Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 37 - 40)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

3.2.1. Đặc điểm kinh tế

* Về Công nghiệp

Mặc dù mới chia tách tỉnh, nhưng ngành công nghiệp của tỉnh sớm được hình thành trên cơ sở khu công nghiệp Tâm Thắng và đang xúc tiến đầu tư khu công nghiệp Nhân Cơ. Ngoài hai khu công nghiệp này, tỉnh còn có nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất tinh bột sắn, gỗ gia dụng, trang trí, nội thất, cà phê… đóng trên địa bàn các huyện. Đặc biệt ngành công nghiệp khai khoáng và thuỷ điện là thế mạnh phát triển của tỉnh đang được Chính phủ quan tâm đầu tư, với địa hình nhiều thác ghềnh, nhiều hệ thống các sông suối lớn đã tạo ra cho ngành công nghiệp năng lượng thuỷ điện một lợi thế rất lớn, các nhà máy thuỷ điện với công suất trên 1.000 MW đang đầu tư trên hệ thống các lưu vực sông Krông Nô, Sêrêpốk, Đắk Tih, bên cạnh đó tỉnh cũng đang kêu gọi đầu tư vào một số lĩnh vực chế biến nông sản, sản xuất phân bón NPK...

* Về Thương mại

Ngành Thương mại của tỉnh đã và đang chuyển mình phát triển. Đak Nông có các tuyến đường giao thông thuận tiện, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm, năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai.

Đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hoá của tỉnh với thị trường bên ngoài. Ngành Thương mại Đắk Nông đang được tiến hành quy hoạch xây dựng sắp xếp theo hệ thống mở rộng giao lưu hàng hoá không chỉ cung cấp đủ nhu cầu trong tỉnh mà còn hướng về xuất khẩu các mặt hàng chủ lực. Hiện tại tỉnh Đắk Nông đã có 3 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu trực tiếp với một số ngành hàng như gỗ, cà phê, tinh bột sắn và khoáng sản.

Định hướng trong thời gian tới, ngành thương mại - du lịch sẽ rà soát và xây dựng các quy hoạch phát triển thương mại, phát triển hệ thống mạng lưới chợ, siêu thị và trung tâm thương mại; quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng, kho dữ liệu bán buôn, bán lẻ xăng dầu, trung tâm thương mại và kinh tế thương mại biên giới tại hai cửa khẩu Bu Prăng và cửa khẩu Đắk Bơ trên địa bàn tỉnh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Dự kiến đến năm 2010 tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường đạt khoảng 2.500 tỷ đồng, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 80 triệu USD, nhập khẩu 10 triệu USD

* Về Du lịch

Đắk Nông có nhiều đồi núi, sông suối, thác nước và nhiều danh lam thắng cảnh, bên cạnh đó với 31 dân tộc anh em cùng sinh sống đã tạo nên một nét văn hoá đặc trưng, mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc bản địa như M, Nông, Ê Đê tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hoá sinh thái, du lịch dã ngoại nghỉ dưỡng. Trong thời gian tới, ngành tập trung vào xây dựng các quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết để kêu gọi đầu tư vào một số điểm du lịch cụm thác như Trinh Nữ, Đray Sáp, Gia Long, Ba Tầng, thác Ngầm, khu du lịch sinh thái - văn hoá Liêng Nung, Đắk N,Tao, làng văn

hoá M,Nông; Dự kiến đến năm 2010 doanh thu du lịch, dịch vụ khoảng 30 tỷ đồng, xây dựng 17 khách sạn tại trung tâm đô thị Gia Nghĩa với quy mô mỗi khách sạn từ 50 - 100 phòng, trong đó có 10 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên.

Để khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông đã ban hành chính sách khuyến khích đầu tư vào một số ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm trên địa bàn tỉnh như đầu tư phát triển du lịch, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.2.2. Dân số

Dân số toàn tỉnh là 510.570 người, trong đó dân số đô thị chiếm 14,9%, dân số nông thôn 85,1%. Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,57%. Mật độ dân số trung bình là 78,39 người/km2.

Dân cư phân bố không đều trên địa bàn các huyện, nơi đông dân cư chủ yếu tập trung ở các trung tâm xã, thị trấn huyện lỵ, ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Có những vùng dân cư thưa thớt như một số xã của huyện Đắk Glong, Tuy Đức.

Dân số Đăk Nông là dân số trẻ, trong độ tuổi còn đi học khoảng 165.000 người, chiếm 32%; trong độ tuổi lao động có 325.000 người, chiếm 63%; độ tuổi trên 60 chỉ có hơn 20.000 người.

3.2.3. Dân tộc

Đắk Nông là tỉnh có cộng đồng dân cư gồm 40 dân tộc cùng sinh sống. Cộng đồng dân cư Đăk Nông được hình thành từ: Đồng bào các dân tộc tại chỗ như M’Nông, Mạ, Ê đê, Khmer…; đồng bào Kinh sinh sống lâu đời trên Tây nguyên và đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc mới di cư vào lập nghiệp như Tày, Thái, Mường, Nùng, Dao, H’Mông .v.v.

Cơ cấu dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh, M'Nông, Nùng, H’Mông v.v. Dân tộc Kinh chiếm tỉ lệ 67,9%, M'Nông chiếm 8,2%, Nùng chiếm 5,6%, H’Mông chiếm 4,5%, các dân tộc khác chiếm tỉ lệ nhỏ; cá biệt có những dân tộc chỉ có một người sinh sống ở Đăk Nông như Cơ Tu, Tà Ôi, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt.

3.2.4. Tôn giáo, tín ngưỡng

Đăk Nông là vùng đất sinh sống từ hàng ngàn đời của đồng bào các dân tộc tại chỗ, đồng thời cũng là vùng đất quần tụ của cư dân từ nhiều vùng miền về sinh cơ, lập nghiệp nên đời sống tâm linh, tôn giáo, tín ngưỡng cũng vô cùng phong phú.

Đến nay, Đăk Nông có hơn 170.000 người là tín đồ của hơn 10 tôn giáo khác nhau, nhưng chủ yếu là Công giáo (hơn 100 ngàn, chiếm gần 20% dân số), Tin lành (hơn 50 ngàn, chiếm tỷ lệ 10% dân số) và Phật giáo (hơn 20 ngàn, tỷ lệ 4% dân số).

Ngoài ra, đồng bào các dân tộc Đăk Nông còn có rất nhiều tín ngưỡng để tôn thờ, đặc biệt là đồng bào các dân tộc tại chỗ thờ cúng Yàng (Trời), thần Núi, thần Sông v.v. và rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Đâm trâu (ăn trâu). Lễ mừng nhà mới, Lễ mừng mùa, Lễ bỏ mả .v.v. phong phú và đặc sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)