Đặc điểm hình thái, sinh lý và giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 41 - 43)

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.3. Đặc điểm tổng quan về loài Mắc ca

3.3.2. Đặc điểm hình thái, sinh lý và giá trị sử dụng

Mắc ca là loài thân gỗ, hệ rễ cọc kém phát triển, thân thẳng chia cành nhiều, trên thân có nhiều bì khổng (khi nhân giống bằng giâm hom có khả năng phát rễ từ các bì khổng); lá cứng, mép lá lượn sóng hoặc có răng cưa cứng nhọn như gai; hoa tự bông đuôi sóc mọc ra từ cành 1,5 đến 2 tuổi, hoa lưỡng tính. Mắc ca ra hoa có 3 thời kỳ phát dục: thời kỳ ngủ nghỉ của mầm, thời kỳ vươn dài hoa và thời kỳ ra hoa. Thời kỳ ngủ nghỉ biến động khoảng 50-96 ngày, thời kỳ vươn dài, kéo dài khoảng 60 ngày. Thời điểm nở hoa sau

khi phân hoá mầm hoa 136-153 ngày. Ở Trung Quốc thời điểm nở hoa vào khoảng tháng 2 đến tháng 3, một số giống chậm hơn có thể đến tháng 4.

Quả Mắc ca phát dục chia làm 5 giai đoạn, thời gian đầu sau ra hoa 30 ngày, quả non đường kính dưới 1 cm, phía ngoài vỏ quả màu xanh, bên trong xanh nhạt; thời gian sau ra hoa 40-50 ngày, đường kính 1,5 cm, lớp trong vỏ quả vàng nhạt, lớp ngoài vẫn màu trắng, ruột đã đậm đặc; thời gian sau ra hoa 50-60 ngày, đường kính quả 2 cm, lớp bên trong vỏ quả màu nâu nhạt, nhân quả đã nhìn rõ, màu trắng sữa; thời gian sau ra hoa 60-70 ngày, đường kính 2,5 cm, vỏ quả dày, nhân hạt đã đậm đặc, màu trắng sữa; sau ra hoa 110-140 ngày, đường kính 3 cm, vỏ ngoài của quả mỏng đi, có lớp trong màu nâu vàng, quả cứng lên, đỉnh chóp có lỗ nảy mầm màu trắng, nhân quả màu trắng, cứng [9].

Quả hình trái đào, hoặc tròn như hòn bi, khi chín vỏ quả chuyển từ xanh sang nâu, vỏ khô tự nứt, bên trong chứa một hạt, hiếm khi có 2-3 hạt. Nếu quả chỉ chứa 1 hạt thì hạt tròn như hạt nhãn. Vỏ quả cứng và láng bóng như hạt Sở, đường kính hạt khoảng 2-3 cm, trọng lượng tươi khoảng 8-9 gram, tỷ lệ nhân 30-50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71-80%.

Thành phần hữu ích là nhân hạt mầu sữa trắng ngả vàng, chiếm gần 1/3 trọng lượng hạt. Theo kết quả phân tích của Wenkham và Miller năm 1965, thành phần dinh dưỡng trong nhân hạt Macadamia như sau:

STT Thành phần các chất Tỷ lệ (%)

1 Chất béo 78,2

2 Các hợp chất đường 10

3 Các hợp chất đạm (protein) 9,2

4 Hàm lượng nước (nhân đã làm khô

theo yêu cầu bảo quản lâu dài) 1,5-2,5

5 Kali 0,37

6 Phốt pho 0,17

Ngoài ra trong mỗi kg nhân hạt Mắc ca còn chứa Can-xi 360mgr, Lưu huỳnh 66 mgr, Sắt dễ tiêu 18 mgr, Kẽm 14 mgr, đồng 3,3 mgr, và một số loại Vitamin như Vitamin pp 16 mg, Vitamin B1 2,2 mg, Vitamin B2 2,2 mg; các nghiên cứu sau này còn cho biết thêm: trong nhân Mắc ca còn chứa một lượng Vitamin E rất lớn: 6,4 - 18 g/kg nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng phát triển của cây mắc ca trên địa bàn tỉnh đắk nông (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)