Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 41)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Chương Mỹ có toạ độ địa lý từ 20023’ đến 20045’ độ Vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ Kinh Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai;

- Phía Tây huyện Lương Sơn thành phố Hoà Bình; - Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức; - Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức và Quốc Oai.

Chương Mỹ là một huyện lớn của thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 23.737,98 ha, cách cách trung tâm Hà Nội 20 km theo Quốc lộ 6, nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vùa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa với 3 vùng: bán sơn địa, bãi ven sông Đáy và đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện.

Vùng bán sơn địa có 12 xã, thị trấn ven các đường Quốc lộ 6 và 21A, gồm: thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng với độ dốc trung bình từ 50 đến 200.

Vùng bãi ven sông Đáy gồm 6 xã: Phụng Châu, Lam Điền, Thuỵ Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cấy ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện gồm 15 xã, có địa hình không bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng.

3.1.1.3. Khí hậu

Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 xấp xỉ 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8- 120C, từ tháng 5 đến tháng

10 có nhiệt độ trung bình là 27,40C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.

Lượng mưa trên địa bàn huyện Chương Mỹ bình quân 1500-1700 mm/năm, bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung vào mùa hè chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy.

- Sông Bùi: Bắt đầu từ Lương Sơn, thành phố Hoà Bình có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá xã Hoà Chính.

- Sông Tích bắt đầu từ Sơn Tây chảy qua địa phận huyện là 5km thuộc xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (Thuỷ Xuân Tiên).

- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (Hoà Chính). Nhìn chung sông Đáy về mùa mưa nước không lớn vì thực chất là con sông cụt giới hạn bởi đập Đáy.

Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện. Trong đó: Hồ Đồng Sương rộng 260 ha, diện tích tưới 1050 ha; Hồ Miễu rộng 75 ha, diện tích tưới của hồ là 250 ha; Hồ Văn Sơn rộng 175 ha, diện tích tưới của hồ là 650 ha.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, tổng diện tích đất được chia thành các nhóm sau:

- Đất đá bọt ở độ cao tuyệt đối từ 10m – 50m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, tổng diện tích là 1234,14 ha.

Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ, tổng diện tích là 1505,09 ha.

- Đất xám điển hình, phân bố tập trung chủ yếu quanh các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ, diện tích 3334,90 ha.

- Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (trong đê) phân bố ở các xã thuộc khu vực giữa huyện, địa hình bằng và thấp trũng, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và thịt nặng, tầng canh tác dày từ 18-20cm, thường xuyên bị ngập nước nên đa số bị gley. Loại đất này có tổng diện tích là 4700,49 ha.

- Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (ngoài đê), phân bố chủ yếu ở vùng ngoại đê dọc theo bờ hữu sông Đáy. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, tầng canh tác 18-20cm, thích hợp để phát triển cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Diện tích loại đất này là 959,58 ha.

- Đất phù sa gley trung tính phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa huyện, diện tích 3503,95 ha.

- Đất phù sa gley chua tập trung ở các xã Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, diện tích 916,95 ha.

- Đất gley trung tính, phân bố rải rác trên địa bàn huyện, diện tích 99,82 ha. - Đất than bùn điển hình có ở xã Tân Tiến, diện tích 35,29 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)