Phương pháp tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 37)

- Đánh giá thực trạng sử dụng đất đai: phải dựa trên các chỉ tiêu về quy mô đất, cơ cấu đất đai, chủng loại đất đai và chất lượng đất đai. Từ đó đánh giá mức độ biến động đất đai qua các năm. Phân tích nguyên nhân dẫn đến những biến động đó. Đánh giá tình hình sử dụng đã hợp lý chưa, phân bổ, bố trí địa điểm có phù hợp không. Rút ra nhũng mặt tồn tại và đã đạt được.

- Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội gây áp lực đối với đất đai, dựa vào rất nhiều các chỉ tiêu như: GDP chung và GDP bình quân đầu người, thu nhập, tiêu dùng tích luỹ của dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ( theo ngành.theo lãnh thổ ).

- Về dân số, dân số trong nông nghiệp và phi nông nghiệp, dân số đô thị và nông thôn. Tỷ lệ tăng dân số, dự báo biến động dân số trong tương lai.

- Thực trạng phát triển của các đô thị: thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ và các vùng ven đô. Từ đó ta đánh giá nhu cầu sử dụng đất đai cuả các đô thị đó trong tương lai.

Đánh giá tốc độ phát triển của các ngành: công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, xây dựng và dịch vụ du lịch, nghỉ mát, văn hoá thể thao. Dựa trên nhữnh chỉ tiêu về qui ô, cơ cấu các ngành, nhu cầu phát triển của các ngành.

Đánh giá các chính sách mới của chính phủ về quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá mức độ tác dụng của các chính sách đến nhân dân.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Chương Mỹ có toạ độ địa lý từ 20023’ đến 20045’ độ Vĩ Bắc và từ 105030’ đến 105045’ độ Kinh Đông, có vị trí tiếp giáp như sau:

- Phía Đông giáp huyện Thanh Oai;

- Phía Tây huyện Lương Sơn thành phố Hoà Bình; - Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và Mỹ Đức; - Phía Bắc giáp huyện Hoài Đức và Quốc Oai.

Chương Mỹ là một huyện lớn của thành phố Hà Nội, có tổng diện tích tự nhiên là 23.737,98 ha, cách cách trung tâm Hà Nội 20 km theo Quốc lộ 6, nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hoà Lạc - Sơn Tây và vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây.

3.1.1.2. Địa hình địa mạo

Chương Mỹ có địa hình vừa mang đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng vùa mang đặc trưng của vùng bán sơn địa với 3 vùng: bán sơn địa, bãi ven sông Đáy và đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện.

Vùng bán sơn địa có 12 xã, thị trấn ven các đường Quốc lộ 6 và 21A, gồm: thị trấn Xuân Mai, các xã Đông Phương Yên, Đông Sơn, Thanh Bình, Thuỷ Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Địa hình khu vực khá phức tạp, có độ dốc từ Tây sang Đông với đặc điểm chính bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng với độ dốc trung bình từ 50 đến 200.

Vùng bãi ven sông Đáy gồm 6 xã: Phụng Châu, Lam Điền, Thuỵ Hương, Thượng Vực và Hoàng Diệu, thích hợp để trồng lúa và rau màu, các loại cấy ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày.

Vùng đồng bằng thuộc khu vực trung tâm của huyện gồm 15 xã, có địa hình không bằng phẳng, có độ dốc từ bắc xuống nam, từ tây sang đông xen những ô trũng. Địa hình bị chia cắt bởi các tuyến đê bao, các bờ kênh, đường giao thông, làng mạc tạo nên những khu vực trũng thấp, xen kẹp rất khó khăn cho việc tiêu thoát úng.

3.1.1.3. Khí hậu

Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 xấp xỉ 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8- 120C, từ tháng 5 đến tháng

10 có nhiệt độ trung bình là 27,40C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối.

Lượng mưa trên địa bàn huyện Chương Mỹ bình quân 1500-1700 mm/năm, bình quân đạt 129,0mm/tháng. Lượng mưa tập trung vào mùa hè chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là: sông Bùi, sông Tích và sông Đáy.

- Sông Bùi: Bắt đầu từ Lương Sơn, thành phố Hoà Bình có lưu vực là 195 km2 đoạn chảy qua huyện là 23 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá xã Hoà Chính.

- Sông Tích bắt đầu từ Sơn Tây chảy qua địa phận huyện là 5km thuộc xã Đông Sơn hợp với sông Bùi tại cầu Tân Trượng (Thuỷ Xuân Tiên).

- Sông Đáy chảy qua địa phận huyện Chương Mỹ có chiều dài là 28 km từ địa phận xã Phụng Châu đến Ba Thá (Hoà Chính). Nhìn chung sông Đáy về mùa mưa nước không lớn vì thực chất là con sông cụt giới hạn bởi đập Đáy.

Huyện có 3 hồ nhân tạo lớn là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của huyện. Trong đó: Hồ Đồng Sương rộng 260 ha, diện tích tưới 1050 ha; Hồ Miễu rộng 75 ha, diện tích tưới của hồ là 250 ha; Hồ Văn Sơn rộng 175 ha, diện tích tưới của hồ là 650 ha.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, tổng diện tích đất được chia thành các nhóm sau:

- Đất đá bọt ở độ cao tuyệt đối từ 10m – 50m, thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt nhẹ, thịt trung bình, tổng diện tích là 1234,14 ha.

Thành phần cơ giới chủ yếu là đất thịt trung bình và thịt nhẹ, tổng diện tích là 1505,09 ha.

- Đất xám điển hình, phân bố tập trung chủ yếu quanh các khu vực có núi đá vôi. Thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và đất thịt nhẹ, diện tích 3334,90 ha.

- Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (trong đê) phân bố ở các xã thuộc khu vực giữa huyện, địa hình bằng và thấp trũng, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình và thịt nặng, tầng canh tác dày từ 18-20cm, thường xuyên bị ngập nước nên đa số bị gley. Loại đất này có tổng diện tích là 4700,49 ha.

- Đất phù sa trung tính, ít chua, đất phù sa chua (ngoài đê), phân bố chủ yếu ở vùng ngoại đê dọc theo bờ hữu sông Đáy. Thành phần cơ giới chủ yếu là đất cát pha, thịt nhẹ hoặc thịt trung bình, tầng canh tác 18-20cm, thích hợp để phát triển cây rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả. Diện tích loại đất này là 959,58 ha.

- Đất phù sa gley trung tính phân bố chủ yếu ở các xã vùng giữa huyện, diện tích 3503,95 ha.

- Đất phù sa gley chua tập trung ở các xã Đồng Phú, Văn Võ, Hoà Chính, diện tích 916,95 ha.

- Đất gley trung tính, phân bố rải rác trên địa bàn huyện, diện tích 99,82 ha. - Đất than bùn điển hình có ở xã Tân Tiến, diện tích 35,29 ha.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động, dân tộc

Tính đến năm 2019 dân số toàn huyện là 332.821 người tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,16%. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.432 người/km2.

Bảng 3.1. Tình hình biến động dân số huyện Chương Mỹ giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 2017 2018 Tổng dân số Người 323.906 328.799 332.821 Tổng số lao động trong độ tuổi Người 198.738 203.572 206.420 Tỷ lệ PTDS tự nhiên % 1,1 1,07 1,16 GDP Tr/đ 32 39 43

Dân số nông thôn Người 285.050 289.582 293.256

Dân số đô thị Người 38.586 39.217 39.565

Nhận xét: Tốc độ tăng trưởng dân số và lao động huyện có xu hướng

tăng từ năm 2016 trở lại đây. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi cao so với các huyện khác trên địa bàn thành phố chiếm 62% tạo ra nguồn lao động dồi dào cho địa phương. Thu nhập bình quân trên đầu người càng ngày càng tăng. Năm 2018 đạt 43 triệu/người/năm.

Với 32 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 30 xã nông thôn, đô thị khoảng 11,9% dân số và 6,6% diện tích tự nhiên, tập trung tại 2 thị trấn Chúc Sơn và Xuân Mai.

3.1.2.2. Thực trạng đô thị và khu dân cư nông thôn

Hiện tại huyện có 2 thị Trấn Xuân Mai và thị trấn Chúc Sơn là 2 trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của huyện Chương Mỹ. Tổng diện tích tự nhiên của 2 thị trấn theo số liệu kiểm kê năm 2018 là 1.538,97 ha, đất ở là 181,48 ha, diện tích không phải đất ở là 1.357,49 ha.

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2019 của huyện Chương Mỹ, diện tích đất khu dân cư nông thôn của huyện là 4.646,17 ha. Trong đó đất không phải là đất ở là 3.149,53 ha, đất ở là 1.496,64 ha, bao gồm đất xây dựng nhà ở của nhân dân, các công trình công cộng trong khu dân cư và diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khu dân cư.

Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm…) của huyện đang trong thời kỳ đầu tư phát triển, hình thành các trung tâm cụm xã với chức năng là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của một số xã, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, xã hội a. Giao thông

Hệ thống giao thông chính của huyện bao gồm: Quốc lộ và tỉnh lộ, đường liên huyện, đường liên xã. Đường liên thôn.

Trên địa bàn huyện có tuyến đường quốc lộ 6, quốc lộ 21A chạy qua nối liền huyện với thành phố Hoà Bình, thủ đô Hà Nội và các quận, huyện thị khác trong thành phố và các thành phố lân cận. Quốc lộ 6 nằm trong địa giới của huyện là 17 km bắt đầu từ thị trấn Chúc Sơn đến Cầu Ké. Quốc lộ Hồ Chí Minh qua huyện Chương Mỹ dài 18 km, bắt đầu từ Cố Thổ đến Cầu Cời. Bề rộng nền là 12m, bề rộng mặt đường 7m.

Đường tỉnh lộ gồm: đường 429 đoạn qua huyện Chương Mỹ chỉ có 1 km; Đường 421 đoạn qua huyện Chương Mỹ chỉ có 0,9 km; Đường 419 đoạn qua huyện Chương Mỹ 19 km Bề rộng nền là 6,5m, bề rộng mặt đường 5m.

Đường huyện gồm: Đường trung tâm huyện với tổng chiều dài 2 km;- Đường nguyễn Văn Trỗi tổng chiếu dài 12 km; Đường đê Đáy tổng chiều dài 21 km; Đường chùa Trầm tổng chiều dài 3,5 km; Đường Hạ Dục – Miếu Môn tổng chiều dài 8 km.

Đường liên xã có tổng chiều dài 154,5km. Trong đó: Đường nhựa có chiều dài 89km, đường cấp phối có chiều dài 65,5 km, còn lại là đường đất.

Đường trục xã và liên thôn có tổng chiều dài 232km, trong đó bê tông được 30,9 km, rải cấp phối 184,8km, đường đất 16,3km. Đường thôn xóm có tổng chiều dài 330,6km, trong đó bê tông hoặc lát gạch 119,6km, cấp phối 189,5km, đường đất 21,5km. Nhìn chung đường do xã quản lý còn yếu kém, phần lớn là đường rải cấp phối và đường đất, rất dễ hư hỏng khi bị ngập nước, lầy thụt vào mùa mưa.

Đường sông có khoảng 60 km. Tổng số cầu của Chương Mỹ hiện nay có trên 20 chiếc. Trong đó cầu có trọng tải trên 10 tấn trở lên có 18 cái. Tổng số cống trên 560 cái. Nhìn chung chất lượng cầu còn hạn chế, cầu còn hẹp, chất lượng thấp. Hầu hết các tuyến đường đều thiết kế với xe có trọng tải nhỏ, phổ biến là mặt đường hẹp, chiều rộng phổ biến từ 3,5 – 4,2 m, không đảm bảo lưu thông, đặc biệt là xe có trọng tải lớn.

b. Thủy lợi

Toàn huyện có 35 trạm bơm tiêu với 155 máy bơm các loại, công suất từ 1000-4000m3/h. Tổng công suất các trạm bơm là 375.300m3/h. Trong đó công ty KTCTTL huyện quản lý 25 trạm với 129 máy. Tổng công suất là 349.700m3/h. Các HTXNN quản lý 10 trạm với 26 máy với tổng công suất là 25.800m3/h.

Nguồn nước tưới bao gồm: nước hồ: 3 hồ lớn, 4 hồ vừa tưới cho các xã trung du, trữ lượng 17,3 triệu m3.

Toàn huyện có 51 trạm bơm tưới do xí nghiệp quản lý KTCTTL với 98 máy bơm, tổng công suất 84.800m3/h. Diện tích tưới thiết kế 5970 ha. Thực tế tưới cho vụ xuân là 3150 ha.Vụ mùa tưới được 3121 ha. Trạm bơm tưới do xã, thị trấn quản lý có 59 trạm với 79 máy bơm, công suất 66.790m3/h. Diện tích tưới thiết kế 4695 ha. Vụ xuân tưới 3585 ha. Vụ mùa tưới 3405 ha.

Tổng chiều dài hệ thống kênh mương là 195,4km. Trong đó: Kênh tưới cấp 1: 34,1km; Kênh tiêu cấp 1: 43,5km; Kênh tiêu cấp 2: 63,6km; Kênh tưới cấp 2: 54,2km

Toàn huyện có 57,2 km đê điều. Trong đó đê Hữu Đáy 23 km, Hữu Bùi 13 km, tả Bùi 14,7km, đê Tích dài 0,5 km, đê đường 6 dài 6 km. Hệ thống đê điều hàng năm được đầu tư tu bổ, song do vốn hạn chế nên chưa được gia cố vững chắc. Nhiều chỗ chân đê còn bị lấn chiếm làm lò gạch, các công trình phụ khác.

3.1.2.4. Cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng

Từ năm 2016-2018, kinh tế của huyện đã có những biến động theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai.

Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất một số ngành chủ yếu tại huyện Chương Mỹ giai đoạn 2017– 2019

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng giá trị sản xuất 16.733.694 18.642.553 20.821.241

1. Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ

sản 3.538.869 3.671.302 3.856.051

2. Khai khoáng 445 486 433

3. Công nghiệp chế biến, chế tạo 6.259.870 6.953.275 7.711.583

4. SX và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí

28.426 32.970 34.158

5. Cung cấp nước, hoạt động quản

lý và xử lý rác thải, nước thải 61.730 74.100 88.826

6 Xây dựng 3.185.120 3.580.100 4.035.020

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

8. Vận tải, kho bãi 299.780 346.620 404.610

9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 625.239 737.790 865.620

10 Hoạt động kinh doanh bất động

sản - - -

11. Giáo dục và đào tạo 398.635 471.910 551.930

12. Y tế và hoạt động trợ giúp xã

hội 378.020 456.190 545.400

13. Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 13.100 15.110 17.500

14. Hoạt động dịch vụ khác 338.130 394.320 475.260

Nhận xét: Năm 2018, tổng giá trị sản xuất đạt 20.821 tỷ đồng, đạt 100,2% so kế hoạch, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp: 57,4% - 23,5% - 19,1%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, giá trị sản xuất nhóm ngành nông - lâm - thuỷ sản tăng 5% so với năm 2017; công nghiệp và xây dựng tăng từ 11,6% so với năm 2017; thương mại và dịch vụ tăng 17,8% so với năm 2017. Như vậy, ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản đã có một bước tiến nhất định trong nền kinh tế hiện nay.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển các ngành sản xuất a. Thực trạng khu vực kinh tế nông nghiệp

* Ngành trồng trọt

Hiện tại huyện Chương Mỹ có tổng diện tích Diện tích gieo trồng đạt 22.612 ha, đạt 96,8% kế hoạch và bằng 100,1% so với cùng kỳ; trong đó: Diện tích lúa gieo trồng được 16.535 ha, đạt 95,6% kế hoạch và bằng 96,7% so với cùng kỳ, cơ cấu giống lúa có sự thay đổi mạnh tăng giống lúa có năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)