Đánh giá kết quả HĐTN thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 68 - 123)

9. Cấu trúc của luận văn

3.4.3. Đánh giá kết quả HĐTN thực tiễn

Sau khi cho cả lớp thực hành ghép mầm Thanh Long ruột đỏ tại vườn, GV tiếp tục giao nhiệm vụ cho một nhóm HS yêu thích nghiên cứu tiếp tục chăm sóc và theo dõi kết quả sự phát triển của mầm cho đến khi có quả.

Kết quảđạt được 2 sản phẩm chính: (1) Sản phẩm thực hành của lớp; (2) Sản phẩm khởi nghiệp của HS. Cụ thểnhư sau:

(1) Đã chăm sóc được những cây Thanh Long ruột đỏ ghép, cho ra sản phẩm những quả Thanh Long có mẫu mã đẹp, ngon, ngọt được nhiều người dân địa phương yêu thích đồng thời đã đem lại hiệu quả về kinh tế.

0.5 1 1.5 2 2.5 3 1 2 3 4 5 TN ĐC

Ảnh 1: Kết quả sau khi ghép được 6-8 tháng đã cho quả (nhanh hơn so với trồng truyền thống 4-5 tháng)

(2)Định hướng được ý tưởng khởi nghiệp: Sau khi được tự trải nghiệm ghép mầm tạo cây Thanh Long ruột đỏ cũng như thấy được hiệu quả kinh tế từ Mô hình trồng cây Thanh Long ruột đỏ, hướng nghiệp của nhiều em HS đã có nhiều thay đổi. Nhiều HS có ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình áp dụng công nghệ trong nhân giống cây trồng đặc sản của địa phương. Điển hình có em Lý Văn Tít là HS lớp 12A3 trường THPT Văn Lãng sau khi học hỏi được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Thanh Long em đã tam khảo ý kiến của bố mẹvà được gia đình đầu từ Trồng hơn 200 trụ Thanh Long ruột đỏ tại Xã Thụy Hùng Huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn năm tháng 2 / 2020 hứa hẹn sẽ cho thu nhập vào năm sau.

Hình 3: Vườn Thanh Long ruột đỏ của em Lý Văn Tít Trồng Tại Xã Thụy Hùng Văn Lãng

- Kết luận

+ Qua HĐTN thực tiễn các em HS không chỉ học lý thuyết mà các em gắn với thực hành theo dõi sự phát triển của cây qua đó các em hình thành được tình yêu thích thiên nhiên.

+ Nhiều em đã định hướng được nghề nghiệp cho bản thân ngay từ khi còn ngồi trên ghếtrường THPT nhờ thực tiễn.

+ Các em không chỉ vận dụng lý thuyết vào thực tiễn qua đó các em còn tự khám phá, tìm tòi (Năng lực tìm hiểu thế giới sống) giảm bớt chi phí và tăng hiệu quả kinh tếcho người dân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 đã trình bày về quá trình thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm, bao gồm:

Xác định mục đích, nhiệm vụ, nội dung và lập kế hoạch thực nghiệm sư phạm tiến hành thực nghiệm sư phạm tại 6 lớp thuộc trường THPT Văn Lãng – Lạng Sơn. Trong đó lớp TN có 94 HS, lớp ĐC có 95 HS với sự tham gia của 3 GV giảng dạy.

Tiến hành thực nghiệm sư phạmvới chủ đề Sinh sản ở thực vật theo định hướng phát triển NL VDKT, KN.

Thực hiện 2 bài kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt động sau phần lý thuyết và thực hành tại vườn.

Kết quả bài kiểm tra và bảng kiểm quan sát được xử lí theo PP thống kê toán học. Qua phân tích kết quả TN cho thấy:

- Nội dung các chủ đề logic, giúp HS có khả năng tự GQVĐ trong học tập, yêu thích môn học, biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấnđề thực tiễn.

- Kết quả nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. HS lớp TN tích cực, chủ động tham gia các hoạt động, thảo luận nhóm.

- Năng lực của HS nhóm TN phát triển tốt hơn, thể hiện rõ rệt thông qua bảng kiểm quan sát do GV đánh giá.

- HS lớp TN nắm vững kiến thức hơn, chất lượng HS tốt hơn HS nhóm ĐC, điều này được thể hiện qua các bài kiểm tra như giá trị trung bình cao hơn, tỷ lệ HS đạt mức điểm khá giỏi lớn hơn.

- HS biết vận dụng kiến thức của chủ đề GQVĐ thực tiễn đã đạt kết quả.

Những kết luận rút ra từ việc đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạmđã xác nhận giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sau thời gian triển khai và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

1.1. Đã hệ thống được những vấn đề lí luận và thực tiễn về năng lực vận dụng kiến thức trong DH. Đây là những căn cứ cho việc đề xuất và sử dụng các biện pháp phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn cho HS trong dạy học Sinhhọc

1.2. Kết quả khảo sát DH ở trường THPT Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn cho thấy, thực trạng phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn cho HS còn hạn chế. Vì vậy việc nghiên cứu tìm các biện pháp phù hợp để phát triển năng lực nói chung và NL VDKT, KN vào thực tiễn nói riêng cho HS là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

1.3. Đề tài đã thiết kế và tổ chức DH chủ đề Sinh sản ở thực vật theo định hướng phát triển NL VDKT, KN gồm 4 bước. Tôi đã sử dụng quy trình này trong tổ chức DH chủ đề Sinh sản ở thực vậtở trường THPT Văn Lãng thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơnnhằm phát triển năng lực nói chung và NL VDKT, KN vào thực tiễn cho HS.

1.4. Xây dựng được tiêu chí và các mức độ đánh giá NL VDKT, KN và vận dụng tiêu chí và các mức độđó đểđánh giá hoạt động DH của chủđề“Sinh sản ở thực vật”.

1.5. Tiến hành kiểm nghiệm và đánh giá giả thuyết khoa học cũng như tính khả thi của đề tài. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc thiết kế và tổ chức DH chủ đề Sinh sản ở thực vật theo định hướng phát triển NL VDKT, KN đã nâng cao được chất lượng học tập, góp phần tích cực vào việc đổi mới PP DH. Điều này đã khẳng định giả thuyết khoa học mà đềtài đưa ra ban đầu là đúng đắn.

2. Kiến nghị

Sau thời gian nghiên cứu đề tài, tác giả có một số kiến nghị sau:

2.1. Việc sử dụng biện pháp phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn đem lại hiệu quả cao trong DH, nhưng lại đòi hỏi người GV có nhiều kinh nghiệm, năng lực và phải đầu tư nhiều công sức, thời gian. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng GV về PP và biện pháp phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn cho HS.

2.2. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, tham khảo về DH theo định hướng phát triển NLVDKT, KN ở nhiều chủ đề môn Sinh theo thông tư 32/2018/Thông Tư - Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Để từđó giúp GV thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và tổ chức các hoạt động DH cho phù hợp.

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

[1] Phạm Thị Hồng Tú, Đặng Thị Thanh Hiền, Hoàng Anh Tú (20019), Dạy học thực

hành thí nghiệm nhằm phát triển NL Sinh học cho HS ở trường phổ thông, Tạp chí

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt:

1. Trần Thị Ngọc Ánh - Lê Công Triêm (2016), "Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vật lí vào thực tiễn thông qua sử dụng phối hợp các loại hình thí nghiệm trong dạy học vật lí", Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 8B/2016, tr 196-202.

2. Bernd Meier - Nguyễn Văn Cường (2014), Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và PP dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

3. Bộ GD-ĐT (2012), PISA và các dạng câu hỏi.

4. Bộ GD-ĐT (2018),Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể

5. Deway J. (2012), Kinh nghiệm và giáo dục,Nhà xuất bản Trẻ TP Hồ Chí Minh. 6. F.E. Weinert (2001), Đo lường hiệu suất trong các trường học, Weinheim

University

7. Phạm Minh Hạc (2001),Tâm lí học, Nhà xuất bản giáo dục .

8. Nguyễn Thanh Hải (2007), "Một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lí vào thực tế đời sống cho HS trung học phổ thông", Tạp chí Khoa học

Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, số 1, tr 15-18.

9. Trần Bá Hoành (2007),Đổi mới PP dạy học, chương trình và sách giáo khoa, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

10.Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), "Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trong dạy học phần sinh học vi sinh vật - sinh học 10", Tạp chí Giáo dục, số 432,tr 37.

11.Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), "Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy HS học 11", Tạp chí Giáo dục, số 411, tr 37. 12.Vũ Xuân Hùng (2011), Rèn luyện năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm

kĩ thuật trong thực tập sư phạm theo tiếp cận năng lực thực hiện, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam

13.Lê Thanh Huy- Lê Thị Thao (2018), "Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HSthông qua dạy học chương “Mắt.Các dụng cụ quang (Vật lí 11)",

14.Nguyễn Công Khanh - Đào Thị Oanh (2014), Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

15.Nguyễn Công Khanh (2013),Đổi mới kiểm tra đánh giá HS theo cách tiếp cận năng lực, Hà Nội.

16.Nguyễn Như Khanh(2009), Sinh học phát triển thực vật, Nhà xuất bản giáo dục. 17.Đinh Thị Hồng Minh (2013), Phát triển năng lực độc lập sáng tạo cho sinh viên

đại học Kĩ thuật thông qua dạy học hóa hữu cơ, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Viện

Khoa học Giáo dục Việt Nam.

18.Văn Thị Thanh Nhung (2016), "Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy HS học ở trường trung học phổ thông", Tạp chí Giáo

dục, số 373 , tr 46, 47.

19.Lê Thanh Oai (2016), "Thiết kế bài tập thực tiễn trong dạy HS học 11 trung học phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 396, tr 52-55.

20.Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt,Viện Ngôn ngữ học.

21.Trịnh Lê Hồng Phong (2014),"Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ bản trong dạy hóa học ở trường THPT Chuyên", Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ chí Minh.

22.Nguyễn Thị Thanh - Hoàng Thị Phương - Trần Trung Ninh (2014), "Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học Hóa học", Tạp chí Giáo dục, số 342, tr 53-54; 59.

23.Đặng Xuân Thư - Nguyễn Thị Thanh (2014), "Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS qua việc giảng dạy Hóa học 10 theo lí thuyết kiến tạo",

Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 108, tr 14-16.

24.Trần Thị Thanh Thủy (chủ biên, 2016), Dạy học tích hợp phát triển năng lực HS,

Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

25.Đỗ Hương Trà (chủ biên) và CS(2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực của

HS, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.

26.Lê Đình Trung (chủ biên) - Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo hướng hình thành

và phát triển năng lực người học ởtrường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm.

27.Lê Đình Trung, Nguyễn Văn Luận (2019), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thông qua dạy học chủ đề Sinh trưởng và phát triển (Sinh học 11) cho học sinh trung học phổ thông, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 7/2019, tr 246,249.

28.Trung tâm từ điển học (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

29.Xavier Roegier (1996), Làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Người

dịch Đào Quang Trọng, Nguyễn Ngọc Nhi, Khoa Sư phạm Tích hợp, Nhà xuất bản giáo dục.

30.Nguyễn Thành Đạt, Lê Đình Tuấn (2007), Sinh học 11,Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31.Trịnh Lê Hồng Phương (2014), “Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ bản

trong dạy hóa học ở trường THPT Chuyên”, Tạp chí khoa học Đại học sư phạm thành phố Hồ chí Minh,(Số 59), tr 110.

32. Quyết định số404/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 của Thủtướng Chính phủ về“Phê duyệt đềán đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổthông”.

33. Cao Thị Thặng (2010), Vận dụng quan điểm tích hợp trong việc phát triển

chương trình giáo dục Việt Nam giai đoạn sau 2015, Đề tài KHCN cấp Bộ B2008-37-06.

Tiếng Anh:

34.David A. Kolb (2015). Experiential Learning:experience as the source of learning

and evelopment. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.

35.Tran Thai Toan - Phan Thi Thanh Hoi (2017). Process of training for student skill

of applying knowledge into practice in teaching biology in high school. Proceeding.

of international conference on the development of science teachers’ pedagogical competence to meet the requirement of general education innovation. Hanoi December 2017, pp. 73-79

Phục lục 1.

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các PP dạy học

PP và kỹ thuật dạy học Các mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Thuyết trình Hỏi đáp Trực quan Thực hành Dạy học GQVĐ Dạy học dự án Dạy học tích hợp Hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN trường THPT hiện nay

STT Hoạt động giáo dục phát triển

NL VDKT, KN

Ý kiến của GV Ý kiến của HS Không Không

1 Giờ học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN

2 Thực hành gắn với hoạt động VDKTKN

3 Thiết kế các chủ đề giáo dục VDKTKN

4 Cuộc thi sáng tạo KHKT

5 HĐTN sáng tạo theo định hướng phát triển NL VDKT, KN

6 CLB sáng tạo KHKT 7 Ngoại khóa VDKTKN

Bảng 1.5. Kết quả khảo sát về triển vọng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN ở trường THPT hiện nay

STT Nội dung đánh giá Ý kiến của GV

Không

1 Việc thiết kế các chủ đề DH theo hướng phát triển NL VDKT, KN tại trường THPT có thể thực hiện được. 2 DH theo hướng phát triển năng lựcở trường THPT

phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay. 3 Nâng cao hứng thú học tập cho HS.

4 Giúp cho HS có kiến thức tốt về các môn khoa học tự nhiên.

5 Giúp HS GQVĐ, phát triểnnăng lực hợp tác, năng lựcsáng tạo.

Phụ lục 2.

Chủ đề : Sinh Sản ở Thực Vật MỤC TIÊU

- Phân biệt được các hình thứ c sinh sản vô tính ở thực vật (sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng).

-Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật

-Trình bày được các PP nhân giống vô tính ở thực vật.

-Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn.

- Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng

- Sinh sản hữu tính

-So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.

-Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

- Tìm hiểu sựthích nghi “kì diệu” của hoa với các hình thức thụ phấn trong tự nhiên; Thực hành được thụ phấn cho cây (thụ phấn hoặc quan sát thụ phấn ở ngô hoặc cây trồng ởđịa phương).

NỘI DUNG

I. Khái quát chung về sinh sản ở thực vật 1. Khái niệm sinh sản ở thực vật

- Sinh sản ở thực vật: là quá trình sinh lý tái sản xuất những cơ thể mới giống bố mẹ, đảm bảo phát triển liên tục của loài và phân bố cá thể của nó trong không gian xung quanh [36, trang 99].

- Các kiểu sinh sản ở thực vật . Tồn tại hai kiểu sinh sản: Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

- Sinh sản vô tính: Đó là kiểu sinh sản với sự sao chép nguyên bộ gen và không kèm tái tổ hợp di truyền (không có sự kết hợp giữa các giao tử) [36, trang 100].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 68 - 123)