Người Đông Triều tự hào được cư trú trên mảnh đất địa linh nhân kiệt và cũng là một trong những địa phương giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Đông Triều hiện đang lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa.
Theo thống kê của Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Đông Triều, hiện trên địa bàn huyện có 133 di tích; trong đó, 8 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 15 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Các khu di tích trải rộng trên địa bàn 4 xã: Thuỷ An, An Sinh, Tràng An và Bình Khê.
Đặc biệt, tại Đông Triều có khu di tích lịch sử nhà Trần, là một quần thể gồm 14 điểm di tích bao gồm hệ thống di tích lăng mộ, đền, chùa và các công trình tôn giáo thời nhà Trần. Mỗi di tích đều có tính chất và giá trị đặc biệt với ý nghĩa lịch sử rất to lớn. Đầu năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch
tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử nhà Trần của huyện. Đây thực sự là một hành lang pháp lý quan trọng, có ý nghĩa to lớn vừa góp phần bảo tồn di tích lịch sử nhà Trần, tạo điều kiện để nghiên cứu nét đặc thù và tính chất của khu di tích này so với di tích nhà Trần ở các địa phương khác, vừa tạo ra tuyến liên kết không gian văn hoá giữa các điểm di tích lịch sử, văn hoá, tâm linh tại các địa phương liên quan đến lịch sử thời Trần; đồng thời, khai thác hiệu quả tiềm năng, giá trị các di tích góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng, của tỉnh nói chung. Bên cạnh đó, các lễ hội được tổ chức hàng năm trên địa bàn huyện cũng là một điểm nhấn, thu hút du khách tới Đông Triều để chiêm ngưỡng, tìm hiểu những nét đẹp văn hoá truyền thống tại địa phương. Với quần thể các di tích lịch sử văn hoá, cùng những danh thắng hấp dẫn, cảnh quan tự nhiên kỳ vĩ đã tạo cho Đông Triều những tiềm năng quý giá trong việc phát triển loại hình du lịch tâm linh.
Nhận thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của quần thể các di tích lịch sử văn hoá, từ nhiều năm qua, ủy ban nhân dân huyện đã quan tâm, chú trọng đến việc đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, trùng tu tôn tạo nhiều hạng mục công trình của các di tích… làm tiền đề để Đông Triều thành điểm đến hấp dẫn của du khách. Trong những năm qua, nhiều di tích lịch sử trên địa bàn huyện đã được quan tâm đầu tư bằng nguồn vốn xã hội hoá do doanh nghiệp và nhân dân đóng góp. Đến nay, nhiều tuyến đường đã và đang được bê tông hoá, mở rộng. Để khai thác có hiệu quả thế mạnh du lịch tâm linh, huyện Đông Triều đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch đến năm 2015. Trong đó, tập trung huy động mọi nguồn lực, hợp tác đầu tư phát triển mạnh mẽ các hoạt động du lịch theo hướng văn minh, hiện đại; quy hoạch trùng tu, tôn tạo các quần thể di tích lịch sử văn hoá, phát triển du lịch gắn kết với các điểm dừng chân, nghỉ mát kết hợp với mở rộng du lịch làng nghề truyền thống. Qua đó, từng bước đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của huyện, góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị văn hoá lịch sử, đồng thời đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả cho huyện Đông Triều
Với tư cách là một không gian văn hóa - tâm linh gắn với Vương triều Trần và Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử, khu di tích đó có vai trò kết nối, gắn bó Quảng Ninh với Hải Dương và Bắc Giang trong suốt chiều dài lịch sử và cả trong hiện tại. Trong
phạm vi tỉnh Quảng Ninh, Đông Triều có mối liên hệ trực tiếp về mặt không gian - xã hội, lịch sử và văn hóa giữa 3 khu di tích quốc gia đặc biệt của Quảng Ninh là: Vịnh Hạ Long, Khu di tích Bãi cọc Bạch Đằng (Thị xã Quảng Yên), Khu di tích và danh thắng Yên Tử (Thành phố Uông Bí).
“Xét ở cấp độ vi mô, Khu di tích lịch sử nhà Trần ở Đông Triều có mối liên hệ trực tiếp với các di sản văn hóa của Bắc Giang, Hải Dương trên cơ sở hạt nhân là Khu di tích danh thắng Yên Tử (thị xã Uông Bí, Quảng Ninh) trung tâm lớn nhất của Thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập” [15, tr. 25]. Có thể
dẫn ra đây những yếu tố cơ bản là: Yếu tố thiên nhiên là dãy núi Yên Tử trong vòng cung Đông Triều: Đông Yên Tử - Tây Yên Tử; Yếu tố văn hóa (tôn giáo, tín ngưỡng) là Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử và hệ thống lăng tẩm thờ các vị vua của Vương triều Trần; Yếu tố lưu niệm danh nhân là các vị Trúc Lâm Tam Tổ - những người khai mở, đặt nền móng cho sự phát triển của một Thiền phái mang đậm sắc thái văn hóa Đại Việt; Yếu tố lịch sử là các điền trang, thái ấp của vương tôn, quý tộc, danh tướng nhà Trần, các sự kiện lịch sử gắn với chiến công 3 lần đánh thắng quân xâm lược Mông - Nguyên - đã từng diễn ra trên địa phận 3 tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Giang.
Khu di tích nhà Trần ở Đông Triều được cấu thành bởi 3 hệ thống di tích gồm: Đền thờ (đền Thái, đền An Sinh…), quần thể lăng tẩm các vị vua Trần (Lăng Tư Phúc, Thái Lăng, Mục Lăng, Ngải Sơn Lăng, Phụ Sơn Lăng, Nguyên Lăng và Hy Lăng); chùa Phật (chùa Quỳnh Lâm, chùa Trung Tiết, chùa quán Ngọc Thanh, chùa Am Ngọa Vân, chùa Thiện…). Với tư cách là một không gian văn hóa - tâm linh gắn với Vương triều Trần và Thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử, khu di tích đó có vai trò kết nối, gắn bó Quảng Ninh với Hải Dương và Bắc Giang trong suốt chiều dài lịch sử và cả trong hiện tại.
Chùa Ngọa Vân là di tích quan trọng bậc nhất trong Khu di tích quốc gia đặc biệt nhà Trần tại Đông Triều. Trong những năm qua, thị xã Đông Triều đã phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân phát tâm công đức xây dựng, trùng tu, tôn tạo chùa Ngọa Vân với tổng mức đầu tư xây dựng trị giá 95 tỷ đồng.
Chùa Ngọa Vân được xây dựng mới bao gồm các hạng mục Tam bảo thờ Phật, nhà thờ Trúc Lâm Tam Tổ, cổng tam quan, vườn tháp Tổ và các công trình phụ trợ được xây dựng bằng chất liệu gỗ lim với kiến trúc truyền thống đã hoàn thành. Tượng Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang), tượng Đức Phật Thích ca mâu ni, tượng Đức Thánh Hiền, tượng Đức Ông… trong chùa có chiều cao từ 1,3 đến 2,2m, đều được đúc bằng đồng.
Dấu ấn các công trình kiến trúc được xây dựng tại Ngọa Vân dưới thời Lê Trung Hưng còn lại khá nhiều và chính nhờ các dấu vết này mà ngày nay các nhà khảo cổ, nhà sử học khẳng định được Ngọa Vân là một quần thể chùa tháp lớn nằm trên dãy Yên Tử, đồng thời xác định được không gian Yên Tử xưa không chỉ bó hẹp trong khu vực danh thắng Yên Tử ngày nay mà Yên Tử của Trúc Lâm là một không gian rộng lớn kéo dài từ thành phố Uông Bí, qua thị xã Đông Triều đến thị xã Chí Linh (Hải Dương) và sang đến tỉnh Bắc Giang với một hệ thống chùa, tháp kết nối chặt chẽ với nhau tạo thành một trung tâm Phật giáo lớn suốt từ thời Trần đến thời Lê Trung hưng. Trung tâm Phật giáo này gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam.
Chùa, am Ngọa Vân hội đủ các yếu tố của một điểm du lịch sinh thái, văn hoá, tâm linh. Du khách đến đây sẽ gặp những trầm tích văn hóa từ thuở sơ khai của Thiền phái Trúc Lâm từ mấy thế kỷ trước để tìm hiểu về văn hoá Phật giáo, chiêm bái tượng Phật hoàng trong tư thế nhập niết bàn trong Am Ngọa Vân, kính cẩn trước Phật hoàng tháp, nơi lưu giữ xá lỵ Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông và chiêm ngưỡng cổ vật từ thời Trần, Lê, Nguyễn để lại.
Du khách tĩnh tâm trong khu am, tháp, chùa Ngọa Vân tựa vào ngọn núi Bảo Đài, ngắm dãy núi “tả thanh long” trùng điệp chầu về, dãy núi “hữu bạch hổ” hùng vĩ phục xuống cùng ngọn núi có tên Ngọn Bút làm tiền án chùa Ngọa Vân quanh năm mờ ảo mây mù bao phủ. Ở đó, du khách thanh tịnh, tĩnh tâm hơn, lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống và hướng tới một đời sống cao thượng, tốt đẹp hơn, với cái tâm trong sáng, an lành, chân - thiện - mỹ…
Ngoạ Vân là Thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm nói riêng, của Phật giáo Việt Nam nói chung, với vai trò đó, Ngoạ Vân gắn liền với sự thăng trầm của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Các giá trị to lớn của quần thể chùa, am, tháp tại Ngoạ Vân và vị trí
của nó trong lịch sử Phật giáo Việt Nam đã được khẳng định và đó là những giá trị còn mãi.
Tư tưởng của Thiền phái Trúc Lâm luôn đồng hành với dân tộc, là “điểm tựa tinh thần”, góp phần củng cố và nâng cao ý thức liên kết cộng đồng, tinh thần độc lập
tự chủ của nước Việt trước mọi thử thách cam go của lịch sử. Trải qua hơn 700 năm nhưng những giá trị văn hoá mà Thiền phái Trúc Lâm để lại vẫn đang và sẽ lan toả mạnh, được các thế hệ nối tiếp, kế thừa và truyền bá đến nhiều quốc gia trên thế giới với những tư tưởng mang đậm giá trị nhân văn. Những giá trị đó đang được thị xã Đông Triều phát huy gắn với phát triển du lịch để thị xã trẻ Đông Triều sẽ là trung tâm du lịch tâm linh đặc sắc. Lễ hội xuân Ngọa Vân là chấm son trên bản đồ du lịch mùa xuân ở Quảng Ninh…
Không chỉ có giá trị du lịch mà hệ thống đền, chùa, đình làng ở Đông Triều còn có giá trị gắn kết khối cộng đồng thông qua các lễ hội. “Những lễ hội đền, chùa, đình
làng là những hoạt động mang tính tập thể có quy mô rất lớn và tổ chức cao. Với mục đích hướng toàn thể cộng đồng làng vào một hoạt động tín ngưỡng chung để cầu một sự bình an và thịnh vượng cho cộng đồng ấy trong cuộc sống hàng ngày’’[30, tr. 697]
Lễ hội nào cũng là của cộng đồng và thuộc về một cộng đồng người nhất định, đó có thể là cộng đồng làng xã (hội làng), cộng đồng nghề nghiệp (hội nghề), cộng đồng tôn giáo (hội chùa, hội đền...), cộng đồng dân tộc. Chính lễ hội là dịp biểu dương sức mạnh của cộng đồng và là chất kết dính tạo nên sự cố kết cộng đồng. Mỗi cộng đồng hình thành và tồn tại trên cơ sở của những nền tảng gắn kết do cùng cư trú trên một lãnh thổ, gắn kết về sở hữu tài nguyên và lợi ích kinh tế (cộng hữu), gắn kết bởi số mệnh chịu sự chi phối của một lực lượng siêu nhiên nào đó (cộng sinh), gắn kết bởi nhu cầu đồng cảm trong các hoạt động sáng tạo và hưởng thụ văn hoá (cộng cảm)... Lễ hội là môi trường góp phần quan trọng tạo nên niềm cộng sinh, cộng cảm của sức mạnh cộng đồng. Ngày nay, trong điều kiện xã hội hiện đại, con người này càng khẳng định cái “cá nhân”, “cá tính” của mình, nhưng không vì thế cái “cộng
đồng” bị phá vỡ, mà nó chỉ biến đổi các sắc thái và phạm vi, con người vẫn phải
vẫn giữ nguyên giá trị biểu tượng của sức mạnh cộng đồng và tạo nên sự cố kết của cộng đồng.
Lễ hội không chỉ là tấm gương phản chiếu nền văn hoá dân tộc, mà còn là môi trường bảo tồn, làm giàu và phát huy nền văn hoá dân tộc ấy. Cuộc sống của của cộng đồng làng xã không phải lúc nào cũng là ngày hội, mà trong chu kỳ một năm với bao âu lo, vất vả cuộc sống hàng ngày, rồi “xuân thu nhị kỳ” nơi thôn quê vốn tĩnh lặng ấy vang dậy tiến trống, tiếng chiêng, tưng bừng cờ hội, mọi người tụ hội nơi đình (đền, chùa) làng mở hội. Ở nơi ấy, khi đó con người hoá thân thành văn hoá, văn hoá làm biến đổi con người, một “bảo tàng sống” về văn hoá dân tộc được hồi sinh, sáng tạo và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời tạo ra không gian văn hoá cho các làn điệu dân ca, dân vũ: hát chèo, hát xoan, hát ghẹo, hát trống quân...; các điệu múa sênh tiền, múa rồng, múa lân,...; các trò chơi, trò diễn: đánh cờ người, vật, kéo co, bơi chải, đánh phết,... được dịp tổ chức sôi nổi.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, toàn cầu hoá hiện nay, khi mà sự nghiệp bảo tồn, làm giàu và phát huy văn hoá truyền thống dân tộc đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, thì lễ hội cổ truyền lại thêm phần trọng trách là nơi bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tại cộng đồng làng xã Việt Nam.
Lễ hội cổ truyền tạo nên môi trường du lịch văn hoá tâm linh hấp dẫn. Lễ hội như là nhân tố tạo nên sự thư giãn tinh thần, là sự biểu hiện cách ứng xử văn hoá với thiên nhiên, với thần thánh, với cộng đồng xã hội. Nhờ có không khí linh thiêng, vui tươi của ngày lễ hội mà mỗi người chút bỏ những âu lo phiền muộn của cuộc sống đời thường, mà thúc đẩy quá trình lao động sáng tạo làm ra nhiều của cải, vật chất hơn. Mặt khác, lễ hội cổ truyền là một bảo tàng văn hoá, nơi lưu giữ những tín ngưỡng, tôn giáo, những hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc của cộng đồng làng xã, nơi phản ánh tâm thức của con người trung thực nhất. Với ngành du lịch, lễ hội cổ truyền là một sản phẩm đặc biệt, giới thiệu vùng đất, con người, truyền thống văn hoá đặc sắc ở các vùng miền cho du khách trong và ngoài nước. Do đó, lễ hội tự mang trong mình giá trị kinh tế đặc biệt “kinh tế du lịch văn hoá tâm linh”.
Để lễ hội truyền thống trở thành sản phẩm du lịch thu hút du khách, ngành du lịch của tỉnh cần có những giải pháp cụ thể và một kế hoạch đầu tư dài hạn. Trước
hết, cần nhận thức rõ bản sắc địa phương của tài nguyên du lịch là thiên nhiên và văn hoá tâm linh như là mặt hấp dẫn của điểm đến du lịch. Trên cơ sở đó, tiến hành rà soát các lễ hội mang đặc thù riêng để quy hoạch một chương trình phát triển du lịch. Đặc biệt, phát triển các loại hình du lịch theo hướng khai thác các thế mạnh của địa phương như: du lịch gắn với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng, sông suối, ghềnh thác...; xây dựng tuyến du lịch gắn với văn hoá, lịch sử. Tích cực tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch văn hoá, lịch sử trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tăng cường nguồn đầu tư về cơ sở vật chất, khai thác các hoạt động trong lễ hội là những sinh hoạt văn hoá dân gian cuốn hút mọi người. Những nghi lễ độc đáo, những trò chơi hấp dẫn đầy ý nghĩa trong lễ hội luôn là những yếu tố thu hút khách du lịch gần xa. Ngành văn hoá và du lịch tỉnh, huyện cần tăng cường đầu tư, nâng cấp, tôn tạo và bảo vệ di tích, danh thắng, tổ chức các hoạt động văn hoá truyền thống tạo thành sản phẩm du lịch thu hút và lưu giữ khách, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, quan tâm khuyến khích người dân để họ tích cực tham gia bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, trong đó có những giá trị