Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đông Triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đền, chùa, đình ở huyện đông triều, tỉnh quảng ninh thế kỷ XX (Trang 25 - 32)

Chương 1 : KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐÔNG TRIỀU TỈNH QUẢNG NINH

1.5. Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Đông Triều

Đông Triều xưa nằm trong vùng châu lục - địa danh nổi tiếng bởi “sản nhiều ngọc trai”, cùng với sừng tê, ngà voi, đồi mồi, lông chim trả, ngọc trai là một trong

những sản vật quý của phương Nam được chính quyền đô hộ Trung Quốc chú trọng vơ vét hàng đầu. Và cũng như mọi người dân Lạc Việt, người Đông Triều cũng phải chịu đựng một chế độ tô thuế nặng nề, nạn chiếm đất lập trang trại, sự độc quyền mua bán muối, sắt… Cũng chính bởi lẽ đó, ngay từ buổi đầu công nguyên người dân Đông Triều đã đứng lên chống lại chính quyền đô hộ

Thế kỷ XIII, khi châu Á, châu Âu đang rung chuyển dưới vó ngựa của đế quốc Mông Cổ, nước ta bước vào thời thái bình thịnh trị của nhà Trần. Việc phải đương đầu với hoạ xâm lăng của đế quốc lớn như đế quốc Mông Cổ quả là một thử thách ghê gớm, quá sức với một quốc gia Đại Việt bé nhỏ. Thế nhưng nhà Trần đã lãnh đạo nhân dân ta ba lần kháng chiến thắng lợi vẻ vang, bảo tồn được quốc gia độc lập. Trong khí thế “vua tôi đồng lòng, anh em hoà thuận, cả nước dốc sức” người dân

Đông Triều đã góp phần không nhỏ để làm nên chiến thắng to lớn ấy.

Người Đông Triều và đất Đông Triều đã có sự gắn bó gần như “định mệnh” đối với nhà Trần. Từ xa xưa, tổ tiên nhà Trần đã có gốc rễ ở nơi này, các vua Trần rất coi trọng Đông Triều, có cả một chiến lược phòng thủ và bảo vệ Đông Triều và cả vùng Đông Bắc, coi đây là một vùng đất trọng yếu được bảo vệ rất cẩn thận vì không chỉ là vùng "đất căn bản" quê hương của triều đại mà còn là vì thế mạnh của vùng đất đó trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Đông Triều nói riêng và cả tỉnh Quảng Ninh ngày nay nói chung đều thuộc đất Hải Đông. Hải Đông ở phía Đông Bắc cửa ngõ quan trọng của Đại Việt. Từ Đông Hải có các đường giao thông thủy bộ nối liền miền biển với đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, có đường sang Trung Quốc, có đường biển mà nhiều thuyền bè các nước tụ tập trao đổi, buôn bán hàng hóa. Với điều kiện

tự nhiên như vậy khiến Đông Triều nói riêng và Hải Đông nói chung trở thành con đường chiến lược trong các cuộc tiến công xâm lược Đại Việt của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Các vua Trần khi xuất gia đã biến nơi này thành một trung tâm Phật giáo, đã lấy nhiều đất đai để phong cấp cho vương hầu xây dựng điền trang thái ấp và khi chết cũng chọn nơi này làm đất xây dựng lăng tẩm. Từ hải cảng Vân Đồn đến kinh đô Thăng Long có cả một hệ thống thái ấp, ấp thang mộc là những chốt quân sự quan trọng có thể từng bước chặn đường tiến quân của quân xâm lược. Thế kỷ XIII là thế kỷ lịch sử mà người dân huyện Đông Triều không những có quyền tự hào về những thành tựu văn hoá mà còn có quyền kể đến những đóng góp lớn lao cho công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ quốc gia Đại Việt.

Đối với Đông Triều và khu mỏ, chính quyền thực dân chuyển dần sang chính sách thời chiến. Chúng bắt mọi người phải tuân theo những luật lệ nghiêm ngặt để kiểm soát tình hình. Ngày 28-9-1939, chúng ra sắc lệnh giải tán toàn bộ các tổ chức quần chúng, kể cả các hình thức đơn giản nhất như hội chơi cờ, hội hiếu, hội hỉ. Chúng huy động toàn bộ lực lượng cảnh sát, mật vụ kiểm tra, lùng sục, bắt bớ, giam cầm và xử án hàng loạt quần chúng bị nghi ngờ là có hoạt động cách mạng.

Trước tình hình mới Đảng Cộng sản Đông Dương đã kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và thay đổi sách lược phù hợp với điều kiện mới. Sự chuyển hướng chỉ đạo đúng đắn của Đảng đã giúp cho phong trào cách mạng Đông Triều kịp chuyển vào bí mật, giữ gìn lực lượng và chuẩn bị cho một cao trào đấu tranh vũ trang giành chính quyền.

Ở Đông Triều, phát xít Nhật câu kết với thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân ta. Chúng tăng cường vơ vét của cải phục vụ cho cuộc chiến tranh, đồng thời thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng ở khắp mọi nơi. Chiến tranh và sự áp bức bóc lột của bọn phát xít Pháp - Nhật cùng với sự cướp phá của bọn thổ phỉ người Hoa đã gây ra những tai hoạ nặng nề cho nhân dân Đông Triều, nhất là công nhân mỏ. Bọn Pháp - Nhật bắt công nhân làm tăng giờ từ 10 - 12 giờ, thậm chí 14 giờ nhưng không tăng lương mà trả theo công nhật được làm việc từ 6 đến 10 ngày trong một tháng. Mặt khác, để giải quyết sự đình đốn trong sản xuất, bọn chủ mỏ sa thải tới gần 50% số công nhân mỏ. Công nhân không có việc làm, một bộ phận đã bị người Pháp ép buộc

vào lính hoặc phải làm thợ trong hàng ngũ quân đội của Pháp, số còn lại sống lay lắt trong cảnh cơ hàn.

Đối với nông dân và các tầng lớp lao động xã hội khác cũng chịu chung cảnh ngộ như những người công nhân mỏ. Chiến tranh đã nhanh chóng làm bần cùng mọi tầng lớp nhân dân lao động. Pháp - Nhật bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu và thu thóc tạ. Chúng tăng gấp hai đến ba lần các loại thuế cơ bản của nông dân và người lao động như thuế thân, thuế điền thổ, thuế môn bài ...từ chính sách đó, giá cả các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng vọt. Gạo tăng gấp đôi, các mặt hàng khác tăng lên từ 80% đến 100% so với trước chiến tranh.

Những chính sách áp bức bóc lột đến tận xương tuỷ của bọn Pháp - Nhật đã đẩy mâu thuẫn giữa nhân dân lao động Đông Triều với chúng ngày càng trở nên gay gắt, quyết liệt. Tất cả mọi người lao động sẵn sàng đứng dậy lật đổ ách kìm kẹp của chúng, giành quyền sống và quyền độc lập.

Được Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 của Đảng và chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh soi sáng, ở Đông Triều, tuy các cơ sở Đảng chưa được phục hồi, nhưng do ảnh hưởng của phong trào cả nước, những quần chúng tích cực đã bí mật tổ chức các cuộc đấu tranh mới. Tháng 9-1941, một số anh em công nhân đứng đầu là các anh Bính, Thi Kịch, Kiệm ở mỏ Mạo Khê đã kêu gọi anh em công nhân đình công đòi cải thiện chế độ làm việc, chống cúp phạt và tăng khẩu phần lương thực từ 0,8 kg lên 1 kg và 5 xu mỗi ngày. Cuộc đấu tranh này đã thu hút đông đảo anh em công nhân thợ lò, thợ cơ khí tham gia, buộc bọn chủ phải chấp nhận các yêu sách của họ.

Tháng 8 năm 1942, công nhân thợ lò Mạo Khê lợi dụng lúc trời mưa tối đã phá sập 14 thìu ở chợ lò Gioóc-đan. Cũng trong thời gian này, học sinh trường tiểu học ở huyện lỵ đã tổ chức chống việc kéo cờ của Pháp, đồng thời rải truyền đơn và vẽ cờ búa liềm tuyên truyền đường lối cách mạng của Mặt trận Việt Minh. Năm 1943, nông dân một số địa phương trong huyện chống chính sách thu thuế, thu thóc của phát xít. Tháng 12- 1943, công nhân Mạo Khê đã đánh đổ đoàn tàu chở than của bọn chủ trên đường từ Pi-ô đến Gioóc - đan.

Cùng với các cuộc đấu tranh trực diện chống bọn chủ mỏ và chính quyền Pháp- Nhật, các tổ chức cách mạng của quần chúng dần dần được phục hồi và phát triển

trên các địa bàn huyện. Năm 1944, Hội ái hữu ở làng Cầm (Xuân Viên) đã tổ chức quyên góp giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn do chính quyền phát xít và bọn thổ phỉ gây ra. Hội đã tổ chức nhân dân trong làng chống chính sách thu lạc và thu thóc tạ của chính quyền Pháp - Nhật. Phong trào bước đầu đã thu hút được một số hào lý địa phương tham gia.

Từ các kết quả đó, đầu năm 1944, Đông Triều đã có những hoạt động bán vũ trang của công nhân mỏ Mạo Khê để chống lại sự cướp bóc của bọn thổ phỉ. Đây là những thắng lợi bước đầu của phong trào cách mạng Đông Triều theo đường lối của Mặt trận Việt Minh.

“Tháng 9/1944, đồng chí Nguyễn Văn Đài đã trở lại Đông Triều hoạt động

trong cơ sở cũ ở Mạo Khê nắm tình hình Công hội cứu quốc (Công hội đỏ) và phong trào quần chúng. Đồng chí Nguyễn Văn Đài đã tìm gặp đồng chí Tạ Văn Biếu, một hội viên tích cực của “Công hội đỏ” những năm trước. Sau khi đồng chí Tạ Văn Biếu báo cáo tình hình phong trào công nhân Mạo Khê hưởng ứng chủ trương của Mặt trận Việt Minh đang lên cao, đồng chí Đài cũng trao đổi với đồng chí Biếu về tình hình thế giới, tình hình trong nước và đề ra những nhiệm vụ cấp bách phải làm để kịp thời đáp ứng những yêu cầu mới của cách mạng đó là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cách mạng không chỉ nhằm vào công nhân, nông dân mà còn cần đi sâu vào các tầng lớp như thanh niên, phụ nữ, học sinh, trí thức, tiểu tư sản, binh dân yêu nước người Việt ... để mở rộng các tổ Việt Minh bí mật ở mỏ và vùng nông thôn quanh mỏ” [5, tr. 74]. Các hội viên “Công hội đỏ” như các đồng chí Tạ Văn

Biếu, Lê Mai, Lê Minh, Tạ Văn Ngân, Nguyễn Văn Thi, Phạm Tuấn Khải, Phạm Duy Năng, Hoàng Văn Hiện (tức Khánh), Trần Quang, Mạc Đình Vịnh, Phạm Văn Thử, Đoàn Thanh đã hoạt động rất tích cực trong phong trào. Đến tháng 11/1944 các cơ sở Việt Minh ở mỏ Mạo Khê từ khu lò Văn Lôi, Jordan, Piốt đến Fonten đều được củng cố vững chắc. Các tổ Việt Minh còn được phát triển ở các vùng nông thôn quanh khu mỏ như Đồ Sơn, Yên Lãng, Tràng Bạch, Yên Dưỡng, Bích Nhôi, Hạ Chiễu, Thượng Chiễu, Lỗ Sơn, Vạn Chánh, Duyên Linh, Thượng Tra... Đây là lực lượng rất quan trọng mà phần lớn các đồng chí đều được biên chế vào lực lượng nghĩa quân của “Đệ tứ Chiến khu” tham gia khởi nghĩa giành chính quyền ở Đông Triều.

Tháng 2 - 1945, Việt Minh ở Mạo Khê đã tổ chức cuộc đình công của công nhân kéo dài 15 ngày, buộc bọn chủ mỏ phải chấp nhận tăng lương 30%. Việt Minh ở mỏ Mạo Khê cũng đã thành lập đội trinh sát để chủ động nắm tình hình địch và bảo vệ các tổ chức cách mạng gồm các đồng chí Lê Mai, Nguyễn Văn Ngạn, Phạm Văn Khuê, Vũ Văn Tài, Trọng Muỗi, Nguyễn Văn Xứng do đồng chí Lê Mai làm đội trưởng. Trong một lần ngăn chặn bọn phỉ tràn xuống hòng cướp phá tài sản của nhân dân Mạo Khê một đội viên của đội trinh sát là Phạm Văn Khuê đã hi sinh.

Những thắng lợi trên là điều kiện thuận lợi để Đông Triều bước vào thời kỳ khởi nghĩa giành chính quyền theo chủ trương của Hội nghị Trung ương lần thứ tám.

Trước sự thất bại liên tiếp của Đức quốc xã ở Châu Âu, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp để độc chiếm Đông Dương. Ngày 9-3-1945, Nhật nổ súng đánh Pháp cùng một lúc trên toàn Đông Dương. Với sự ươn hèn của Pháp ở Đông Dương, chỉ sau vài giờ, phát xít Nhật đã thực hiện được âm mưu đen tối của mình.

Ngày 9-3-1945, tại Đông Triều phát xít Nhật điều động một tiểu đoàn lính bảo an đánh chiếm huyện lỵ. Quân đội Pháp không dám chống cự, đầu hàng ngay và nhanh chóng chuyển giao toàn bộ quyền lực cho phát xít Nhật. Sau khi độc chiếm Đông Triều, phát xít Nhật áp dụng chính sách vừa lừa phỉnh, mua chuộc, vừa ra sức vơ vét bóc lột và khủng bố nhân dân trong huyện, một mặt chúng dùng bọn tay chân đi tuyên truyền về thuyết Đại Đông Á, đồng văn, đồng chủng... nhằm lôi kéo thanh niên và các tầng lớp trên theo chúng. Mặt khác, chúng tăng cường vơ vét bóc lột và thẳng tay đàn áp nhân dân. Chúng tiếp tục ép buộc nông dân nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu và tăng các khoản thu thuế thóc tạ và các khoản tiền khác. Đối với khu vực mỏ Mạo Khê chúng đứng ra giám sát việc khai thác và cho phép bọn tư sản Nhật hùn vốn cùng các chủ mỏ người Pháp khai thác để bòn rút sức lao động của công nhân và vơ vét than để phục vụ cho chiến tranh.

Từ chính sách vơ vét bóc lột hết sức dã man, tàn bạo của bọn phát xít Nhật- Pháp và tay sai, cùng với sự cướp bóc, quấy rối các phe phái phản cách mạng và bọn thổ phỉ đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp, đe doạ đến tính mạng của tất cả các tầng lớp nhân dân lao động Đông Triều. Nông dân và thợ mỏ, hầu hết còn mù chữ thì cuộc sống của họ đang ở mức khốn cùng và bị đe doạ từ mọi phía. Nông dân sống nhờ

ruộng thì ruộng ít hoặc không có phải đi cày thuê, cấy thuê lại bị bọn Nhật bắt phá lúa trồng đay, trồng thầu dầu cho chúng; vào rừng kiếm củi bán, đào củ mài, củ nâu ăn thì bị nạn thổ phỉ hoành hành. Công nhân vào lò đội than thì bị chủ cấm đoán, nhiều lò than đóng cửa. Trong khi mọi con đường kiếm sống đang bị bế tắc thì nạn vơ vét bóc lột của giặc Nhật thật vô cùng tàn bạo. Chúng lục soát từng nhà, thấy lúa gạo là thu hết. Đồng bào phải đào hầm dưới bếp đun nấu để chôn nồi gạo xuống, đến bữa lại moi lên lấy vài nắm nấu cháo với rau để cả gia đình ăn. Nhưng nồi gạo cũng hết, củ chuối cũng không còn, ăn xin nằm ngổn ngang các ngõ ngách góc chợ, họ chỉ là những tấm da bọc xương, làng nào cũng có người chết đói, có một số gia đình đã lâm vào cảnh chết đói cả nhà. Trên các đường phố, trong chợ, bãi than, bến cảng đâu đâu cũng thấy xác người chết đói. Ở phố Đông Triều có người vẫn còn thoi thóp thở mà đã bị vứt lên xe bãi công gác chở đi chôn trong một hố chôn tập thể chẳng có chăn chiếu ván lạt. Ở Mạo Khê số người chết đói lên đến trên 800 người. Ở phố Đông Triều cũng trên 100 người, phần nhiều là người ở nơi khác đến xin ăn.

Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và mà thực chất là Đảng Cộng sản Đông Dương, chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 3 đến tháng 8 năm 1945, Chiến khu Đông Triều đã làm tròn sứ mạng lịch sử của mình, đạt nhiều thành tích quan trọng. Cuộc khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Đông Triều đã diễn ra đúng đường lối cách mạng của Đảng, để lại nhiều bài học quý trong thực tiễn đấu tranh cách mạng và đã đóng góp vào kho tàng lý luận vận động cách mạng của Đảng.

Sự ra đời của Chiến khu Trần Hưng Đạo là kết quả của sự lãnh đạo tài tình của Đảng Cộng sản Đông Dương đã khơi dậy được tinh thần yêu nước và tổ chức được lực lượng nhân dân có tinh thần yêu nước nồng nàn ở Đông Triều và các vùng xung quanh. Những trận đánh có tính chất quyết định của chiến khu đã làm tan rã hầu hết chính quyền địch ở vùng quê Duyên hải Đông Bắc, tạo điều kiện cho nhân dân giành và giữ chính quyền mới của mình. Sự ra đời và phát triển của chiến khu còn có đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng quân đội của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Tiểu kết chương 1

Từ những nét khái quát về tự nhiên và con người cũng như tình hình kinh tế, văn hóa, xãhội của huyện Đông Triều, chúng ta thấy rằng đây là vùng đất có điều kiện rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, thêm vào đó vị trí địa lý và điều kiện tự có ý nghĩa chiến lược quan trọng cả về chính trị, kinh tế, an ninh và quốc phòng, trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đền, chùa, đình ở huyện đông triều, tỉnh quảng ninh thế kỷ XX (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)