phương và bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Chương Mỹ
1.2.2.1. Kinh nghiệm thực hiện quy hoạch sử dụng đất của một số địa phương a. Kinh nghiệm của Huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ
Trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ngành chuyên môn, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn cơ bản đã đi vào nề nếp, việc sử dụng đất ngày càng đạt hiệu quả cao.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết: Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Tân Sơn đã có những chuyển biến tích cực,
được dư luận đánh giá cao, nhất là công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Thời gian thực hiện thủ tục hành chính được giảm thiểu thông qua việc lồng ghép các thủ tục về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường ngay từ khâu chấp thuận dự án đầu tư đến khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, triển khai dự án đều được thực hiện qua cơ chế “một cửa liên thông”.
Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Việc công khai quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện góp phần nâng cao dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý sử dụng nguồn tài nguyên đất.
Việc chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư, lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, công ngiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được cải thiện đáng kể, nâng cao đời sống nhân dân. Ngoài ra, công tác thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất ở cho nhân dân, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉnh lý biến động đất đai được quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Bên cạnh đó, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư gắn với việc vận dụng phù hợp các cơ chế chính sách về đất đai đã góp phần từng bước ổn định chỗ ở, đời sống, chuyển đổi ngành nghề, tạo được nhiều việc làm cho người có đất bị thu hồi, đặc biệt là đối với những người trực tiếp sản xuất nông nghiệp; từng bước giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người có đất bị thu hồi, của nhà đầu tư, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
b. Kinh nghiệm của huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, UBND huyện đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng cao chất lượng hoạt động của Trung
tâm hành chính công huyện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong quá trình chuẩn bị làm thủ tục hồ sơ về đất; chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND các xã, thị trấn đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai tới cán bộ địa chính xây dựng, trưởng bản, tiểu khu và nhân dân. Trên cơ sở chỉ tiêu phân bổ sử dụng đất, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp nhu cầu sử dụng đất thực hiện các công trình, dự án để lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện. Hiện tại, kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của 16 xã, thị trấn và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Các xã, thị trấn đã công khai kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất tại cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia, giám sát việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.
Chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và doanh nghiệp về chính sách, pháp Luật Đất đai để người sử dụng thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định. Đồng thời, tăng cường việc kiểm tra, rà soát việc thực hiện cấp Giấy CNQSDĐ lần đầu đối với đất nông nghiệp, đất ở; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động hành chính theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008... góp phần bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp, đời sống người dân, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
c. Kinh nghiệm của huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
Từ khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, để cụ thể hóa những nội dung của pháp Luật Đất đai trên địa bàn huyện, UBND huyện Ninh Hải đã ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai cụ thể, trong đó tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ chính như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai; hướng dẫn thi hành Luật Đất đai theo thẩm quyền; thực hiện các nội dung nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn; lập và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế
hoạch trong quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai. Ngoài ra, UBND huyện Ninh Hải còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý đất dọc 2 bên tuyến đường ven biển, tuyến Quốc lộ 1A… Nhờ đó, đã từng bước khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Qua hình thức đấu giá đã tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, theo lãnh đạo địa phương cho biết, công tác quản lý đất đai ở một số nơi còn chưa chặt chẽ, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất đai; một số địa phương trong huyện chưa đề xuất hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại những vùng thường xuyên ngập úng, sản xuất không đạt hiệu quả. Mặt khác, do cơ chế quản lý tài chính về đất đai còn bất cập, nguồn thu ngân sách từ đất đai chưa tương xứng với tiềm năng đất đai của huyện nên chưa thực sự tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để tiếp tục thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013 trong thời gian tới, theo lãnh đạo huyện Ninh Hải cho biết, sẽ tăng cường nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về đất đai cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Nâng cao chất lượng tham mưu trong công tác quản lý đất đai nói chung và công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói riêng; quản lý nhà nước về đất đai thực hiện đúng theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo tiến độ đề ra. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách pháp Luật Đất đai; kịp thời ngăn chặn những sai phạm và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai…
1.2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho huyện Chương Mỹ
Thông qua một số thực tế quản lý nhà nước về đất đai của một số quận, huyện nêu trên, có thể đưa ra những bài học mà chính quyền huyện Chương Mỹ cần lưu ý đó là:
Một là, quản lý nhà nước về đất đai đất đai là một lĩnh vực phức tạp dễ
dẫn đến những sai phạm cũng như tham nhũng với mức độ lớn. Đối tượng sai phạm có thể cả những cán bộ đã có nhiều năm rèn luyện, cán bộ giữ vị trí chủ chốt hàng đầu của huyện. Do vậy công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ cần phải được coi trọng. Bên cạnh việc giáo dục cần tăng cường sự kiểm tra giám sát thường xuyên của chính quyền tỉnh, cấp uỷ Đảng, HĐND, các tổ chức chính trị - xã hội của doanh nghiệp và người dân.
Hai là, trong quản lý nhà nước về đất đai khi đã phát hiện ra những sai
phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để, bất kể đối tượng đó là ai, cấp nào, nếu sai phạm thì đều bị pháp luật trừng phạt. Đối với những cán bộ thực hiện không hết chức trách, trách nhiệm cũng cần bị xử lý và nên có chế độ bồi thường thiệt hại bằng vật chất. Hàng năm chính quyền huyện cần thực hiện nghiêm túc việc thống kê, kiểm kê đất đai, các trường hợp về hưu, chuyển công tác cần có sự bàn giao trách nhiệm quản lý cụ thể, tránh buông lỏng trong quản lý.
Ba là, chính quyền huyện cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục
pháp luật cho người dân, đào tạo tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý. Nhận thức của người dân, trình độ cán bộ nếu được quan tâm bồi dưỡng, nâng cao sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước về đất đai.
Bốn là, công tác lập và quản lý quy hoạch cần được coi trọng đặc biệt,
chính quyền huyện cần thường xuyên rà soát tránh tình trạng quy hoạch “treo”. Quy hoạch khi đã được duyệt cần được công bố, cắm mốc và quản lý chặt chẽ nhằm tránh lãng phí tiền của Nhà nước và người dân do phải đền bù, dỡ bỏ khi di chuyển giải phóng mặt bằng. Trong công tác quản lý quy hoạch cần phân công trách nhiệm cho đơn vị cá nhân trực tiếp quản lý, có quy chế thưởng phạt rõ ràng, giám sát chặt chẽ kế hoạch sử dụng đất hàng năm, nhất là chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trên đất không đúng quy hoạch và vi phạm pháp Luật Đất đai.
Năm là, chính quyền huyện cần nghiên cứu để đẩy mạnh việc cấp giấy
CNQSDĐ, cấp phép xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho quản lý và sử dụng cũng như quản lý việc sử dụng đất.
Sáu là, chính quyền huyện cần kiểm tra thu hồi những diện tích đất đã
giao hoặc cho thuê nhưng không sử dụng hoặc sử dụng hoặc không bảo đảm tiến độ, sử dụng đất không đúng mục đích được giao hoặc cho thuê, đất nông nghiệp của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang dùng cho sản xuất cải thiện đời sống để đấu thầu, đấu giá cho các đối tượng sử dụng có hiệu quả hơn.
Bảy là, Cần thực hiện đồng bộ các nội dung quản lý nhà nước về đất
đai trên địa bàn huyện, gắn liền với công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai cho cán bộ và người dân. Để nâng cao hiệu quả và chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Phòng, ban, ngành của huyện và UBND cấp xã nhằm dự báo chính xác nhu cầu quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Tám là, Đất đai liên quan đến rất nhiều ngành, lĩnh vực, nhiều đối
tượng sử dụng đất, do vậy, việc Nhà nước đầu tư kinh phí để xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu về đất đai trong đó có dữ liệu về quy hoạch sử dụng đất góp phần đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, hiện đại hóa nền hành chính trong công tác quản lý nhà nước về đất đai.
Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội phố Hà Nội
- Điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu; thủy văn; các nguồn tài nguyên).
- Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực trạng phát triển các ngành; dân số, lao động, việc làm và thu nhập; thực trạng phát triển các ngành).
- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội (lợi thế; hạn chế).
2.1.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội phố Hà Nội
- Tình hình quản lý đất đai một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai. - Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
- Biến động đất giai đoạn 2012 - 2018 của huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
2.1.3. Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2018 giai đoạn 2011-2018
- Hệ thống chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyệt của giai đoạn 2011-2018.
- Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất từ năm 2011-2018.
- Tình hình thực hiện dự án theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
- Đánh giá chung về tình hình thực hiện phương án quy hoạch trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội:
2.1.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất dụng đất
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp được áp dụng để thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu đã được công bố, như bản đồ, thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất và các yếu tố khác liên quan đến đề tài được thu thập từ các phòng ban của huyện, các sở, viện nghiên cứu...
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Điều tra, thu thập số liệu sơ cấp thông qua việc điều tra phỏng vấn bằng bảng hỏi đối tượng liên quan bao gồm người sử dụng đất, cán bộ địa chính xã, cán bộ văn phòng đăng ký đất đai về tình hình đăng ký và quản lý biến động đất đai trên địa bàn huyện.
Số lượng phiếu điều tra đối với người sử dụng đất được xác định trên cơ sở “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học” của tác giả Vũ Cao Đàm, nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật Hà Nội năm 1999. Theo đó số lượng phiếu điều tra được xác định bằng 10% dung lượng mẫu
Phương pháp sử dụng để thu thập các thông tin chưa được công bố mà phải thông qua điều tra, phỏng vấn 30 đối tượng thông qua bộ phiếu điều tra được thiết kế sẵn.
- Nội dung phỏng vấn: tính khả thi và hợp lý của quy hoạch, sự tham gia của người dân vào phương án quy hoạch, công bố, công khai đồ án QHKHSĐ…
- Đối tượng phỏng vấn: những người có trách nhiệm về tổ chức thực hiện, quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch của địa phương, những người xin chuyển mục đích sử dụng đất, người dân.
Đối với người dân, tiến hành điều tra trên địa bàn thị trấn Chúc Sơn và thị trấn Xuân Mai. Phiếu điều tra đối với người dân nhằm xác định quan điểm của người dân trong việc thái độ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai và tiếp cận của người dân về quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
Đối với cán bộ địa chính cấp xã, và cán bộ huyện tiến hành điều tra nhằm tìm hiểu hệ thống chính sách pháp luật về quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp với tình hình thực tế về việc tiếp nhận và quản lý biến động tại các địa phương, ý kiến của cán bộ về trình tự, thủ tục trong công tác quản lý biến động, công tác thanh tra, kiểm tra….
Kết quả xác định số lượng phiếu điều tra được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1. Xác định số lượng phiếu điều tra TT Đối tượng
điều tra lượng Số
Số lượng Phiếu ĐT
(phiếu)
Mẫu phiếu ĐT
1 Người dân 10 10 Mẫu 02
2 Địa chính xã 10 10 Mẫu 01
3 Cán bộ cấp huyện 10 10 Mẫu 01
2.2.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu, so sánh và phân tích