3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chínhkhách hàng doanh
3.2.2 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp
Muốn có được kết quả phân tích tài chính chính xác, chất lượng của nguồn thông tin đầu vào là rất cần thiết. Nó là cơ sở để CBTD phân tích dựa vào để đưa ra những kết luận, tránh các nguy cơ sai lệch không đáng.
Sau nhiều năm hoạt động, nội dung, các tiêu chí quy định thông tin mà cán bộ hay chuyên viên phải thu thập đã được hoàn thiện khá đầy đủ; đối với đại đa số các khách hàng doanh nghiệp của GPBank Thủ Đô, những tiêu chí ấy hoàn toàn được áp dụng luôn trong quá trình nhận định tình hình tài chính mà không gặp trục trặc gì. Tuy nhiên còn một số điểm cần lưu ý như sau:
Như đã nêu ở trên, các PGD của Chi nhánh thường nằm ở vùng Hà Nội 2, cho nên khách hàng vay vốn đa số là doanh nghiệp nhỏ và vừa, với họ, việc kiểm toán BCTC là khá phức tạp và không được áp dụng, họ chỉ có bộ phận kế toán hoàn thành việc lập BCTC này. Vì vậy, khi tiếp nhận hồ sơ và tiến hành phân tích, CBTD phải rà soát, kiểm tra lại từ đầu để tránh việc gian lận cũng như sai sót xuất hiện. Hoặc có những BCTC của công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán nhưng độ chính xác vẫn phải phụ thuộc vào đạo đức của tổ chức đó. Chi nhánh cũng như Ngân hàng chưa thấy có mục nào trong văn bản yêu cầu rõ các BCTC của DNNVV hay công ty cổ phần, TNHH cần được kiểm toán từ cơ quan có uy tín độc lập.
Với vấn đề này, Chi nhánh nên triển khai với CBTD, yêu cầu đối với công ty có quy mô lớn là phải cung cấp BCTC đã được công ty kiểm toán có đội ngũ chuyên nghiệp tiến hành xác minh. Nếu công ty nào chưa đem đi tiến hành kiểm toán có thể được xem xét và cho thời gian nộp lại sau ngay sau khi kết thúc quá trình kiểm toán. Còn đối với DN, vì quy mô và quy trình sản xuất đơn giản hơn thì không cần phải tiến hành bước kiểm toán, nhưng phải ký giấy cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu cố tình làm sai số liệu. Mặc dù sẽ gặp khó khăn trong việc yêu cầu KH, nhưng ngược lại, điều này giúp cho các thông tin được đảm bảo tính chính xác, CBTD cũng không tốn thời gian làm công việc của cơ quan kiểm toán.
Thông tin chỉ từ một phía và trên giấy tờ thì không thể chắc chắn nó chính xác hoàn toàn được, cho nên CBTD cần phải thu thập thêm thông tin từ những cuộc trò chuyện trực tiếp với chủ doanh nghiệp, kế toán viên hay nhân viên phòng ban khác
trực thuộc. Nếu muốn kĩ luống hơn và tìm đuợc thời gian phù hợp, CBTD nên xin phép chủ DN đuợc đi kiểm tra thực tế, giao luu với công nhân của doanh nghiệp đó để chắc chắn thông tin mà chủ DN đua ra không sai sự. Tuy nhiên, đây cũng là một nghệ thuật thu thập, lấy thêm đuợc thông tin hữu ích hay không thì phải dựa vào kinh nghiệm của CBTD. Sau khi phỏng vấn xong, chuyên viên tín dụng cần phải biết chọn lọc những thông tin chính, thông tin phụ một cách chính xác để phục vụ cho công tác tiếp theo.
3.2.3 Nâng cao trình độ học vấn, cải thiện nguồn nhân lực trong công tác phân tích tài chính
Với GPBank - Chi nhánh Thủ Đô, để thực hiện mục đích nâng cao chất luợng công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng, một chiến luợc dài hạn để hoàn thiện nguồn nhân lực cần đuợc đề xuất và thực thi. Các chỉ tiêu, yêu cầu cần thiết đều phải dựa trên định huớng phát triển của Ngân hàng, không đuợc vuợt quá giới hạn cho phép. Một CBTD tài năng là một nguời có kĩ năng mềm tốt, không ngại khó khăn, biết lắng nghe và có tinh thần học hỏi cao; nếu chua giỏi về chuyên môn thì vẫn có cách thức để bổ sung nhung khi bạn không có tính kỷ luật thì khó mà đuợc nhà tuyển dụng chấp nhận.
Công tác tuyển dụng cần đuợc thực hiện khách quan, tiêu chí tuyển dụng phải đuợc công khai cụ thể: ứng viên phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành Tài chính- ngân hàng, đối với sinh viên năm cuối đang đợi lấy bằng tốt nghiệp, có thể linh hoạt, kéo dài thời gian nộp bằng hơn đối với truờng hợp khác. Lựa chọn kĩ luống cũng nhằm nâng cao đuợc sự tin tuởng của khách hàng đối với đội ngũ, cán bộ, nhân viên của Chi nhánh.
Khi có một KH mới đến ngân hàng nộp hồ sơ vay tín dụng, các CBTD sẽ phải thực hiện song song các việc hiện tại đang làm. Vì vậy, cán bộ chỉ có thời gian ngắn để phân tích và chấm điểm. Để cải thiện việc này, Ngân hàng có thể tuyển thêm cán bộ hoặc tiếp nhận sinh viên thực tập từ năm 2 ở các truờng đại học về kinh tế cho phòng Khách hàng doanh nghiệp. Sắp xếp công việc, bố trí các cán bộ vào vị trí phù hợp. Việc này sẽ làm giảm thiểu áp lực công việc, CBTD có thêm thời gian để phân
tích kĩ lưỡng hơn các hồ sơ, dự án. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện cho thực tập sinh có thêm các kĩ năng, kiến thức và giảm thiểu rủi ro nợ xấu cho Chi nhánh.
Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng. Hiện nay, các cán bộ công tác tại Chi nhánh Thủ Đô còn rất trẻ, trên 75% độ tuổi từ 18-35 tuổi, có trình độ đại học và trên đại học, được đào tạo tại các trường chuyên ngành như Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính,... Định kỳ hằng năm, Chi nhánh cử cán bộ đi học hoặc tham gia các lớp tập huấn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn cần làm thêm một số việc sau:
Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho CBTD để ngăn ngừa rủi ro đạo đức trong quá trình làm việc.
Động viên, thúc đẩy cán bộ, nhân viên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ đăng ký vào các khóa tập huấn ngắn hạn với sự tham gia, chia sẻ đến từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm, đồng thời cung cấp tài liệu nghiên cứu nâng cao.
Trang bị cho CBTD các kĩ năng cơ bản như: kĩ năng quảng cáo, giới thiệu tiếp cận đúng đối tượng khách hàng về các ưu đãi khi vay tín dụng tại Chi nhánh, rèn luyện kỹ năng thu thập và tổng hợp thông tin khách hàng, tránh đưa những nguồn tin lan man, không đúng trọng tâm, kỹ năng thuyết phục và thương thảo với khách hàng về các vấn đề xảy ra trong quá trình phân tích tài chính khách hàng.
Chế độ lương, mức đãi ngộ phù hợp với từng nhân viên: Cho vay là hoạt động mang lại nhiều rủi ro, trách nhiệm và áp lực công việc cao vì vậy khuyến khích nhân viên làm việc hiệu quả và có trách nhiệm với công việc thì PGD cần có chế độ lương thưởng rõ ràng, minh bạch, phù hợp với năng lực và trách nhiệm công việc của từng nhân viên. Bên cạnh đó, tạo một môi trường làm việc năng động, thú vị gia tăng sự nhiệt huyết trong công việc của cán bộ, nhân viên, kích thích sự sáng tạo để hoàn thành tốt mục tiêu công việc.
3.2.4 Nâng cao chất lượng xử lý, phân tích thông tin khách hàng doanh nghiệp Thực tế, xuất hiện một số trường hợp CBTD dựa theo kinh nghiệm lâu năm làm trong ngành, thấy có những quy định không đáng lưu ý nên đã tự động bỏ qua.
Vì vậy, tính tự giác, không ngại tốn thời gian cần được các CBTD kiểm điểm và tuân thủ một cách đầy đủ các bước như đã nêu cụ thể trong văn bản. Đối với doanh nghiệp này, quy định đấy không ảnh hưởng gì nhiều đến công tác phân tích nhưng với doanh nghiệp khác, yếu tố này lại góp phần vào quyết định cho vay của CBTD; để tránh rủi ro, CBTD cần phải thành thật khi thực hiện công tác đơn giản này.
Hoàn thiện công tác phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng là vấn đề mà hầu hết các ban lãnh đạo cùng cán bộ, nhân viên của NHTM luôn cố gắng tìm kiếm giải pháp khắc phục. Như khoảng thời gian dịch bệnh cần phải giãn cách gần đây, tình hình chung của nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các DN thường xuyên thay đổi các chỉ số định mức, chỉ tiêu để thích ứng và phát triển sản xuất kinh doanh và hệ thống quản lý nhân sự của mình. Do đó, Chi nhánh GPBank Thủ Đô cần linh hoạt thay đổi công tác phân tích để phù hợp với tình hình thị trường.
Hầu hết, trong các báo cáo phân tích của CBTD, phương pháp so sánh ngang được sử dụng nhiều hơn. Các chỉ số tài chính được tính toán và so sánh qua mỗi thời kì để đánh giá sự tăng trưởng của DN. Chưa có đánh giá so sánh với mức trung bình của ngành, hoặc nếu có thì rất sơ sài, chỉ lướt qua rất nhanh. Do đó, CBTD cần áp dụng thêm phương pháp so sánh dọc để bản báo cáo tổng quát hoàn thiện, kỹ lưỡng nhất. Ngoài ra, Ban lãnh đạo cũng nên theo dõi thường xuyên và nhắc nhở nếu CBTD chưa áp dụng hết các phương pháp
Theo dõi hồ sơ phân tích được cung cấp bởi bộ phận tín dụng, em thấy CBTD mới chỉ áp dụng các phương pháp thông dụng như phân tích, so sánh, chưa có phương pháp mới nào được sử dụng. Chi nhánh hay các Trưởng, phó phòng PGD nên tổng hợp những ưu, nhược điểm của các phương pháp đã sử dụng và tham khảo các phương pháp hiệu quả khác, ví dụ là phương pháp Dupont. Phổ biến và hướng dẫn các CBTD thực hiện để biết thêm được các nguyên nhân xảy ra, phán đoán tình hình kinh doanh trong tương lai của DN. Qua đó, các CBTD sẽ đưa ra quyết định và phát hiện rủi ro sớm hơn, tránh làm tăng khoản nợ xấu của Chi nhánh do công tác còn thiếu sót.
Bên cạnh phân tích BCTC và dựa theo sự hiểu biết của mình, trước khi hoàn thiện và nộp bản báo cáo lên cấp trên phê duyệt, CBTD cần chú ý hết sức vào thuyết minh BCTC. Nó là điều kiện đủ để có được bản báo cáo phân tích một cách hoàn chỉnh, từ đó, bước đầu CBTD sẽ nắm bắt cụ thể về KH của mình, dễ dàng hơn trong việc theo dõi tình hình trả nợ của DN sau này.
3.2.5 Nâng cao chất lượng tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp tại chi nhánh
GPBank Chi nhánh Thủ Đô mặc dù vẫn đang làm tuần tự đầy đủ các bước khi thực hiện phân tích tài chính trong hoạt động cho vay đối với KHDN, song việc mắc các thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, để cải thiện chất lượng phân tích tài chính KHDN sau đây là một số giải pháp:
- Trao đổi với CBTD về những khó khăn gặp phải và từ đó tìm giải pháp hoàn thiện những khó khăn đó nhằm thực hiện đúng quy định khi phân tích tài chính kinh tế của KH. Hơn nữa, đưa ra những ý kiến để cải thiện hơn hệ thống văn bản hướng dẫn để các CBTD áp dụng thực tế một cách hiệu quả nhất trong từng hoàn cảnh.
- Nâng cao cơ chế giám sát, kiểm tra quá trình phân tích tài chính trước khi chấm điểm và ra quyết định cấp tín dụng nhằm giảm thiểu tối đa sai sót không đáng có về khả năng của CBTD.
- Chi nhánh cần xây dựng một quy trình tín dụng tùy theo từng ngành nghề kinh doanh, sản xuất, đưa ra những chỉ tiêu cần chú ý đối với từng trường hợp cụ thể.
- Tổ chức tiến hành phân tích định kỳ sau khi cấp tín dụng cho khách hàng để suy đoán kịp thời các rủi ro, tránh rơi vào thế bị động.
Trên đây là một số giải pháp với mục đích hoàn thiện hơn chất lượng phân tích tài chính KHDN trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh GPBank Thủ Đô. Ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, đúng như ý nghĩa của nó,để có được kết quả tốt nhất, không thể chỉ nhờ vào ban lãnh đạo giỏi mà cần có sự giúp sức của toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh, mọi người phải đồng lòng, quyết tâm thực hiện và sửa đổi. Tuy nhiên, để
hoàn chỉnh hơn nữa, sự quan tâm của NHNN, sự chỉ đạo từ GPBank hội sở, và sự hợp tác của các doanh nghiệp là những yếu tố cần thiết cho công tác này. Do đó, sau khi tìm hiểu, em đã đưa ra một số các kiến nghị sau đây.
3.3 KIẾN NGHỊ
3.3.1 Với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, hoàn thiện các văn bản pháp lý về hoạt động tín dụng. Tiến hành sửa đổi, bổ sung các quy định trong văn bản sao cho phù hợp với tình hình tài chính hiện nay. Hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy định về công tác phân tích trong hoạt động cho vay của ngân hàng, phân loại rõ các yêu cầu đối với mỗi loại ngân hàng, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng, bảo đảm an toàn cho các khoản vay của ngân hàng.
Thứ hai, xây dựng chính sách cho vay phải dựa trên tình hình kinh tế xã hội và sự phát triển của ngân hàng thương mại. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thu ngắn thời gian đối chiếu hồ sơ vay vốn , có chính sách giảm lãi suất cho vay, gia tăng thời hạn đáo hạn, chủ động hỗ trợ KHDN khắc phục khó khăn do dịch COVID-19 gây ra. Đề xuất chính sách dự phòng rủi ro, chính sách thu hồi nợ cho các ngân hàng thương mại. Thường xuyên tổ chức các hội thảo để phổ biến các vấn đề kinh tế mới của NHNN để các NHTM có sự thay đổi chính sách phù hợp.
Thứ ba, NHNN cố gắng ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát tốt giá trị của đồng tiền, bình ổn tỷ giá hối đoái, kiểm soát tốt lạm pháp.