Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 27 - 33)

9. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Kết quả khảo sát

1.2.4.1. Thực trạng dạy học Chủ đề “Sinh sản ở thực vật” theo định hướng phát triển

NL VDKT, KN ở trường THPT hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng dạy học môn Sinh học nói chung và chủ đề “Sinh sản ở thực vật” nói riêng, chúng tôi đã tiến hành phát phiếu điều tra đối với GV (GV) dạy

các bộ môn Sinh học tại các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thông qua điều tra sẽ đánh giá được thực trạng dạy học Sinh học hiện nay, tìm ra những điểm yếu cần khắc phục để từ đó tìm ra giải pháp hợp lý cho việc vận dụng dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Kết quả điều tra trên tổng số GV được điều tra: 23.

Kết quả thể hiện ở bảng 1.1

Bảng 1.1. Mức độ sử dụng các PP dạy học

PP và kỹ thuật dạy học Các mức độ

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ

Thuyết trình 23/23=100% Hỏi đáp 20/23= 86,9% 3/23= 13,1% Trực quan 12/23=52% 11/23= 48% Thực hành 6/23= 26% 15/23=65% 2/23=9% Dạy học GQVĐ 5/23=21% 18/23=79% Dạy học dự án 4/23=17% 19/23=83% Dạy học tích hợp 7/23=30% 16/23=70% Hướng dẫn HS vận dụng

kiến thức vào thực tiễn 8/23=35% 15/23=65%

Từ kết quả ở bảng 1.1 thì thấy rằng:

Về việc Sử dụng PP dạy học tích cực: Các PP thuyết trình, hỏi đáp là các PPDH được sử dụng thường xuyên trong các giờ học với tỷ lệ từ 86,9% đến 100%. Qua phỏng vấn thì các GV cho rằng đây là các PP dễ thực hiện, không mất thời gian chuẩn bị nhiều và phù hợp với mọi điều kiện học tập. Tuy nhiên việc sử dụng các PP này quá nhiều nên dẫn đến tình trạng HS thụ động trong học tập, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn sẽ bị hạn chế. Dạy học dự án và dạy học GQVĐ được GV sử dụng chiếm 17% đến 21%. Dạy học tích hợp cũng có đến 70% được hỏi là chưa thực hiện bao giờ. Có khoảng 65% GV được hỏi chưa bao giờ hướng dẫn HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

1.2.4.2. Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN trong trường

THPT

Để đánh giá việc tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN cũng như là tìm ra các giải pháp để triển khai giáo dục học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN trong trường phổ thông thuận lợi nhất, chúng tôi đã tiến hành điều tra nhận thức GV và HS .

- GV: Chúng tôi lựa chọn 23 GV Sinh học của các trường THPT thuộc sở giáo dục đào tạo Lạng sơn, THPT Văn Lãng ( 5), THPT Tràng Định (6), THPT Bình Độ (2), THPT Đồng Đăng (4), THPT Cao Lộc (6).

- HS: Chúng tôi lựa chọn 100 HS khối 11 của trường THPT Văn Lãng

Bảng 1.2. Kết quả khảo sát dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN ở trường THPT hiện nay

STT Hoạt động giáo dục phát triển năng lực VDKT, KN

Ý kiến của GV Ý kiến của HS

Không Không

1 Giờ học theo định hướng phát

triển NL VDKT, KN 9 (39%) 14 (61%) 38 (38%) 62 (62%) 2 Thực hành gắn với hoạt động

VDKTKN 12 (52%) 11 (48%) 27 (27%) 73 (73%) 3 Thiết kế các chủ đề giáo dục

VDKTKN 7 (30%) 16 (70%) 35 (35%) 65 (65%) 4 Cuộc thi sáng tạo KHKT 5 (22%) 18 (78%) 32 (32%) 68 (68%)

5

HĐTN sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực VDKTKN

6 (26%) 17 (74%) 42 (42%) 58 (58%)

6 CLB sáng tạo KHKT 4 (17%) 19(83%) 24(24%) 76 (76%) 7 Ngoại khóa VDKTKN 3 (12%) 20(88%) 22(22%) 78 (78%) Từ kết quả khảo sát ở bảng 1.2 thì có thể rút ra nhận xét về dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN ở trường THPT như sau:

- Các hoạt động giáo dục vận dụng kiến thức, kỹ năng được tổ chức ở trường THPT mới chỉ tập trung vào việc xây dựng các giờ học theo định hướng giáo dục phát triển năng lực hoặc thiết kế các chủ đề giáo dục vận dụng kiến thức, kỹ năng theo hình thức đơn môn, được tổ chức trong phạm vi một tiết hoặc nhiều tiết học tùy theo nội dung học tập được khai thác.

- Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật đã được tổ chức ở tất cả các trường THPT nhưng mới chỉ tập trung vào những HS thích nghiên cứu, tìm hiểu khoa học.

1.2.4.3. Triển vọng về việc tổ chức các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển

NL VDKT, KN

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát về triển vọng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng NL VDKT, KN ở trường THPT hiện nay

STT Nội dung đánh giá Ý kiến của GV

Không

1

Việc thiết kế các chủ đề DH theo hướng phát triển NL VDKT, KN tại trường THPT có thể thực hiện được.

15 (65%)

8 (35%)

2 DH theo hướng phát triển năng lựcở trường THPT phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

13 (56.5%)

10 (43.5%) 3 Nâng cao hứng thú học tập cho HS. 17

(73.9%)

6 (26.1%) 4 Giúp cho HS có kiến thức tốt về các môn khoa học tự

nhiên.

14 (60.8%)

9 25(39.2%) 5 Giúp HS GQVĐ, phát triển năng lực hợp tác, năng

lực sáng tạo.

19 (82.8%)

4 (17.2%) 6 Giúp cho HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn 16

(69.5%)

5 (35.5%) Từ kết quả khảo sát ở bảng 1.3 thì có thể rút ra nhận xét về triển vọng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN ở trường THPT như sau:

- Hơn 65% GV được khảo sát việc thiết kế chủ đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực vận dụng, kiến thức, kỹ năng có thể thực hiện được. Hơn 50% GV được khảo sát cho rằng dạy học phát triển năng lực phù hợp với đổi mới giáo dục hiện nay.

Hơn 70% cho rằng sẽ nâng cao kết quả học tập của HS và giúp HS có kiến thức tốt môn khoa học tự nhiên. Hơn 80% GV được hỏi tổ chức dạy học theo phát triển năng lực sẽ giúp HS phát triển năng lực hợp tác, sáng tạo. Gần 70% cho rằng sẽ giúp HS vận dụng tốt vào kiến thức đã được học.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong nội dung của chương này đã trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học chủđề “Sinh sản ở thực vật” theo định hướng phát triển năng lực vận dụng, kiến thức, kỹnăng. Những nội dung chính tóm tắt như sau:

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là nhiệm vụ quan trọng của đất nước trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0. Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học mới ban hành theo thông tư 32/2018/Thông Tư - Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nêu rõ yêu cầu cần về phát triển năng lực đặc thù của môn Sinh học đó là : Nhận thức Sinh học, tìm hiểu thế giới sống, vf ận dụng kiến thức, kỹ năng đã học. HS sẽ sử dụng kiến thức của mình vận dụng GQVĐ thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày.

Hiện nay dạy học theo định hướng phát triển năng lực là PP dạy học được nhiều trường THPT tại Lạng Sơn quan tâm. Tuy nhiên, qua kết quảđiều tra thì đều thấy rằng việc triển khai dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN là mong muốn của cả GV và HS. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng các chủđề dạy học và tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL VDKT, KN trong trường THPT

Chương 2

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHỦ ĐỀ “SINH SẢN Ở THỰC VẬT” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG

KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHO HS THPT 2.1. Phân tích đặc điểm nội dungcủa chủ đề “Sinh sản ở thực vật”

Theo chương trình phổ thông môn Sinh học được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phần Chủđề“Sinh sản ở thực vật” có cấu trúc gồm hai nội dung chính là: Khái quát về sinh sản ở sinh vật và Sinh sản ở thực vật. Trong đó gồm Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Chủđề Sinh sản ở thực vật đảm bảo cho HS hiểu được những kiến thức chung nhất về Sinh sản ở thức vật, các hình thức Sinh sản ở thực vật, qua đó HS được quan sát hay trải nghiệm thực tếở một sốvườn, mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng địa phương và điều kiện dạy học ởcác trường THPT trên địa bàn. Đồng thời, HS được tham gia hoạt động động trải nghiệm với nội dung tìm hiểu mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn. HS vận dụng được những kiến thức, kỹnăng đã học vào thực tiễn sản xuất giúp một sốHS định hướng nghề nghiệp trong tương lai với một số em HS.

Yêu cầu cần đạt cụ thể sau khi học xong chủđề là:

- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật (sinh sản bằng bào tử, sinh sản sinh dưỡng).

- Ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật

- Trình bày được các PP nhân giống vô tính ở thực vật.

- Trình bày được ứng dụng của sinh sản vô tính ở thực vật trong thực tiễn. - Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng

- So sánh được sinh sản hữu tính với sinh sản vô tính ở thực vật.

- Trình bày được quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa: Nêu được cấu tạo chung của hoa. Trình bày được quá trình hình thành hạt phấn, túi phôi, thụ phấn, thụ tinh, hình thành hạt, quả.

- Thực hành được nhân giống cây bằng sinh sản sinh dưỡng, thụ phấn cho cây (thụ phấn hoặc quan sát thụ phấn ở cây ngô )

Tóm lại,Chủ đề sinh sản ở thực vật theochương trình phổ thông môn Sinh học được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nằm trong

chương trình Sinh học 11 nói về Sinh học cơ thể thực vật với cấu trúc hợp lý, thành phần kiến thức đầy đủ, cập nhật, cơ bản, hiện đại, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS THPT. Với nội dung như vậy phần này có rất nhiều tiềm năng để xây dựng, dạy học vận dụngkiến thức, kỹ năng trong dạy học ở trường THPT.

2.2. Một số biện pháp phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn trong dạy học chủ đề “Sinh sảnở thực vật”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)