Triển khai hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động theo Thẻ điểm cân bằng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống đo lường theo thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 94 - 96)

6. Bố cục của đề tài

3.3. Triển khai hệ thống đo lường hiệu quả hoạt động theo Thẻ điểm cân bằng tạ

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Đồng Nai

Đây là bước khởi đầu và là bước rất quan trọng để truyền đạt việc vận dụng BSC vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động của Chi nhánh. Việc vận dụng chỉ thành công khi tất cả các thành viên của Chi nhánh nhận biết được tầm quan trọng và lợi ích của việc ứng dụng BSC vào hệ thống đo lường. Vì vậy, Ban lãnh đạo cần xác định sự cần thiết của việc vận dụng BSC và có một quyết tâm vững chắc để có sự kiên trì, thống nhất thực hiện của toàn bộ các thành viên trong Chi nhánh.

Bước 2: Lập đội tiên phong

Sau khi đã xác định được tính cấp bách của sự thay đổi cách đánh giá hiệu quả hoạt động, Chi nhánh cần thành lập ngay một Tổ chuyên trách về việc phổ biến Thẻ điểm cân bằng đến các Phòng ban. Tổ chuyên trách này bao gồm Ban Giám đốc và các Trưởng phòng mà đứng đầu nên là Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, là người nắm rõ nhất quy trình cũng như chuyên tổng hợp kết quả hoạt động của Chi nhánh.

Bước 3: Xác định rõ mục tiêu và các thước đo

Xác định rõ mục tiêu và kết quả mong muốn trong tương lai: Chi nhánh muốn vươn lên thành chi nhánh cấp 1 và đạt kết quả hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao hàng năm.

Xác định rõ thước đo: Thước đo là vô cùng quan trọng, nếu xác định sai hoặc không xác định được sẽ làm cho các mục tiêu bị hiểu sai và không thể định hướng cho những chương trình hành động về sau. Sau khi các chuyên gia đã thống nhất và có sự đồng ý của Giám đốc thì tiến hành đề xuất Thẻ điểm cân bằng cấp Chi nhánh đến Hội sở chính để được phê duyệt và áp dụng.

Bước 4: Xác định chỉ tiêu cho từng thước đo:

Vận dụng những chỉ tiêu đã được Hội sở chính phân giao vào các thước đo của Thẻ điểm cân bằng để cụ thể hóa mục tiêu cần đạt được.

Bước 5: Lập chương trình hành động:

Sau khi đã có sự phê duyệt áp dụng, Tổ chuyên trách cần phải có những kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện từng mục tiêu theo các thước đo và chỉ tiêu được giao. Để có thể hoàn thành kế hoạch, cần đảm bảo tất cả các thành viên đều hiểu rõ.

Bước 6: Phân tầng Thẻ điểm cân bằng xuống các các cấp dưới:

Để liên kết mục tiêu của các Phòng ban và cá nhân với chiến lược của Chi nhánh.

Bước 7: Quy đổi điểm và đánh giá kết quả hoàn thành.

Hiện tại theo quy định của BIDV, kết quả hoạt động của Chi nhánh sẽ được phân thành ba loại với số điểm chi tiết như sau:

STT Xếp loại Số điểm

1 Chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ (A) >= 85 điểm 2 Chi nhánh hoàn thành nhiệm vụ (B) >= 70 điểm 3 Chi nhánh không hoàn thành nhiệm vụ (C) < 70 điểm

Trường hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hội đồng đánh giá sẽ xem xét, lựa chọn đơn vị Hoàn thành xuất sắc theo các điều kiện sau:

STT Điều kiện xếp hạng HTSX nhiệm vụ

1 Đơn vị đủ tiêu chuẩn Hoàn thành Tốt nhiệm vụ.

2 Được Hội đồng xét hoàn thành nhiệm vụ tại CN ghi nhận về các thành tích nổi bật, vượt trội so với các năm trước hay có đóng góp lớn vào kết quả hoạt động của chi nhánh hoặc đạt điểm cao trong kỳ

3 Đơn vị không có cán bộ vi phạm pháp luận, bị kỷ luật bằng văn bảng 4 Theo quy định về tỷ lệ đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện hệ thống đo lường theo thẻ điểm cân bằng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam đồng nai (Trang 94 - 96)