Sử dụng BTTH phát triển NLVDKT, KN GQVĐ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 33 - 35)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2.Sử dụng BTTH phát triển NLVDKT, KN GQVĐ thực tiễn

Để phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn có thể kết hợp PP dạy học truyền thống với các PPDH hiện đại, trong đó các PPDH thườngđược sử dụng trong quá trình DH nhưDH hợp tác nhóm, DH dự án,…. Đặc biệt là PPDH GQVĐ với việc sử dụng các BTTH có ý nghĩa quan trọng. Việc sử dụng các BT gắn với tình huống thực tiễn vừa tạo hứng thú học tập cho HS, đồng thời tạo ra động lực nhận thức cho HS trong

quá trình học tập. Thông qua phát hiện, giải quyết tình huống có trong bài tập mà HS vừa có thể lĩnh hội được tri thức, vừa có thể phát triển NL VDKT, KN vào thực tiễn.

BTTH có thể được sử dụng trong tất cả hoạt động trong giờ lên lớp, trong đó luận văn tập trung chủ yếu vào việc thiết kế và sử dụng BTTH các hoạt động sau: (1) Hoạt động khởi động, hình thành kiến thức mới; (2) Hoạt động vận dụng KT,KN để giải thích các vấn đề thực tiễn; (3) Hoạt độngvận dụng KT, KN để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn. Ngoài ra, BTTH còn được sử dụng trong quá trình đánh giá năng lực HS.

Ví dụ 1:Sử dụng BTTH trong Hoạt động vận dụng KT,KN để giải thích các vấn

đề thực tiễn. Ví dụ: BTTH về nhân giống vô tính:

Cây bưởi chiết Cây bưởi ban đầu Cây bưởi trồng bằng hạt

Trong hình trên, từ một cây bưởi người ta đã nhân giống theo hai cách, đó là gieo hạt và chiết cành. Hãy so sánh kết quả các cây con từ hai hình thức sinh sản trên. Theo em, khi trồng cây ăn quả, người làm vườn nên sử dụng PP nhân giống nào? Tại sao?

BTTH về sinh sản hữu tính: Với điều kiện tự

nhiên thuận lợi, Lạng sơn có lợi thế phát triển kinh tế nông nghiệp với nhiều cây ăn quả nổi tiếng như: Đào mẫu sơn, Hồng vành khuyên Văn Lãng,… đặc biệt là Na chi lăng đặc sản nổi tiếng với những quả na mẫu mã đẹp, quả đồng đều và thơm ngon. Có nhiều biện pháp để tạo ra những quả Na ngon nổi tiếng. Theo em trong các biện pháp tác động, có có biện pháp thụ phấn cho cây Na bằng tay hay không? Giải thích tại sao?

Ví dụ 2: Sử dụng BTTH trong Hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng GQVĐ thực tiễn trong việc nhân giống cây trồng tại địa phương

GV đưa BTTH: Tại xã Tân Lang Huyện Văn Lãng Tỉnh Lạng Sơn có hơn 200 trụ

Thanh Long ruột đỏ của gia đình bà Nguyễn Thị Thu, trồng từ năm 2015. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cây phát triển rất tốt, quả nhỏ, mẫu mã không đẹp, độ ngọt không cao, người dân ít ưa chuộng vì vậy hiệu quả kinh tế rất thấp, bà Thu muốn chặt vườn Thanh Long để trồng giống mới có năng suất cao và hiệu quả kinh tế hơn, tuy nhiên việc trồng lại mất rất nhiều thời gian cũng như chi phí. Bằng những kiến thức đã học em hãy đề xuất biện pháp để có thể giúp gia đình Bà Nguyễn Thị Thu tạo được những cây Thanh Long ruột đỏ, quả to phát triểntốt năng suất cao?

GV tổ chức HS đưa ra các phương án giải quyết, cách tiến hành để GQVĐ. Cụ thể

HS đề xuất các phương án như:

1. Trồng Thanh Long ruột đỏ của địa phương nhưng cải tạo đất trồng, thay loại phân bón… cho vườn Thanh Long ruột đỏ.

2. Đưagiống cây Thanh Long ruột đỏ năng suất cao ở nơi khác (VD thái Bình) về trồng. 3. Nhân giống vô tính bằng PP ghép mầm Thanh Long ruột đỏ có đặc điểm tốt, năng suất cao vào gốc Thanh Long của bà Thu.

Qua tổ chức thảo luận ưu nhược điểm của các đề xuất chọn phương án hợp lý nhất: Ghép mầm Thanh Long ruột đỏ có đặc điểm tốt, năng suấtcao vào gốc Thanh Long.

GV tổ chức cho HS xác định lại quy trình nhân giống Thực vật bằng PP ghép mầm, sau đó để phát triển được NL VDKT vào GQVĐ thực tiễn, GV sử dụng PP thực hành tổ chức HS trải nghiệm thực tiễnghép mầm Thanh Long ruột đỏ của Thái Bình có đặc điểm tốt, năng suất cao ghép vào gốc Thanh Long ruột đỏ ở địa phương sau đó theo dõi kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề sinh sản ở thực vật góp phần phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng cho học sinh ở trường trung học phổ thông​ (Trang 33 - 35)