Thống kê các ngôi đề nở Đông Triều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đền, chùa, đình ở huyện đông triều, tỉnh quảng ninh thế kỷ XX (Trang 35 - 37)

Stt Tên đền Số lượng Tên xã

1 Đền An Sinh, Đền Thái, Đền Cửa Phủ 3 An Sinh

2 Đền An Biên 1 Thủy An

3 Đền Nhà Bà 1 Hoàng Quế

4 Đền Di Aí 1 Đức Chính

5 Đền Hồ 1 Nguyễn Huệ

6 Đền Thủ Dương 1 Hưng Đạo 7 Đền thờ Thánh Hang Son 1 Yên Đức

Nguồn:Tư liệu điền dã của tác giả

Hệ thống chùa

Cùng với sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam từ buổi đầu công nguyên, các ngôi chùa dần mọc lên trên đất nước.

Chùa không chỉ là nơi các nhà sư tu hành, các tín đồ Phật giáo tới làm lễ mà còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa làng xã. Và đối với một số chùa những ngày lễ còn thu hút một lượng lớn khách thập phương đến tham dự.

“Việt nam có câu tục ngữ “Đất Vua, Chùa làng”, điều này có nghĩa là ở Việt Nam cũng như ở nhiều nước phương Đông, trong thời trung đại, toàn bộ đất đai trong cả nước đều thuộc sở hữu của nhà vua, còn ngôi chùa là thuộc về cộng đồng làng xã. Bên cạnh đền, đình thờ thần, chùa Việt Nam là nơi thờ Phật, và trong nhiều trường hợp thờ cả thần. Có nhiều ngôi chùa lớn là nhà nước bỏ tiền ra xây dựng nhưng tuyệt đại đa số vẫn là những ngôi chùa làng” [26, tr. 2]. Tìm hiểu những ngôi

chùa rõ ràng không phải chỉ hiểu Phật giáo Việt Nam, mà còn là hiểu nhiều mặt của tâm thức Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Chùa là một công trình kiến trúc dùng cho việc thờ Phật, không có một kiểu mẫu chung cho hàng ngàn ngôi chùa được xây dựng trong nhiều thế kỉ qua, trên lãnh thổ của cả nước từ Bắc tới Nam. Mỗi thời đại có phong cách riêng, mỗi địa phương lại cũng tùy theo những điều kiện địa lí, thế đất mà có một kiểu kiến trúc chùa phù hợp.

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm khác nhau về ngôi chùa Việt. Theo Từ điển tiếng Việt: "Chùa là công trình kiến trúc làm nơi thờ Phật"

[20, tr. 175], theo Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông: "Chùa là ngôi nhà thờ phật

để các tín đồ Phật giáo đến làm lễ" [19, tr. 105].

Ở Việt Nam, Đạo phật "Là tôn giáo thịnh đạt nhất trong xã hội Lý - Trần,

được coi như một quốc giáo. Năm 1031 vua Lý xuống chiếu phát tiền, thuê thợ làm chùa quán ở các hương ấp, tất cả 150 chỗ" [23, tr. 96].

Thời Trần dấu tích hiện còn ở một số nơi như Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội), Thành Nhà Hồ (Thanh Hoá), Tức Mặc (Nam Định), Tam Đường (Thái Bình), Yên Tử, Bạch Đằng, Đông Triều và Thương cảng Vân Đồn (Quảng Ninh). Nhưng không ở đâu, các di tích nhà Trần lại phong phú, đậm đặc và còn nhiều dấu tích dưới lòng đất như ở Đông Triều, bởi đây được coi là quê gốc của một triều đại vang danh trong lịch sử dân tộc. Bởi thế cho nên hệ thống chùa tháp được xây dựng ở Đông Triều là rất nhiều.

Theo đánh giá của tác giả Tống Trung Tín (Hội Khảo cổ học Việt Nam) thì Đông Triều là nơi có các dấu tích chùa tháp độc đáo qua suốt các thời kỳ Lý-Trần-Lê với đóng góp to lớn vào việc hình thành và phát triển tông phái Trúc Lâm, tông phái Phật giáo thuần Việt duy nhất, phát triển thành công nhất trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ thời Lý, chùa Quỳnh Lâm đã là ngôi chùa hoàng gia to lớn, nổi tiếng với tượng Phật Di Lặc - một trong “An Nam tứ đại khí”. Vào thời Trần, chùa đã trở thành một trung tâm truyền bá lớn của Thiền phái Trúc Lâm. Vào thời Lê Trung Hưng, chùa được đại trùng tu, đến nay dấu tích ngôi chùa đó đã được tìm thấy với những chân tảng đá hoa sen lớn nhất trong lịch sử kiến trúc truyền thống Việt Nam. Đáng chú ý là, Đông Triều có hai cụm di tích liên quan trực tiếp đến sự phát triển của tông phái Trúc Lâm là chùa Ngoạ Vân và chùa Hồ Thiên. Đặc biệt, chùa Ngoạ Vân có am Ngoạ Vân chính là nơi Trần Nhân Tông hoá Phật và cũng là vị Vua Phật đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Từ năm 1237, khi xảy ra mâu thuẫn hoàng tộc, “Trần Thái

Tông đã ban đêm ra khỏi kinh thành đến chỗ quốc sư Phù Vân núi Yên Tử ở lại đó”

[20, tr .97], dù không thực hiện được ý nguyện nhưng có thể coi đây là lần xuất gia đầu tiên của vị vua vương triều Trần. Ngọc cốt thu được sau khi hoả thiêu ngài lên tới hơn 3.000 viên, được phân phát về 8 tháp ở 7 địa điểm, trong đó riêng Đông Triều có 2 địa điểm là Phật Hoàng tháp (chùa Ngoạ Vân) và tháp đá chùa Quỳnh. Cùng với đó,

Hồ Thiên (cõi Tiên an lạc) như một sự tiếp nối và biểu trưng cho kết quả khổ luyện, tu hành, cho cõi Niết bàn đối với những người đi theo con đường của Trúc Lâm Tam tổ. Yên Tử - Ngoạ Vân - Hồ Thiên được xem như “cõi Phật trời Nam” hết sức độc đáo ở nước ta.

Trong khoảng hơn 30 ngôi chùa ở Đông Triều thì không thể không nhắc đến chùa Bắc Mã - một công trình kiên trúc thời Trần đã từng là Đệ nhất danh lam của vùng Đông Bắc, có khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, có kết cấu kiến trúc tinh xảo, khéo léo của kiến trúc cổ Việt Nam. Cùng với nó các hiện vật tiêu biểu cho nền nghệ thuật cổ truyền, được thể hiện độc đáo qua các pho tượng, trang trí, bia đá và các vật điêu khắc khác. Mặt khác chùa Bắc Mã đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua nhiều lần trùng tu chùa Bắc Mã đã khéo léo kết hợp giữa nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc của các thời kỳ Trần, Hậu Lê, Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đền, chùa, đình ở huyện đông triều, tỉnh quảng ninh thế kỷ XX (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)