Vận dụng quy trình tổ chức DH chủ đề “Sinh sản ở thực vật” theo hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 47)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.3. Vận dụng quy trình tổ chức DH chủ đề “Sinh sản ở thực vật” theo hướng

triển NL VDKT, KN cho HS THPT

2.3.3.1. Xây dựng chủ đề “Sinh sản ở thực vật” gắn với thực tiễn

Bước 1: Xác định mạch logic nội dung kiến thức của chủ đề

I. Khái quát chung về sinh sản ở thực vật II. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật III. Sinh sản hữu tính ở thực vật

Bước 2: Xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề theo chương trình môn Sinh

học 2018

Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật (sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng).

+ Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật

- Trình bày được các PP nhân giống vô tính ở thực vật.

- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn. + Sinh sản hữu tính

- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

- Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng; thụ phấn cho cây trồng ở địa phương (cây Na, Thanh Long, Ngô…)

Bước 3: Xác định cấu trúc của chủ đề

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu của tác giả [35], [36] xác định cấu trúc của chủ đề “Sinh sản ở thực vật”:

1.Tên chủ đề: Sinh sản ở thực vật

2. Nội dung của chủ đề

I. Khái quát chung về sinh sản ở thực vật 1. Khái niệm sinh sản ở thực vật

2. Vai trò sinh sản vô tính ở thực vật

3. Vai trò của sinh sản hữu tính đối với thực vật . II. Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật 1. Sinh sản bằng bào tử

2. Sinh sản sinh dưỡng

III. Sinh sản hữu tính ở thực vật 1. Cấu tạo của hoa

2. Sự hình thành hạt phấn (giao tử đực) và túi phôi (giao tử cái). 3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh

4. Quá trình hình thành quả và hạt

IV. Ứng dụng sinh sản vô tính và hữu tính

1. Ứng dụng sinh sản vô tính : Nhân giông vô tính ở cây Thanh Long, ghép mầm ở cây Thanh Long ruột đỏ.

2. Ứng dụng sinh sản hữu tính : Thụ phấn cho cây Na ở Chi Lăng Lạng Sơn, Cây ngô

Bước 4: Lựa chọn các nội dung chi tiết xây dựng chủ đề hoàn chỉnh (Chủ đề

chi tiết trình bày ở phụ lục 2 )

Bước 5: Rà soát và điều chỉnh nội dung chủ đề

2.3.3.2. Lập kế hoạch và tổ chức dạy học chủ để “Sinh sản ở thực vật” theo định hướng

phát triển NL VDKT, KN cho HS THPT

Bước 1: Xác định mục tiêu phát triển NL VD KT, KN

- Năng lựcnhận thức Sinh học

+ Phân biệt các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật (Sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng

+ Trình bày được các PP nhân giống vô tính ở thực vật

+ Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn + So sánh được sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật

+ Trình bày các quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa : Nêu được cấu tạo chung của hoa.

+ Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hạt - Năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn

+ Giải thích được một số hiện tượng tiễn

+ Tiến hành được các PP nhân giống vô tính: Trồng Thanh Long, rau muống, sắn…

+ Tiến hành được PP ghép mầm ở cây Thanh Long ruột đỏ tại địa phương. + Tiến hành được thụ phấncho cây Na, cây Ngô…

Bước 2: Lựa chọn các biện pháp, PP và công cụ để lập kế hoạch dạy học tổng thể (KH DH chung) cho chủ đề

Lập kế hoạch dạy học tổng thể chủ đề “Sinh sản ở thực vật” được thể hiện ở bảng sau:

Tiết Hoạt động dạy - học PP, hình thức tổ chức

1 - Hoạt động 1: Khởi động tạo hứng

thú học tập và động lực nhận thức cho

HS

- Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

mới cho HS: Bao gồm các kiến thức

chính sau:

+ Khái niệm sinh sản ở Thực vật, sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính.

+ Sinh sản vô tính và ứng dụng của Sinh sản vô tínhở thực vật.

+ Sinh sản hữu tính và vai trò của sinh sản hữu tính ở thực vật.

+ Các PP nhân giống vô tính ở thực vật tại địa phương, đề xuất hướng phát triển giống cây trồng phù hợp

- PP dạy học trực quan, hỏi đáp, làm việc theo nhóm.

- Hình thức tổ chức: Dạy kiến thức mới DH nhóm, DH trực quan hoi đáp, sử dụng BTTH.

DH dự án: HS tiến hành nhân giống và báo cáo sản phẩm và thảo luận; kết luận về hướng nhân giống cây trồng ở địa phương (chuẩn bị cho hoạt động rèn luyện kĩ năng tiếp theo)

2 - Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức

giải thích một số vấn đề liên quan đến sinh sản ở thực vật

Sử dụng BTTH và hệ thống câu hỏi tổ chức cho HS vận dụng kiến thức vừa học để giải thích các vấn đề thực tiễn liên quan.

3-5 - Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ

năng GQVĐ liên quan đến sinh sản ở

thực vật (Nhân giống vô tính giống cây

Thanh Long ruột đỏ Thái Bình phù hợp với điều kiện Huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn bằng PP ghép mầm)

PP DH theo dự án

PP thực hành nhân giốngbằng PP ghép mầm

Theo dõi kết quả thực hành sau 1 vụ và ghi lại kết quả.

Đánh giá kết quả thu được (Nhóm HS)

Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập chi tiết theo hướng phát triển NL

VDKT, KN (Các hoạt động chi tiết dạy học chủ đề của GV và HS, dự kiến sản phẩm

được trình bày ở phụ lục 5)

Bước 4: Rà soát và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với mục tiêu đề ra 2.4. Đánh giá NL VDKT, KN của HS.

Theo một số tác giả: Đánh giá năng lực không chỉđánh giá các kiến thức trong nhà trường mà các kiến thức phải liên hệ với thực tế, phải gắn với bối cảnh hoạt động và phải có sự vận động sáng tạo các kiến thức và kĩ năng vào thực tiễn [32]. Đánh giá năng lực không chỉ đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ hoặc hành động học tập, nó còn bao hàm việc đo lường khảnăng tiềm ẩn của HS và đo lường việc sử dụng những kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một chuẩn [33]. Đánh giá năng lực người học là quá trình thu thập thông tin về các sản phẩm người học đạt được khi GQVĐ học tập; phân tích, xử lí các sản phẩm đó dựa vào những tiêu chí nhất định nhằm xác định mức độnăng lực người học đạt được đểđề xuất quá trình rèn luyện tiếp theo [34].

Trong phạm vi của nghiên cứu chúng tôi đề cập đến việc đánh giá NL VDKT, KN trong việc tổ chức các hoạt động dạy học chủđề Sinh sản ở thực vật”.

Dựa trên những biểu hiện của NL VDKT, KN trong chương trình môn Sinh học của Bộ Giáo dục & Đào tạo (ban hành ngày 26/12/2018, chúng tôi xác định các biểu hiện của năng lực VDKT vào thực tiễn được thể hiện ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Các biểu hiện của năng lực VDKT, KN vào thực tiễn Tiêu chí năng lực Biểu hiện Nhận biết được vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học Nhớđược một số kiến thức đã học liên quan đến vấn đề thực tiễn Phát hiện được vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học

Giải thích được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến bài học

Giải thích được những hiện tượng thường gặp trong tựnhiên và trong đời sống liên quan đến bài học

Đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tựnhiên và trong đời sống liên quan đến bài học

Đề xuất được một số giải pháp liên quan đến bài học

Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệthiên nhiên, môi trường,… Thực hiện được một số giải pháp để bảo

vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệthiên nhiên, môi trường,…

- HS GQVĐ thực tiễn dựa trên kiến thức đã học/khám phá - Áp dụng được các biện pháp bảo vệsưc khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng, bảo vệ thiên nhiên, môi trường,... Từ các biểu hiện của NL VDKT, KN ở bảng 2.1, xây dựng các biểu hiện tiêu chí cụ thể và các mức độ biểu hiện của năng lực này trong DH chủđề“Sinh sản ở thực vật”, các tiêu chí và mức độđánh giá NL VDKT, KN trong chủ đềnày được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tiêu chí và các mức độ đánh giá NL VDKT, KN trong dạy học chủ đề “Sinh sản ở thực vật” Tiêu chí Các mức độ 1 2 3 1. Nhận biết được vấn đề thực tiễn liên quan đến chủ đề sinh sản ở thực vật Không nhận biết được vấn đề Nhận biết được vấn đề dưới sự hướng dẫn của GV Nhận biết được vấn đề khi GV giao nhiệm vụ 2. Giải thích được những hiện tượng thường gặp trong thựctiễn liên quan đến chủ đề sinh sản ở thực vật

Không giải thích được hoặc giải thích nhưng không đúng những hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến chủ đề sinh sản ở thực vật

Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến sinh sản ở thực vật với sự giúp đỡ của GV Tự giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn liên quan đến sinh sản ở thực vật

3. Đề xuất được quy trình thực hiện kỹ thuật ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ tại địa phương trong dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật

Chưa tự đềxuất quy trình kỹ thuật ghép mầm cây thanh long ruột đỏ tại địa phương

Đề xuất quy trình kỹ thuật ghép mầm cây thanh long ruột đỏ tại địa phương dưới sự giúp đỡ của GV

Tự đề xuất được quy trình kỹ thuật ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ tại địa phương

4. Thực hiện được quy trình ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ Chưa tự thực hiện được quy trình ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ

Tự thực hiện được một số bước trong quy trình thực hiện kỹ thuật ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ tại địa phương.

Tự thực hiện được quy trình ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ tại địa phương. 5. Báo cáo được

quy trình thực hiện ghép mầm ở thanh long ruột đỏ, theo dõi được kết quả nghiên cứu

Báo cáo được quy trình thực hiện ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ nhưng còn lúng túng, chưa đầy đủ

Báo cáo được quy trình thực hiện ghép mầm ở cây thanh long ruột đỏ, đầy đủ nhưng chưa giải thích được những vấn đề liên quan

Báo cáo được quy trình thực hiện ghép mầm ở thanh long ruột đỏ, đầy đủ, rõ ràng, logic chặt chẽ và giải thích

Tiêu chí Các mức độ

1 2 3

được những vấn đề liên quan

Để đánh giá được những biểu hiện của NL VDKT, KN của HS có nhiều công cụ để đánh giá như phiếu hỏi, phiếu quan sát, BTTH. Để đánh giá NL VDKT, KN của HS trong DH chủ đề “Sinh sản ở thực vật” đã sử dụng công cụ chính là BTTH, thông qua kết quả xử lý từng vấn đề trong BTTH, GV đánh giá được mức độ của các tiêu chí từ 1 đến tiêu chí 3 (Mục 3.3.4). Để đánh giá được tiêu chí 4, 5 dựa trên kết quả HĐTN thực tiễn của HS, dựa trên báo cáo sản phẩm của các nhóm và đặc biệt là đánh giá bằng chính sản phẩm đạt được sau hoạt độngtrải nghiệm thực tiễn của HS. Kết quả đánh giá được trình bày chi tiết ở mục 3.4.2.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chúng tôi đã tập trung giải quyết được những nhiệm vụsau đây: - Yêu cầu cần đạt của chủ đề Sinh sản ở thực vật theo chương trình phổ thông môn Sinh học được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ sở quan trọng phù hợp với phát triển NL VDKT, KN

- Đưa ra những biện pháp phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn trong dạy học chủđề Sinh sản ở thực vật

- Dựa vào phần lý luận và thực tiễn ởchương 1 đã được xây dựng quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề “Sinh sản ở thực vật” theo định hướng phát triển NL VDKT, KN.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Đánh giá được hiệu quả, tính khả thi của việc dạy học chủ đề Sinh sản ở thực vật theo định hướng phát triển năng NL VDKT, KN. Góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy trong các trường THPT hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Để thực nghiệm sư phạm chúng tôi xác định thực hiện những nhiệm vụ sau: - Xây dựng được chủ đề Sinh sản ở thực vật theo nội dung chương trình mới năm 2018.

- Thiếtkế chủ đề dạy học theo định hướng phát triển NV VDKT, KN

- Xây dựng kế hoạch và tiến hành thực nghiệm sư phạmtại trường THPT Văn Lãng Lạng Sơn.

- Lựa chọn đối tượng HS khối 11 của trường THPT Văn Lãng Lạng Sơn để tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Trao đổi với nhóm bộ môn Sinh học thống nhất lớp tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để tiến hành thực nghiệm sư phạm.

- Thu thập, xử lý số liệu từ đó phân tích số liệu, đưa ra kết luận về tổ chức dạy học chủ đề “Sinh sản ở thực vật”theo định hướng phát triển NL VDKT, KN.

3.3. Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Chọn đối tượng và trường THPT TN

Đối tượng được chọn thực nghiệm sư phạm phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: - HS: Chọn đối tượng HS khối 11, lớp (TN) và (ĐC) phải tương đương nhau về sĩ số và chất lượng học tập.

- GV: Có năng lực chuyên môn và PP sư phạm tốt, có khả năng phối hợp thực hiện đề tài.

- Lớp TN và ĐCdo cùng một GV dạy.

+ Lớp TN tiến hành dạy theo giáo án phát triển NL VDKT, KN. + Lớp ĐC dạy theo giáo án bình thường.

Trên cơ sở trên chúng tôi đã chọn đối tượng TN tại trường THPT Văn Lãng - Lạng Sơn.

- Đối tượng chọn là HS khối 11:

Bảng 3.1. Thông tin về trường, lớp và GV tham gia TN

Trường THPT GV dạy Lớp TN Lớp ĐC

Lớp Số HS Lớp Số HS

Văn Lãng –Lạng Sơn Mông Kim Oanh 11A1 29 11A2 29 Văn Lãng –Lạng Sơn Lý Kiều Minh 11A3 33 11A6 32 Văn Lãng –Lạng Sơn Hoàng Thị Mai 11A4 32 11A9 34

- Tổng số HS được TN là 94 và ĐC là 95.

3.3.2. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

Để có kết quả chính xác chúng tôi sử dụng phần mềm Excel, để phân tích và đánh giá kết quả TN trên.

3.3.3. Bố trí TN

- Lớp ĐC: Dạy theo PP thông thường.

- Lớp TN: Dạy theo PP Phát triển NL VDKT, KN chủ đề Sinh sản ở thực vật đã được xây dựng.

3.3.4.Thời gian thực nghiệm:Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2020.

3.3.5. Thiết kế đề kiểm tra

Việcđánh giá được mức độ nhận thứccũng như đánh giá năng lựccủa HS trong dạy họcchủ đề Sinh sản ở thực vật bằng2 bài kiểm tra 15 phút. Công cụ đánh giá là BTTH. Dựa trên những nghiên cứu về bài tập đánh giá năng lực [ 41], [42] chúng tôi thiết kế hai BTTH cho hai bài kiểm tra 15 theo hướng phát triển NL VDKT, KN, chủ đề Sinh sản ở thực vật.

Đề kiểm tra số 1: Trong quá trình thu hoạch vườn ngô của gia đình, Lan thấy có những trái ngô ngọt của gia đình có những hạt màu trắng xen lẫn hạt màu vàng (hình

A) cũng như thấy nhiều bắp ngô có rất ít hạt (hình B), Lan không hiểu vườn ngô của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)