1.2 Phân tích tài chínhkhách hàng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng
1.2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp trong
hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
Các nhân tô ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp thông thường được phân thành các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
* Các yếu tố khách quan
Là các nhân tố mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được nó tác động liên tục đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải thường xuyên nắm bắt được các nhân tố này, xu hướng hoạt động và sự tác động của các nhân tố đó lên toàn bộ hoạt động kinh doanh của DN.
Yếu tố chính trị và luật pháp
Các yếu tố thuộc môi trường chính trị và luật pháp tác động mạnh đến việc hình thành và khai thác cơ hội kinh doanh và thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. ôn định chính trị là tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh, thay đổi về chính trị có thể gây ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệp này hoặc kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác. Hệ thống pháp luật hoàn thiện và sự nghiêm minh trong thực thi pháp luật sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, tránh tình trạng gian lận, buôn lậu ...
Mức độ ổn định về chính trị và luật pháp của một quốc gia cho phép doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ rủi ro, của môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của của nó đến doanh nghiệp như thế nào, vì vậy nghiên cứu các yếu tố chính trị và luật pháp là yêu cầu không thể thiếu được khi doanh nghiệp tham gia vào thị trường.
Yếu tố kinh tế
Có thể tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc xâm nhập mở rộng thị trường, ngành hàng này nhưng lại hạn chế sự phát triển của ngành hàng khác. Các nhân tố ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp, sự thay đổi nhu cầu tiêu dùng hay xu hướng phát triển của các ngành hàng, cac syếu tố kinh tế bao gồm:
+ Hoạt động ngoại thương: Xu hướng đóng mở của nền kinh tế có ảnh hưởng các cơ hội phát triển của doanh nghiệp ,các điều kiện canh tranh ,khả năng sử dụng ưu thê quốc gia về công nghệ, nguồn vốn .
+ Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập, tích luỹ, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm đầu tư ...
+ Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế ảnh hưởng dến vị trí vai trò và xu hướng phát triển của các ngành kinh tế kéo theo sự thay đổi chiều hướng phát triển của doanh nghiệp.
+ Tôc độ tăng trưởng kinh tế: Thể hiện xu hướng phát triển chung của nền kinh tế liên quan đến khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô kinh doanh của mỗi DN.
Đối thủ cạnh tranh
Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới vó khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường, Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn, nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi.
* Các yếu tố chủ quan
Các yếu tố thuộc tiềm năng của doanh nghiệp bao gồm: Sức mạnh về tài chính, tiềm năng về con người, tài sản vô hình, trình độ tổ chức quản lí, trình độ trang thiết bị công nghệ, cơ sở hạ tầng, sự đúng đắn của các mục tiêu kinh doanh và khả năng kiểm soát trong quá trình thực hiện mục tiêu.
+ Sức mạnh về tài chính thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn chủ sở hữu,vốn huy động) mad doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
+Tiềm năng về con người : Thể hiện ở kiến thức, kinh nghiệm có khả năng đáp ứng cao yêu cầu của doanh nghiệp, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp trung thành luôn hướng về doanh nghiệp có khả
năng chuyên môn hoá cao, lao động giỏi có khả năng đoàn kết, năng động biết tận dụng và khai thác các cơ hội kinh doanh ...
+Tiềm lực vô hình : Là các yếu tố tạo nên thế lực của doanh nghiệp trên thị trường, tiềm lực vô hình thể hiện ở khả năng ảnh hưởng đến sự lựa chọn, chấp nhận và ra quyết định mua.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN
CẦU (GPBANK) - CHI NHÁNH GPBANK THỦ ĐÔ
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TNHH MỘT THÀNH VIÊN DẦU KHÍ TOÀN CẦU (GPBANK) - CHI NHÁNH GPBANK THỦ ĐÔ VÀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG
2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) — Chi nhánh GPBank Thủ Đô
2.1.1.1 Sơ lược quá trình phát triển của ngân hàng thương mại TNHH Một thành viên Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) — Chi nhánh GPBank Thủ Đô
Tiền thân là ngân hàng thương mại Nông thôn Ninh Bình, năm 1993, theo quyết định số 216/QĐ-NHNN, Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu Khí Toàn Cầu được thành lập.
Ngày 11/01/2006, Ngân hàng đã trình đơn xin phép chuyển đổi mô hình hoạt động lên thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam, và được chấp thuận, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Toàn cầu G-Bank theo quyết định số 31/QĐ-NHNN. Một năm sau đó, dựa theo quyết định số 372/QĐ-NHNN, ngày 09/02/2007, Thống đốc NHNN tiếp tục chấp thuận việc đổi tên Ngân hàng TMCP Toàn Cầu thành Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu GP-Bank.
Tháng 7 năm 2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí Toàn Cầu chính thức chuyển sang mô hình kinh doanh mới là Thương mại TNHH MTV. Từ một ngân hàng bị âm vốn, sau khi NHNN bắt buộc mua lại và quản lý trực tiếp, GPBank có vốn điều lệ 3,018 tỷ đồng.
Có ban lãnh đạo chính trực, giỏi giang từ Viettinbank điều xuống rà soát, lập kế hoạch phát triển cụ thể, đến cuối tháng 6/2016, số dư huy động vốn của ngân hàng đã tăng 8,7% so với tháng 7/2015. Cùng với đó thu được khoản nợ quá hạn là 600 tỷ trong năm 2015.
trọng tại địa điểm mới ở quận Đống Đa, Hà Nội. Trong 5 năm tái tạo lại và phát triển với những biến cố, thăng trầm cùng sự thay đổi của kinh tế thị trường nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, Chi nhánh không ngừng hoàn thiện và phát triển để đạt được những thành tựu đáng kể góp phần vào sự lớn mạnh chung của toàn hệ thống GPBank.
Văn hóa của Chi nhánh đã được ban lãnh đạo thực hiện xuyên suốt: Cho đi sự tận tâm, chân thành đến khách hàng, đối tác, nhà đầu tư đẻ có thể nhận được sự tin yêu, tình cảm nồng thắm. Điều đó cũng thể hiện ở tầng lớp cán bộ nhân viên luôn hỗ trợ lẫn nhau.
GPBank Chi nhánh Thủ Đô có nghĩa vụ quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chi nhánh cũng như 07 PGD trong hệ thống, cụ thể:
- Phòng giao dịch Hàng Bạc - Phòng giao dịch Nam Thủ Đô - Phòng giao dịch Cao Thắng - Phòng giao dịch Bùi Thị Xuân - Phòng giao dịch Hoàng Văn Thái - Phòng giao dịch Đan Phượng - Phòng giao dịch Phú Xuyên
Với khẩu hiệu “Niềm tin mới, giá trị mới”, GPBank luôn phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiệu quả và tin cậy. Xây dựng một GPBank lành mạnh hóa tài chính, đẩy mạnh tăng trưởng bền vững, đầu tư kinh doanh an toàn và hiệu quả.
2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức — nhân sự của ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu
(GPBank) - Chi nhánh GPBank Thủ Đô
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máycủa Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu - Chi nhánh GPBank Thủ Đô
Mô hình tổ chức tại Ngân hàng thương mại Dầu khí Toàn cầu GPBank - Chi nhánh Thủ Đô gồm:
- Hỗ trợ tín dụng: Quản lý và hỗ trợ hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh. Bố trí lao động, quản lý và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân sự HTTD trong toàn chi nhánh, đảm bảo hỗ trợ hoạt động kinh doanh thông suốt và hiệu quả.
- Ban giám đốc: Có quyền quyết định công việc nhằm phát triển dài hạn của Chi nhánh. Cụ thể, họ vạch ra chiến lược, lập kế hoạch kinh doanh, ra quyết định trước các vấn đề phát sinh của Chi nhánh. Họ lập kế hoạch để điều hành, duy trì và
- Phòng kinh doanh: là bộ phận tham mưu của Chi nhánh, nghiên cứu và tiếp cận thị trường. Đưa ra các chiến lược marketing, triển khai hoạt động các chương trình giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Quan sát hành vi tiêu dùng c ủa khách hàng để lên kế hoạch phát triển thị trường và nâng cấp các dịch vụ.
- Bộ phận KTTC và Ký quỹ: quản lý ngân quỹ và thực hiện công tác kế toán tài chính của Chi nhánh. Lưu trữ cả bản mềm và bản cứng của hồ sơ, tài liệu kế toán theo quy định.
- Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho ban giám đốc về việc xây dựng bộ máy hoạt động của chi nhánh . Tiếp nhận và điều động cán bộ, nhân viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô của từng bộ phận. Đảm nhiệm công tác thi đua và khen thưởng.
+ 07 phòng giao dịch: Bộ máy quản lý bao gồm: 01 trưởng phòng và 01 phó phòng.
- PGD Hàng Bạc - PGD Nam Thủ Đô - PGD Cao Thắng - PGD Bùi Thị Xuân - PGD Hoàng Văn Thái - PGD Đan Phượng - PGD Phú Xuyên
Bao gồm Bộ phận tín dụng: tìm kiếm, tiếp nhận mong muốn vay vốn của khách hàng cá nhận và khách hàng doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính đảm bảo cho khoản vay và theo dõi tình hình kinh doanh của DN.
Quầy giao dịch: chào đón và hỗ trợ khách hàng khi họ trực tiếp đến quầy để giao dịch, cung cấp sản phẩm của ngân hàng tại quầy: trực tiếp mở tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm cho khách hàng, thu tiền vốn và lãi đối với các khách hàng vay vốn, thu các phí như mở thẻ, chuyển tiền sang ngân hàng ngoài hệ thống,.... Ngoài ra, các giao dịch viên hỗ trợ Bộ phận tín dụng theo dõi các khoản vay và tất toán nợ; chăm sóc và mở rộng khách hàng, đáp ứng nhu cầu, giải đáp thắc mắc của khách hàng, và đề xuất các ý tuởng nhằm nâng cao chất luợng dịch vụ.
2.1.1.3 Kết quả kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu (GPBank) - Chi nhánh GPBank Thủ Đô
Bảng 2.1: Ket quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh từ 2018 đến 2020
Huy động vốn cuối kỳ 2,100 2,73 1
3,69 2
Định biên lao động 100^ ĨÔT 102^
III. Các chỉ tiêu hiệu quả
Lợi nhuận truớc thuế 38.2 53.
5
74.3
LNTT bình quân đầu nguời 0.38 0.5
3
Nguồn vốn 2018 2019 2020 I. Phân theo loại tiền
Nội tệ 1,94 8 2,57 0 3,54 2 Ngoại tệ 152 16T 150
II. Phân theo đối tượng khách hàng
Tiền gửi của dân cư 1,53
7
1,95 6
2,53 8
Tiền gửi của tổ chức khác 563^^ 775 1,15
4
III. Phân theo kỳ hạn gửi
Tiền gửi không kỳ hạn 215 255 412
Tiền gửi có kỳ hạn (< 12 tháng) 981 1,35 0 1,89 3 Tiền gửi có kỳ hạn (> 12 tháng) 904 1,12 6 1,38 7 Tổng 2,10 0 2,73 1 3,69 2
(Nguồn: Trích từ Tài liệu nội bộ của Chi nhánh 2018 - 2020)
Trong thời buổi kinh tế khó khăn vì dịch dã, chua thể xác định cụ thể thời gian nuớc ta cũng nhu các nuớc trên thế giới ngăn chặn hoàn toàn con virus này, vì vậy để tồn tại và phát triển trên thị truờng, đòi hỏi các ngân hàng phải có kế hoạch vuợt trội để hoạt động sản xuất kinh doanh toàn hệ thống vẫn đạt hiệu quả. Từ bảng thống kê trên, có thể thấy chất luợng quản lý từ ban lãnh đạo cấp cao, việc kinh doanh của Chi nhánh đuợc thể hiện tích cực qua chỉ tiêu lợi nhuận. Vì lợi nhuận truớc thuế tăng do đó kéo theo tỷ số lợi nhuận truớc thuế/nguời cũng tăng theo từng năm. Mặc dù con số không thay đổi quá lớn nhung cho thấy đuợc sự nỗ lực, linh hoạt và có trách nhiệm trong lao động của toàn thể cán bộ trong Chi nhánh, đại diện
2.1.2 Hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) - Chi nhánh GPBank Thủ Đô.
❖ Hoạt động huy động vốn
Để gặt hái được những thành công về lĩnh vực hoạt động của mình, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, thì huy động vốn được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của Chi nhánh GPBank Thủ Đô.
Chi nhánh không những huy động nguồn vốn từ khoản gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư mà còn mời chào những khoản tiền thanh toán của các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh được phân chia theo 03 hình thức: theo loại tiền gửi, kỳ hạn gửi tiền và đối tượng khách hàng. Nhờ đó, Chi nhánh có thể dễ dàng quản lý, theo dõi sát sao về nguồn huy động vốn này.
Bảng 2.2: Nguồn vốn tại GPBank Thủ Đô trong khoảng thời gian 2018-2020
Quy mô vốn lẫn cơ cấu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 của Chi nhánh GPBank Thủ Đô đuợc điều hành hợp lý nên có đuợc thành tích rất đáng khen. Đến 31/12/2020,tổng nguồn vốn huy động đạt 3,692 tỷ đồng đạt 101.25% kế hoạch, tăng 35.2% (2,731 tỷ đồng) so với cuối năm 2019. Huy động vốn phân theo đối tuợng khách hàng: Huy động vốn từ tổ chức kinh tế năm 2020 đạt 1,154 tỷ đồng,tăng 48.9% so với cuối năm 2019, tuơng ứng với 379 tỷ đồng. Huy động vốn từ khối bán lẻ (dân cu và khách hàng) năm 2020 đạt 2,538 tỷ đồng, tăng 582 tỷ đồng so với năm 2019. Huy động đồng nội tệ VNĐ năm 2020 đạt 3,517 tỷ đồng, tăng 37.8% so với năm 2019 và 81.5% so với năm 2018. Tuy nhiên, huy động đồng ngoại tệ giảm nhẹ, bởi trong 2 năm 2018 và 2019, Anh và Liên minh châu Âu (EU) không đạt đuợc thỏa thuận sơ bộ vì vòng bỏ phiếu của Quốc hội Anh chua chính thức. Bên cạnh đó, do căng thẳng thuơng mại Mỹ-Trung tiếp tục sâu sắc khi 2 bên cùng phát biểu trong cuộc họp của WTO vào năm 2018 , nên đồng Nhân dân tệ liên tục mất giá. Xong, phần lớn các phòng giao dịch của Chi nhánh đều nằm ở ngoại thành, với khách hàng làm nông chiếm số luợng chủ yếu thì họ không quá ua mạo hiểm với việc gửi tiền bằng đồng ngoại tệ vì chệnh lệch lãi suất lớn giữa VNĐ và USD.
Mặc dù nền kinh tế từ cuối năm 2019, đầu năm 2020 gặp khó khăn vì dịch COVID-19, nhung Chi nhánh vẫn luôn luôn nghe ngóng, theo dõi diễn biến mặt sàn chung lãi suất tiền gửi trên thị truờng ngân hàng và cập nhật nhanh chóng. Hàng tháng, các cán bộ đều tính toán chi tiết hiệu quả của lãi suất bình quân để điều chỉnh kịp thời phuơng án về công tác huy động vốn hay mức lãi suất huy động tiền đồng phù hợp; đảm bảo đúng yêu cầu về giá trần, giá sàn, tính toán chu đáo làm sao để đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng khi Chi nhánh kêu gọi vốn.
Dù khó khăn trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thuơng mại tại Việt Nam, song Chi nhánh GPBank Thủ Đô đã cố gắng hết sức, tập trung cho công tác huy động vốn của mình, kết quả đạt đuợc