Hệ thống đình làng và các vị thần hiện được thờ cúng trong đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đền, chùa, đình ở huyện đông triều, tỉnh quảng ninh thế kỷ XX (Trang 51 - 100)

STT Tên đình Địa Điểm Niên đại Vị thần được thờ

1 Đình Xuân Quang Yên Thọ XIV

Thờ 4 vị Thành hoàng là thiên thần: Cây Vũ, cây Ngái, Cống Nó và Ninh Lang và 2 nhân thần người họ Hoàng là Hoàng Thường Nguyên và Hoàng Tiến Giám 2 Đình Trạo Hà Đức Chính XVIII Nguyễn Quang Huy 3 Đình Quế Lạt Hoàng Quế XVII Thánh Qúy Minh 4 Đình Hổ Lao Tân Việt Trùng tu 1864 Thờ thành hoàng làng 5 Đình Bình Sơn Bình Dương XD lại 1993 Thờ Cao Sơn thượng

đẳng thần

6 Đình Trại Dọc Bình Khê XD lại 1993 Thờ thành hoàng làng 7 Đình Bến Châu Bình Khê XD lại 1996 Thờ thành hoàng làng 8 Đình Phù Ninh Bình Khê XD lại 1991 Thờ thành hoàng làng 9 Đình Bình Lục Hồng Phong Thời Lê Thờ Trần Liễu

10 Đình Mễ Xá Hưng Đạo XD lại 1994 Thờ Trương Đình Hát 11 Đình Mỹ Cụ Hưng Đạo XD lại 1995 Thờ Trương Đình Hát 12 Đình Đông Mai Nguyễn Huệ XD lại 1993 Thờ Đào Phúc Thành 13 Đình Hàng Thôn Nguyễn Huệ XD lại 1994 Thờ thành hoàng làng 14 Đình Thọ Tràng Yên Thọ XD lại 1994 Thờ thành hoàng làng 15 Đình Thượng Thông Hồng Thái Đông XD lại 1995 Thờ thành hoàng làng 16 Đình Vĩnh Tuy Mạo Khê XD lại 1994 Thờ thành hoàng làng

Nguồn: tư liệu điền dã của tác giả

2.2. Cảnh quan địa lý và kiến trúc của đền, chùa, đình

2.2.1. Cảnh quan địa lý

Theo quan niệm của các cụ cao niên ở địa phương thì, đền, chùa, đình ở huyện Đông Triều khi xây dựng phải tuân thủ theo thuật phong thuỷ một cách tỉ mỉ, thậm

chí phải có thầy địa lý cắm hướng. “Xây chùa bao giờ cũng là công việc trọng đại đối

với dân làng quê Việt Nam. Trước tiên là phải chọn đất xây chùa. Việc chọn đất thường bị chi phối bởi quan niệm phong thủy cho rằng vị trí của chỗ ở, thế đất có một ảnh hưởng đối với cuộc sống của con người sống trên đó” [26, tr. 2]. Chùa thường có hướng Nam đón gió nồm mát, tránh gió tây nóng, nhìn dòng nước chảy về bên trái. Ở một khía cạnh cụ thể hơn, dòng nước ấy phải chảy từ từ uốn quanh theo dạng chữ Ất (Z) cũng tức là kiểu “chi huyền thủy”, mà chỗ dựng chùa phải là bên đất bồi thè lè lưỡi trai hay khum khum gọng vó. Đình làng thường được xây dựng trên một thế đất cao đẹp, trước mặt có dòng nước chảy hoặc hồ nước, xung quanh cây cối xanh tươi, vút lên là cây đa ngả nghiêng cùng với đất trời, biểu thị cho sức sống trường tồn của làng quê đất Việt. Một số đình làng thường được làm quay về hướng nam hướng được coi là đại cát, vượng khí, dân làng mới được bình yên, tránh được mọi rủi ro, hoạn nạn. Các ngôi đền, chùa, đình làng đều được đặt ở những nơi cao ráo thoáng mát, trước có sông, suối, ao hồ hoặc cánh đồng rộng lớn, tạo cảm giác cho thoáng tầm nhìn và đón gió mát. Phía sau phải tựa núi, đồi tạo nên thế dựa vững chắc, an bình, hai bên có tay long (tay vịn). Cụm di tích chùa Ngoạ Vân thuộc dãy núi chạy từ Yên Tử sang, ở độ cao hơn 500m so với mực nước biển, dựa lưng vào vách núi, ở một địa thế đẹp trên cả phương diện cảnh quan và phương diện phong thuỷ, có tả thanh long, hữu bạch hổ, sau có chẩm, trước có án, xa hơn là trường lưu thuỷ, vị trí chùa phải gọi là đắc địa. Hay như chùa Hồ Thiên toạ lạc trên núi Phật Sơn, nơi mà theo các nhà phong thuỷ là có địa thế “long chầu, hổ phục”.

Xung quanh các ngôi đền, chùa, đình làng đều có những bóng cây cổ thụ như: đinh, táu, sến ,vạn tuế, đa, sung, si, sấu... những bụi tre, trúc um tùm toả bóng, cùng với hệ thống các chậu hoa cây cảnh đua sắc. Nhìn từ xa ta chỉ thấy một phần của di tích, có thể chỉ là một góc mái cong vút ẩn hiện trong những vòm cây lá xanh tươi và tiếng chim hót ríu ran như muốn đánh thức sự tĩnh lặng, linh thiêng nhưng cũng đầy sức sống của các ngôi đền, chùa, đình làng. Ở sân đền An Sinh được trồng tám cây vạn tuế tượng trưng cho sự vĩnh hằng của tám vị hoàng đế triều Trần được thờ ở đây và 175 cây hoa sữa vừa cho bóng mát, vừa cho hoa thơm mang ý nghĩa tôn vinh thời trị vì của triều Trần. Trước sân đền có hai cây bồ đề của nguyên Chủ tịch nước

Trần Đức Lương và nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải tự tay trồng khi về thăm đền với nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn”.

Theo quan niệm âm dương của người Á Đông nói chung thì về tổng thể cảnh quan của đền, chùa, đình làng phía trước có nước có sông suối, phía sau có đồi núi để tựa, xung quanh là cỏ cây hoa lá sẽ tạo nên sự hài hoà giữa yếu tố thiên nhiên và nhân tạo, đồng thời muốn nói lên ý niệm về quy luật trong vũ trụ là có âm ắt có dương, trong dương có âm, trong âm có dương, đây cũng chính là ước vọng của con người luôn hướng tới sự cộng cảm với thiên nhiên trời đất và luôn vươn tới một cuộc sống hạnh phúc, ấm no, mọi vật đều sinh sôi nảy nở. Ví dụ như “chùa Quỳnh Lâm được xây dựng ở thế đất đầu gối sơn, chân đạp thuỷ, dân gian vẫn gọi là thế rồng chầu, hổ phục. Bốn góc chùa có bốn gồ đất cao được gọi là bốn mắt rồng - tứ trấn xuyên thấu tâm sinh” [4, tr 90]. Về hướng nhìn của các công trình cũng phải theo một quy ước chung, tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào địa thế riêng của mỗi công trình. Nhưng nhìn chung các công trình này đều hướng cửa chính về phía nam, hoặc tây - nam. Hướng nam là để đón gió mát lành, hướng tây là để bày tỏ lòng thành, tâm sáng luôn nhớ về đất Phật - miền Tây Phương cực lạc, ngọn nguồn của đạo Phật.

Trên một quần thể di tích có địa danh một xã có cả đền và đình hoặc đình - chùa hay đền - chùa được xây dựng gần nhau. Trong một quần thể kiến trúc như thế để đảm bảo tính tín ngưỡng tôn giáo tuân theo thứ tự “Tiền Thánh hậu Phật” thì đền và đình bao giờ cũng được xây dựng truớc các ngôi chùa.Ví dụ như : Đình - chùa Hồ Lao, Đình - Chùa Quế Lạt…

2.2.2. Kiến trúc

Đền

Kiến trúc của đền là một bộ phận của kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng bố cục kiến trúc các đền miếu cũng tùy quy mô lớn nhỏ, phụ thuộc vào vốn đầu tư nên không cố định. Đa số cũng có sân phía trước điện thờ để tiện việc tiến hành nghi lễ, sân có tường vây hoặc hành lang 2 bên hoặc bao quanh và ra vào qua cổng lớn, cũng có khi xây 2 - 4 cột trụ tạo thành kiến trúc kiểm soát sự xuất nhập. Đại thể kiến trúc bên ngoài của đền có những đặc điểm cơ bản tương tự kiến trúc đình - chùa, do sử dụng kết cấu, vật liệu và phương thức xây dựng truyền thống của kiến trúc cổ Việt Nam. Ví

như đền An Biên có kiến trúc gồm ba gian bái đường và một gian hậu cung, mái kết cấu kiểu chồng diềm, sân đền lát đá ráp, trong khuôn viên của đền có nhiều cây xanh, trong đó có cây đa do Đại tướng Võ Nguyên Giáp trồng trong dịp về thăm đền.

Đối với các ngôi đền cũng giống như chùa các ngôi đền thường nằm cạnh bờ sông, suối quay mặt về hướng Tây hoặc Tây Nam, phía sau là đồi núi, nhiều ngôi đền án ngữ trên một gò đất “khum khum gọng vó”. Ví dụ như Đền An Sinh (xưa kia còn gọi là Điện An Sinh) toạ lạc trên một đồi đất thoai thoải giữa vùng địa linh ở thôn Trại Lốc, xã An Sinh, huyện Đông Triều, phía sau đền là lăng miếu các vị vua nhà Trần.

Cổng đền: đi vào cổng các ngôi đền ta thường bắt gặp phía trên là hình những con vật linh được đắp nổi khá cầu kỳ: “Lưỡng Long chầu Nguyệt”. Cổng đền thường có một lối đi chính và hai lối đi nhỏ kết cấu thành bốn cột, trên cùng sát với hình vật linh là tên bằng chữ Hán của đền ở bốn trụ cổng cũng có một đến hai câu đối bằng chữ Hán. Nội dung câu đối ở cổng chính vào đền An Sinh.

Phù quốc tộ bảo hồng đồ đồng nhật nguyệt quang huy vạn cổ Kí dân khang kì vật thịnh tịnh sơn hà tráng cố thiên thu

Nghĩa là:

Giúp nước phúc, giữ cơ đồ cùng nhật nguyệt sáng soi muôn thuở Mong dân yên, cầu thịnh vượng với sơn hà bền vững nghìn thu

Sân đền: sân đền thường là một khoảng không rộng, có thể là nền đất, gạch, xi măng ở hai bên tay trái và tay phải thường đặt am thờ nhỏ để thờ thổ địa và cô hồn. Sân được che phủ bởi bóng cây cổ thụ cùng với hệ thống cây hoa cây cảnh được nhân dân chăm sóc hàng ngày. Trước sân còn đặt một cây hương to biểu trưng cho cột trụ trời. Bên cạnh nó còn có bia đá khắc nội dung sắc phong hay lịch sử của đền, thời gian khởi tạo, có bia đá khắc tên những người khai tâm công đức làm đền, cũng có đền trước sân còn đặt những con nghê đá, trong mỗi ngôi đền thường có ba gian. Đền An Sinh, phía trong toà chính điện, hậu cung là nơi đặt tượng thờ tám vị vua Trần, gồm: Thái Tông, Thánh Tông, Anh Tông, Minh Tông, Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Giản Định; toà trung cung đặt tượng thờ Trần Hưng Đạo; tiền đường đặt bát hương công đồng và một số đồ tế khí....

Chùa

Đặc điểm chung của chùa Việt: Mở đầu cho ngôi chùa là Tam Quan, tức cổng chùa, song nó đã mang ý nghĩa cao hơn về Phật đạo. Cửa chùa thường có 3 lối vào, là một kiến trúc riêng, có khi là một tòa nhà 3 gian 2 chái hay một gác chuông vuông cũng hai tầng tám mái. Tam quan gồm:

Không quan: Không là bản thể là cốt lõi, là cội nguồn, quan là lối nhìn nhận thức... Suy cho cùng là nhận thức về cội nguồn chung của muôn loài, muôn vật.

Giả quan: nhận thức về quy luật vô thường (không tồn tại vĩnh viễn) của muôn loài muôn vật, mọi pháp đều biến hóa giả tạo.

Trung quan: cách nhận thức chân chính, hòa hợp, không phân hai, không lệ thuộc vào bất kể một nhận thức, sự kiện nào, là con đường của đạo dẫn đến giải thoát. Qua Tam Quan, con đường gọi là nhất chính đạo dẫn vào thế giới Phật. Tòa tiền đường là nơi các phật tử ngồi tụng kinh để “Rèn tâm kiến tính”.

Ban thờ Phật: nằm ở gian giữa chùa, gian này mở lùi về phía sau, tạo cho chùa chính có kết cấu chữ Đinh hay chữ Công.

Thượng điện: Do cửa chùa luôn mở rộng với mọi chúng sinh, nơi thờ không bao giờ bị che chắn.

Bao quanh hai bên chùa nhiều khi còn có hai dãy hành lang và phía sau là nhà hậu. Tòa nhà hậu thường là nơi tổ chức thờ mẫu, thờ những người có công với với chùa, đồng thời làm nơi ở cho tăng ni, nhà khách nhà bếp... Ngoài ra hầu như chùa nào cũng có tháp, số tầng tháp thường lẻ.

Những đặc điểm kiến trúc của những ngôi chùa Việt nêu trên, thông qua đó chúng ta tìm hiểu về kiến trúc và điêu khắc của những ngôi chùa trên địa bàn huyện Đông Triều. Ngôi chùa được mệnh danh là An Nam tứ đại khí - Quỳnh Lâm.

Quỳnh Lâm là một ngôi chùa được xây dựng lại với một kiến trúc đồ sộ, hoàn chỉnh. Đặc biệt vào thế kỷ XVIII chúa Trịnh cho tu sửa với quy mô lớn. Tạc các lan can bậc, hai con sấu đá và một số công trình khác nhưng vì tốn kém quá mức, nhân dân phục vụ vất vả, lòng người bất bình nên công trình bị bỏ dở. Mới đưa được một con sấu đá bên trái vào đúng vị trí còn con sấu đá bên phải và lan can cửu cấp hai bên mới tạc xong chưa đưa vào vị trí. Đến thời Nguyễn chùa được xây dựng thêm 5 ngọn

tháp để kỷ niệm các nhà sư đã trụ trì ở đây và có công lớn trong việc tu bổ, tôn tạo chùa. Trải qua hỏa hoạn và chiến tranh chùa Quỳnh Lâm không giữ được vẻ nguy nga, cổ kính như trước nữa nhưng các di vật cổ còn lại quanh chùa đã giúp chúng ta hình dung dáng vóc ngôi chùa và quy mô to lớn của nó qua các thời kỳ. Chùa Quỳnh Lâm ở thế kỷ XX đã hai lần được xây dựng, trùng tu. Năm Đinh Dậu (1957) sư trụ trì Thích Thanh Trì xây dựng gồm 3 phần kiến trúc xây kiểu chữ Đinh, chuôi vồ. Ngôi chùa hiện nay là toàn bộ kiến trúc hiện đại: cổng chùa xây bằng vôi, các xi măng, gạch, chỉ, do bà Lùn (người trông coi chùa) xây dựng vào năm 1981.

Phần 1: Gian ngoài có diện tích; 19,20m2 gồm ba gian; hông bên phải treo một quai chuông 0,40m, đúc đầu rồng, xung quanh khắc bốn chữ: “Quỳnh Lâm tự chung” (chuông chùa Quỳnh Lâm) và có bốn núm, chạy hạt hột xung quanh phần thân trên khắc chữ, phần dưới trang trí đường diềm gò chũ nổi hình chữ nhật có chạy triện, góc trang trí hoa dây tinh tế sống động; bên trái treo Khánh đá cao 0,7m; dài 1,35m; dày 0,1m gồm 6 núm nổi, mỗi mặt 3 núm. Đây là Khánh mới được tạc vào đầu thế kỉ XX. Theo các cụ trong làng kể lại Khánh cũ của chùa bị đập vỡ vào thời kì thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX.

Phần 2: Thượng điện: có diện tích 25,2m2, chính giữa là hương án sơn son thiếp vàng cao 1,10m, dài 1,1m đặt trên một chiếc bàn. Trên hương án đặt 3 pho tượng tam thế, treo một bức y môn bằng vải thêu lưỡng long chầu nguyệt. Bên phải là bàn thờ Đức mẫu xây bằng gạch, vôi, xi măng, cát, cao 1,06m, dài 1,70m. Trên bàn đặt 6 pho tượng mẫu, đầu đội mũ kim khối, xếp vàng trên toà xen. Đồ thờ: 1 mâm bằng gỗ cao 0,30m, đường kính mặt 0,35m, 1 bát nhang bằng sứ thiếp bạc khắc nổi dòng chữ: “Ân dương hợp đức” (niên hiệu Đinh Mão Bảo Đại). Bên trái là bàn thờ Đức Ông, xây đăng đối với ban thờ mẫu, cao 1,06m, dài 1,7m. Tượng Đức Ông toạ trên ngai, đầu đội mũ triều thiên, chân đi giày; 2 bên là 2 pho Nam Tào, Bắc Đẩu, cấp dưới gồm 3 pho tượng nhỏ, đứng, tay ôm nghiên bút, trên treo một cuốn thư: “Trần triều thánh tổ”.

Hậu cung: diện tích 14,305m2, toàn bộ bàn thờ được xây kiểu giật cấp, nguyên vật liệu: Vôi, cát, xi măng, gạch chỉ. Trên cùng là ba pho tam thế (tượng gỗ) toạ trên toà sen. Cấp 2: Pho Thiên Phủ, Thiên Nhỡn gồm 5 đôi tay; hai bên đặt hai pho: Nam Tào, Bắc Đẩu. Cấp 3 là toà Cửu Long (Thích ca sơ sinh), 2 bên là 2 pho tượng đứng

Hiện vật thời Lý còn lại duy nhất ở chùa cho đến nay là tấm bia đá to lớn hiện còn dựng ở gần cổng ra vào. Có lẽ do bị mòn chữ khá nhiều nên bia đã bị những ngươì trùng tu đầu thế kỉ XVII xoá hết chữ để khắc bài bia mới. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận ra chất liệu thời Lý của nó qua hình dáng và nhất là qua những hoa văn trang trí còn lại. Đây là một trong những tấm bia lớn của thời bấy giờ. Bia cao 2,4m, rộng 1,56m và dày 0,27m với hình dáng trán dẹt, một đặc điểm cơ bản để phân biệt với các bia thời sau. Hình dáng và kích thước này gần như cùng một khuôn với tấm bia Lý ở chùa Long Đọi (Hà Nam).

Trang trí của bia, ngoài một số mảng do quá mòn nên thợ đá thời sau này đã chạm thay các hoa văn mới vào, hầu hết còn giữ nguyên được các đồ án trang trí cũ. Đó là những hoa văn hình rồng nhỏ, thân mảnh, uốn lượn mềm mại, đầu có mào lửa kéo dài sinh động, được bố cục nối đuôi nhau thành dãy dài chạy suốt các diềm bia.

Ngoài bia chúng ta còn tìm thấy nhiều mảnh đất nung khác nằm rải rác trong vườn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đền, chùa, đình ở huyện đông triều, tỉnh quảng ninh thế kỷ XX (Trang 51 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)