bón 20-30kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,2kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Năm thứ 4; Bón 30-40kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,3kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Năm thứ 5: Bón 40-50kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 0,4kg NPK và 0,1kg vôi bột;

- Những năm tiếp theo khi cây đã ra quả: bón 50-70kg phân chuồng hoai hoặc phân vi sinh (liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì) kết hợp 1,0kg lân và 0,2-0,4kg Kali và 0,1kg vôi bột.

- Thời kỳ bón: bón vào tháng 8-9; bón sau khi thu hoạch quả và vệ sinh tỉa cành, tạo tán.

c. Phòng trừ sâu hại

* Quét vôi xung quanh gốc cây mỗi năm 2 lần, lần 1 vào tháng 12 năm trước đến tháng 1 năm sau; lần 2 vào tháng 7-8 để phòng chống sâu hại;

* Vị trí quét bắt đầu từ phần dưới gốc cây (bới phần đất mặt sâu xuống 2 cm) quét lên thân cây khoảng 50-80cm;

* Kiểm tra thường xuyên thân cây, nếu bị sâu đục thân thì dùng kim tiêm bơm thuốc trừ sâu vào lỗ sâu đục rồi lấy đất sét bịt lại.

d. Tỉa cành tạo tán

* Thực hiện tỉa cành tạo tán ở năm thứ nhất và năm thứ hai;

* Tùy vào tình hình cụ thể, với cây sinh trưởng ngọn mạnh thì cắt ngọn thân chính để xúc tiến phân cành; đối với những cây sinh trưởng ở ngọn yếu không cần cắt ngọn thân chính, chỉ cắt bớt ngọn các cành bên;

* Cắt ngọn được tiến hành 3 lần: lần 1 ở vị trí cách mặt đất 1m; lần 2 ở vị trí cách 0,6-0,8m so với vị trí bấm lần 1; lần 3 cách vị trí bấm lần 2 từ 0,6-0,8m;

* Chọn những cành khỏe (2-3 cành) giữ lại, tỉa bỏ những cành yếu; * Sau năm thứ 2 để cây phát triển bình thường, các năm tiếp theo chỉ tỉa bỏ những cành rất nhỏ phát triển ở tầng tán thứ 3 đối với những cây có tán quá dày.

4.2.2.4. Kỹ thuật thu hái quả và sơ chế bảo quản hạt

a. Kỹ thuật thu hái

* Quả Mắc ca khi chín vỏ ngoài sẽ khô và hơi nứt theo chiều từ nhũ lồi tới cuống của quả; vỏ hạt chuyển từ màu nâu nhạt sang màu nâu sẫm, vỏ hạt cứng, sau đó quả tự rụng xuống;

* Mùa quả chín ở Tây Nguyên từ cuối tháng 7 đến tháng 9; ở phía Bắc chín từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 10;

* Trước khi quả rụng từ 1-2 tuần làm vệ sinh rừng cây (vườn cây) theo hàng, dọn sạch cỏ, vỏ, lá khô...để thuận tiện cho việc thu quả;

* Dùng tay nhặt quả chín rụng xuống đất hoặc hoặc dùng lưới nylon, vải bạt rải dưới gốc cây để quả rụng xuống rồi gom lại.

b. Sơ chế và bảo quản hạt

* Quả chín rụng xuống đất phải thu hoạch ngay, sau khi thu hoạch về trong vòng 24 giờ phải bóc ngay vỏ quả tươi và đưa vào làm khô, số quả còn lại chưa bóc hết vỏ thì phải rải đều thành lớp mỏng trên nền nhà, bật quạt làm mát và thoáng khí; không được phơi quả dưới ánh nắng;

* Trường hợp bóc vỏ quả bằng tay thì dùng búa gỗ có nệm cao su mỏng ở đe búa, đập cho vỏ quả vỡ rồi lấy hạt; không làm hạt bị sây sát, ảnh hưởng đến chất lượng nhân; phần vỏ quả sau khi bóc có thể mang ủ làm phân bón hữu cơ;

* Loại bỏ các mảnh vỡ, quả và hạt bị sâu bệnh, hạt đã nảy mầm, hạt nứt,...hạt nhỏ, hạt có tỷ lệ nhân thấp; sau đó làm khô hạt như sau:

- Làm khô hạt tự nhiên: Hạt sau khi bóc vỏ đem rải đều một lớp dày 10- 15cm trên nền nhà hoặc nền sân có mái che, thông thoáng; mỗi tuần đảo 3 lần, sau 1,5-2 tháng hạt sẽ khô, độ ẩm giảm xuống còn 10-15%;

- Làm khô nhân tạo (áp dụng trong sản xuất lớn): sấy khô hạt ở 30°C trong 5 ngày, sau đó tăng lên 38°C trong 1-2 ngày, tăng tiếp lên 45°C trong 1 ngày và cuối cùng tăng lên 50°C trong 1-2 ngày, độ ẩm của hạt còn từ 1,5-5%.

* Bảo quản hạt:

- Hạt sau khi đã làm khô nên chuyển đi chế biến ngay;

- Trường hợp chưa chế biến, hạt cần được bảo quản bằng cách cho vào thùng nhựa, thùng tôn có nắp đậy kín hoặc cho vào bao, túi tráng thiếc được hút chân không đóng gói; các thùng, bao, túi đựng hạt được cất trữ trong nhà, nơi thoáng mát. Hạt được làm khô tự nhiên, thời gian bảo quản và cất trữ không quá 6 tháng; hạt được làm khô nhân tạo có thể bảo quản và cất trữ lâu hơn.

4.2.3. Đề xuất giải pháp về mặt chính sách, xã hội

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển cây Mắc ca phải đồng bộ, rõ ràng cho từng vùng, khu vực, tạo thành vùng nguyên liệu tập trung đủ lớn để gắn với công nghiệp chế biến, tạo ra sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có sức cạnh tranh.

Chú trọng đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng sản phẩm sau chế biến.

Tăng cường công tác quản lý giống và tuyển chọn cây đầu dòng: Cần tăng cường công tác quản lý giống đảm bảo chất lượng cung cấp cho sản xuất, sớm xây dựng, tuyển chọn cây đầu dòng tại địa phương để sản xuất cây giống Măc ca cung cấp cho nhu cầu mở rộng diện tích Mắc ca của nông dân trên địa bàn tỉnh.

Do là cây trồng mới nên việc tiếp cận khoa học kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây Măc ca còn rất nhiều hạn chế như: bố trí mật độ trồng thuần, trồng xen không đồng nhất; chưa biết kỹ thuật tạo hình, tỉa tán cho cây; việc sử dụng phân bón chưa đúng với yêu cầu sinh lý của cây trồng. Điều đó dẫn đến việc phát triển cây Măc ca không đồng nhất, có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng từ đó ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế của người nông dân. Do vậy, cần phát huy vai trò của công tác khuyến lâm trong việc chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc Mắc ca tới từng hộ gia đình.

Chính sách về vốn: trồng rừng đòi hỏi phải có vốn đặc biệt là trồng cây Mắc ca có nhu cầu đầu tư cao, do đó cần có những hỗ trợ về vốn (như vay vốn với lãi suất ưu đãi...) cho những cá nhân và hộ gia đình trồng cây Mắc ca.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

- Các chỉ tiêu sinh trưởng D0.0, Hvn, Dt của cây Mắc ca tăng dần theo tuổi, lượng tăng trưởng hàng năm tương đối cao, sinh trưởng trong một tuổi, một khu vực biến động không nhiều.

- Cùng một loài cây, ở cùng một tuổi nhưng ở các khu vực khác nhau thì sinh trưởng của Mắc ca có thể khác nhau hoặc tương đối đồng đều. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chất lượng giống cây, đất đai và biện pháp thâm canh, chăm sóc.

- So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng đường kính gốc, chiều cao, đường kính táncủa Mắc ca ở các tuổi và các khu vực khác nhau cho thấy sinh trưởng cây Mắc ca tại huyện Tuy Đức vượt trội hơn hẳn các khu vực khác. Cần quy hoạch và định hướng đầu tư phát triển cây Mắc ca tại vùng này.

- Đặc điểm tính chất đất của khu vực nghiên cứu là có tầng đất dày, hàm lượng chất hữu cơ (mùn) cao, đất tơi xốp, không bị bí chặt, đất chua, nghèo đạm, lân, kali. Như vậy đất đai tỉnh Đăk Nông hoàn toàn phù hợp để gây trồng cây Mắc ca.

- Các tính chất đất như dung trọng, tỷ trọng, độ xốp, mùn, hàm lượng đạm, lân tác động không đồng đều đến sinh trưởng của cây Mắc ca, chưa xác định được phương trình mô tả các mối quan hệ này. Giữa các chỉ tiêu hàm lượng kali dễ tiêu, độ chua của đất có mối quan hệ với các chỉ tiêu sinh trưởng tại tuổi 2 của Mắc ca ở mức vừa phải đến chặt. Phương trình chính tắc mô tả mối quan hệ này như sau:

D0.0 = 11,381 – 30,39.(1/pHkcl). (4.1) Dt = -3,728 + 1,412.K2O – 0,092.(K2O)2 (4.2) Dt = - 3,529 + 3,218.Ln.pHkcl (4.3)

- Sinh trưởng về đường kính và đường kính tán của cây Mắc ca tương quan với tổng hợp các chỉ tiêu của đất chặt chẽ hơn với bất kỳ một chỉ tiêu riêng lẻ nào khác. Như vậy khi tác động vào đất cần tác động tổng hợp các chỉ tiêu này. Phương trình hồi quy tuyến tính nhiều lớp mô tả mối quan hệ này như sau:

+ Tuổi 2:

Do.o = 118,075 – 105,331.Dtr + 45,65.Ttr – 2,172.Dxop + 0,626.Mun – 0,927.NH4 – 0,181.P2O5 – 0,19.K2O + 2,412.pHkcl. (4.4) Dt = - 46,031 + 30,205.Dtr – 11,083.Ttr + 0,809.Dxop - 0,418.Mun – 0,426.NH4 – 1,169.P2O5 – 0,033.K2O + 2,79.pHkcl (4.7) + Tuổi 3: Do.o = - 8,089 – 7,288.Dtr + 10,337.Ttr – 1,235.Mun + 1,033.NH4 2,319.P2O5 – 0,197.K2O + 1,338.pHkcl. (4.5) Dt = 13,199 – 3,434.Dtr – 4,831.Ttr - 0,116.Mun – 0,333.NH4 + 1,095.P2O5 + 0,012.K2O + 0,478.pHkcl. (4.8) + Tuổi 4: Do.o = 7,252.P2O5 (4.6)

- Đã đề xuất được một số giải pháp về kỹ thuật và chính sách xã hội nhằm phát triển cây Mắc ca cho khu vực nghiên cứu.

2. Tồn tại

- Số ô mẫu nghiên cứu chưa đa dạng, phong phú, mới chỉ tập trung ở cùng một cấp tuổi 2, 3 và 4.

- Luận văn mới chỉ tiến hành nghiên cứu được ở giai đoạn rừng non tuổi 2, 3 và 4 nên kết quả thu được chưa tổng quát và chỉ phù hợp cho các đối tượng thuộc phạm vi tuổi nghiên cứu, các giai đoạn tuổi khác cần có những nghiên cứu tiếp theo.

- Với khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp nên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện ban đầu những đặc điểm sinh trưởng của cây Mắc ca đều tuổi,

ở các khu vực điển hình. Tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu sâu hơn để ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh như đưa ra một số biện pháp cụ thể với quy trình kỹ thuật tỉ mỉ cho từng tuổi, từng khu vực khác nhau để tác động vào rừng, nhằm nâng cao năng suất cũng như chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)