Đánh giá chung về tình hình thực hiện phương án quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 83 - 87)

địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

3.3.6.1. Kết quả đạt được

- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) của huyện được phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng thực hiện thu hồi, giao đất cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, khai thác được tiềm năng đất đai, tăng nguồn thu cho ngân sách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới, thu hút vốn đầu tư, góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất ngày càng chặt chẽ, hiệu quả.

- Quy hoạch sử dụng đất các cấp sau khi được phê duyệt đã tổ chức công bố công khai theo quy định. Đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai từ cấp tỉnh đến các địa phương.

- Công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt. Các chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật; công tác quản lý, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Các chỉ tiêu sử dụng đất cơ bản phù hợp với các chỉ tiêu đã được Chính phủ phê duyệt; việc chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp nằm trong quy hoạch, kế hoạch đã được Chính phủ phê duyệt.

- Thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và khai thác các nguồn

thu khác từ đất, đất đai đã trở thành nguồn lực tài chính quan trọng phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội như xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới… đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn huyện.

3.3.6.2. Hạn chế và nguyên nhân a. Hạn chế

- Công tác đăng ký nhu cầu sử dụng đất còn mang tính chủ quan, các giải pháp thực hiện dự án còn chưa đồng bộ quyết liệt và hiệu quả dẫn đến một số chỉ tiêu thực hiện còn thấp.

- Việc phân bổ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất giữa quy hoạch sử dụng đất cấp huyện với kết quả thực hiện được chênh lệch lớn, một số chỉ tiêu bị biến động ngược so với dự kiến như theo kế hoạch giảm diện tích nhưng thực tế lại tăng và ngược lại.

- Nhiều chỉ tiêu sử dụng đất thực hiện chưa sát với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, đặc biệt trong kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu và 2016. Điển hình đối với đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có đất trồng lúa; đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp khác thực hiện không sát so với kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu được duyệt.

- Nguồn số liệu đầu vào để thực hiện quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất có sự biến động về số liệu gây khó khăn trong việc đánh giá mức độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất qua các năm.

- Việc thực hiện các dự án đạt tỷ lệ không cao.

b. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Trong giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế chung của thành phố Hà Nội và huyện Chương Mỹ gặp nhiều khó khăn, vốn đầu tư công giảm do chủ trương của Chính phủ, nhiều công trình phải ngừng, đình hoãn, giãn tiến độ thực hiện; thị trường bất động sản trầm lắng, các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước có tốc độ giảm đáng kể.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thành phố, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên việc nắm bắt các thông tin và dự báo nhu cầu sử dụng đất, nhất là dự báo nhu cầu đất cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội chưa sát, nhiều dự án đăng ký sử dụng đất từ năm 2011 đến năm 2018 nhưng chưa triển khai hoặc triển khai chưa đúng tiến độ (như các dự án về phát triển hạ tầng, về quốc phòng, an ninh, phát triển đô thị,...); ngân sách của địa phương có hạn nên việc bố trí vốn để đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật còn gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung của toàn huyện.

* Nguyên nhân chủ quan

- Công tác dự báo một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất theo chỉ tiêu phát triển kinh tế chưa sát với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và khả năng thực hiện. Việc xác định quy mô diện tích, vị trí sử dụng đất của một số công trình, dự án còn chưa chính xác do thay đổi nhu cầu sử dụng đất của ngành và nhu cầu của các nhà đầu tư. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm chưa sát với thực tiễn, việc đăng ký nhu cầu sử dụng đất của các xã, thị trấn còn chưa phù hợp, thụ động.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa thật sự hấp dẫn, thu hút được nhà đầu tư nên khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư, thực hiện xã hội hóa để huy động nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện dự án; việc khai thác tài nguyên vẫn chủ yếu dựa vào tài nguyên sẵn có là nguồn nguyên liệu đá vôi, nguyên vật liệu xây dựng cho phát triển các ngành kinh tế của huyện.

- Một số chủ đầu tư còn chưa quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng, dẫn đến tiến độ thực hiện dự án còn chậm làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Mặt khác, một số nhà đầu tư còn lệ thuộc vào vốn vay các ngân hàng thương mại nên khi bị siết chặt cho vay thì không thực hiện được các dự án theo tiến độ đã đề ra.

- Công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất đường quốc lộ 6 gặp nhiều khó khăn, chậm tiến độ do người dân không đồng tình với phương án bồi thường hỗ trợ.

- Các quy hoạch chưa được rà soát và khớp nối đồng bộ với nhau, như giữa quy hoạch chung huyện và quy hoạch xây dựng nông thôn mới các xã, quy hoạch sử dụng đất huyện. Từ đó gây khó khăn trong quá trình thực hiện đồ án.

- Quy hoạch còn thiếu cơ sở khoa học, chưa khả thi nên nhiều công trình chưa thực hiện chỉ tiêu được duyệt, trong khi nhiều công trình trình thực hiện ngoài phương án, biến động ngược với kế hoạch sử dụng đất.

- Việc tính toán nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực khi lập quy hoạch còn phiến diện, chưa sát thực tế, công tác điều tra nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực và các xã, thị trấn còn chung chung, thiếu cụ thể nên không dự báo chính xác nhu cầu sử dụng đất về quy mô diện tích lẫn vị trí của từng công trình cho cả thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ảnh hưởng đến chất lượng và nội dung của phương án quy hoạch sử dụng đất ngay từ thời điểm xác lập quy hoạch cũng như khi vào thực tiễn. Hơn nữa yêu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực luôn thay đổi đã làm cho quy hoạch sử dụng đất của Huyện không theo kịp để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.

- Quy hoạch cấp huyện còn nặng về phân bổ đất cho những công trình nhỏ lẻ, nhưng lại thiếu tầm nhìn chiến lược lâu dài, chưa thể hiện được vai trò điều tiết vĩ mô của quy hoạch trong trường hợp kinh tế - xã hội có sự thay đổi. Nên còn lúng túng trong triển khai thực hiện, bị động khi quy hoạch xây dựng, quy hoạch kinh tế - xã hội có sự điều chỉnh.

- Vấn đề quản lý quy hoạch, vấn đề giám sát thực hiện quy hoạch và ý thức chấp hành pháp luật đất đai:

+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, công khai quy hoạch sử dụng đất còn mang nặng tính hình thức, chưa thực chất; sự tiếp cận, tham gia của người

dân từ khâu lập quy hoạch đến thực hiện quy hoạch và giám sát quy hoạch còn rất mờ nhạt. Trình độ quản lý quy hoạch còn nhiều hạn chế; tình trạng quy hoạch bị áp đặt theo ý chí chủ quan của nhà lãnh đạo vẫn còn tồn tại.

+ Còn có sự nhượng bộ khi chấp thuận đầu tư: Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã cố gắng phân bổ sử dụng đất cho từng ngành, từng lĩnh vực. Nhưng trên thực tế triển khai, một số nhà đầu tư lại không muốn đầu tư vào những vị trí đã quy hoạch mà muốn chuyển vào địa điểm khác. Để tranh thủ nguồn vốn và khuyến khích đầu tư nên nhiều trường hợp đã được chấp thuận. Điều này đã gây ra không ít xáo trộn trong quy hoạch, đồng thời làm phát sinh nhiều công trình nằm ngoài quy hoạch được xét duyệt nhưng vẫn được thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 trên địa bàn huyện chương mỹ, thành phố hà nội​ (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)