Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 25 - 27)

9. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Lịch sử về vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới có nhiều tác giả nghiên cứu về năng lực và DH phát triển năng lực. Theo tác giảI.F.Kharlamop trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào”, Nhà xuất bảngiáo dục, Hà Nội, 1979, đã nhấn mạnh “Lời nói sinh động của GV kết hợp với tính trực quan và bài tập có hiệu quả to lớn trong việc dạy học... Nó còn góp phần rèn luyện tư duy, phân tích tập cho các em nhìn thấy bản chất của các đối

tượng và hiện tượng ẩn sau các hình thức và biểu hiện bề ngoài, kích thích tính ham hiểu biết của các em”.

Một số nhà khoa học phương tây đã có những quan niệm khác nhau về năng lực. Theo quan điểm di truyền học, trường phái A.Binet (1875-1911) và T.Simson cho rằng: Năng lực phụ thuộc vào tính bẩm sinh, di truyền của gen.

Những nghiên cứu về năng lực của A.G.coovaliop đi sâu về nghiên cứu cấu trúc năng lực theo đó cấu trúc năng lực gồm ba thuộc tính: (1) Thuộc tính chủ đạo; (2) Thuộc tính cơ sở làm chỗ dựa; (3) Thuộc tính hỗ trợ làm nền. Ba thành phần này gắn kết chặt chẽ với nhau, liên kết và tương tác với nhau, có vai trò không bình đẳng với nhau.

Tác giả Bern Meier, người dịch Nguyễn Văn Cương trong cuốn “Lý luận dạy học hiện đại” (năm 2014) đã xác định “DH phát triển năng lực là mục tiêu DH” [3]. Trong đó, tác giả đã đưa ra các PPDH phát triển năng lực người học và bài tập định hướng năng lực, xây dựng bài tập đinh hướng năng lực..

Ở Việt Namđã có nhiều nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực cho HS nói chung và dạy học phát triển năng lựcvận dụng kiến thứcvào thực tiễn nói riêng: Trong dạy học môn Vật lý có một số tác giả: Trần Thị Ngọc Ánh - Lê Công Triêm đã đề xuất một số biện pháp để bồi dưỡng năng lựcvận dụng kiến thứcvào thực tiễn [1]. Tác giả Nguyễn Thanh Hải đã đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng vận dụng kiến thức vật lý vào thực tế đời sống cho HS THPT [8]. Tác giả Lê Thanh Huy và Lê Thị Thao Bồi dưỡng năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua dạy chương “Mắt các dụng cụ quang” [13]. Trong bộ môn hóa học hai tác giả: Đặng Xuân Thư - Nguyễn Thị Thanh Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS qua việc giảng dạy Hóa học 10 theo lí thuyết kiến tạo [23]. Nhóm tác giả: Nguyễn Thị Thanh - Hoàng Thị Phương - Trần Trung Ninh, Phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS thông qua việc vận dụng lí thuyết kiến tạo vào dạy học Hóa học [22]. Trong dạy HS học theo hai tác giả Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai: Rèn luyện cho HS kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy HS học 11 [11]. TS. Văn Thị Thanh Nhung đã đưa ra Các biện pháp phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong dạy HS học ở trường trung học phổ thông [18]. Cũng theo hai tác

giả Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai: Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS trong dạy học phần sinh học vi sinh vật - sinh học 10 [10]. Những nghiên cứu trên là cơ sở lý luận chung về dạy học phát triển năng lựcvận dụng kiến thứcvào thực tiễn của HS.

Như vậy, có thể thấy ở trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đã và đang có nhiều công trình nghiên cứu về năng lựcvà DH theo hướng hình thành và phát triển năng lực cho người học. Trong hầu hết các nghiên cứu thì chủ yếu tập trung vào nghiên cứulí luận chung về năng lực, các loại năng lực. Một số công trình đã tập trung nghiên cứu việc rèn luyện một số năng lựcchung như năng lựctự học, năng lực GQVĐ, năng lựctư duy logic, năng lựchợp tác,… cho HS, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trường THPT trong DH Chủ đề Sinh sản ở thực vật . Do vậy để góp phần phát triển triển năng lực cho HS ở trường THPT thuộc tỉnh Lạng Sơn , tác giả tập trung nghiên cứu việc sử dụng kiến phát triển năng lựcvận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS trong DH phần Chủ đề Sinh sản ở thực vật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)