Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 38 - 41)

8. Bố cục đề tài

2.2.2. Hoạt động huy động vốn

Tình hình cạnh tranh của các NHTM ngày càng quyết liệt, BIDV Gia Lai luôn bám sát diễn biến thị trường để có những quyết sách kịp thời, hiệu quả đảm bảo giữ được nguồn vốn và tăng trưởng tốt hơn so với các NHTM khác. Cụ thể, BIDV Gia Lai kịp thời điều chỉnh lãi suất theo biến động thị trường và danh mục các sản phẩm tiền gửi đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng như triển khai tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, phát hành giấy tờ có giá…với các chương trình tri ân khách hàng, bốc thăm trúng thưởng và khuyến mãi quà tặng hấp dẫn, có giá trị.

Số dư huy động vốn của Chi nhánh đã lấy lại được đà tăng trưởng sau khi chia tách chi nhánh năm 2013. Năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng khá so năm trước, tăng 16% so với năm 2014 và 38% so với năm 2013. Huy động vốn bình quân đạt ở mức cao gần tiệm cận với số liệu huy động vốn cuối kỳ, cho thấy hoạt động huy động vốn tích cực, nguồn vốn được duy trì thường xuyên.

Khả năng tự cân đối nguồn vốn: Quy mô huy động vốn còn nhỏ, chưa tăng trưởng kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, khả năng tự cân đối nguồn vốn của Chi

nhánh để cho vay còn thấp, không bắt kịp sự tăng trưởng của dư nợ. Tỷ trọng huy động vốn/dư nợ giảm dần từ 75% năm 2013 còn ở mức 48% năm 2015.

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại BIDV Gia Lai 2013-2015

Đơn vị tính: tỷ đồng Các chỉ tiêu Năm Chênh lệch 14/13 Chênh lệch 15/14 2013 2014 2015 Tăng/ giảm Tăng trưởng (%) Tăng/ giảm Tăng trưởng (%) Tổng nguồn vốn huy động 3.895 3.884 4.515 -11 -0,3 631 16 Huy động vốn bán lẻ 2.379 2.692 3.135 313 13,2 443 16 Huy động vốn bình quân 3.300 3.639 4.565 339 10,3 926 25 -Tỷ trọng huy động vốn /dư nợ (%) 75 59 48 -16 -11

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Gia Lai 2013-2015)

Huy động vốn từ khách hàng bán lẻ: hoạt động huy động vốn bán lẻ chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng nguồn vốn, và tương đối ổn định, trung bình chiếm 66% trong tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2013-2015.

Trong cuộc chiến cạnh tranh lãi suất huy động vốn gay gắt giữa các ngân hàng, khách hàng trở nên am hiểu và nhạy cảm với các thay đổi của chính sách lãi suất. Việc áp dụng chính sách khách hàng quan trọng như cộng lãi suất phụ trội nhưng vẫn đảm bảo trần lãi suất qui định của NHNN đã gây áp lực tăng chi phí đầu vào, làm ảnh hưởng đến chênh lệch lãi suất huy động – cho vay và hiệu quả kinh doanh tuy vậy BIDV Gia Lai vẫn dự trù nguồn chi phí hợp lý để áp dụng với các khách hàng đặc biệt nhằm giữ khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Áp dụng nhiều giải pháp và tăng cường chi phí khuyến mãi đã đem lại hiệu quả trong hoạt động huy động vốn bán lẻ, năm 2015 đánh dấu sự tăng trưởng tốt trở lại trong huy động vốn bán lẻ. Năm 2015 đạt tốc độ tăng trưởng khá so năm trước, tăng 16% so với năm 2014 và tăng 32% so với năm 2013.

Cơ cấu nguồn vốn bán lẻ bị phụ thuộc vào khách hàng lớn: Khách hàng dân cư gửi tiền tiết kiệm tại BIDV Gia Lai có số dư từ 1 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 6% tổng số khách hàng nhưng đóng góp 55-60% qui mô nguồn vốn huy động tiết

kiệm của chi nhánh. Doanh nghiệp vừa và nhỏ có số dư tiền gửi tại chi nhánh bình quân từ 1 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm khoảng 3% tổng số khách hàng tổ chức nhưng đóng góp 85-93% qui mô nguồn vốn huy động tiền gửi tổ chức của chi nhánh.

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV Gia Lai 2013-2015)

Với cơ cấu khách hàng có sự phân chia quá rõ, nhằm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng, phù hợp với tình hình thị trường, dịch vụ huy động vốn tại BIDV Gia Lai được phân chia theo hai dòng đối tượng riêng biệt là khách hàng thông thường và khách hàng VIP nhằm tạo sự khác biệt trong cung cách phục vụ, thể hiện sự quan tâm của BIDV Gia Lai đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Dịch vụ dành cho khách hàng VIP đa dạng, thiết thực, theo đó khách hàng VIP được đặc quyền ưu đãi vượt trội: ưu tiên phục vụ, ưu đãi tài chính và chăm sóc đặc biệt.

Cơ cấu huy động vốn dân cư theo kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và

trên 12 tháng tăng đều cho thấy nguồn tiền gửi ổn định khi lạm phát và trần lãi suất huy động được kiểm soát, không có tâm lý gởi kỳ hạn ngắn để kỳ vọng lãi suất tăng. Ngược lại khi lãi suất ổn định, khi chưa có kênh đầu tư sinh lời tốt hơn, và lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có thể được ngân hàng điều chỉnh linh động vì không vướng qui định trần của NHNN, nhu cầu gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có xu hướng tăng mạnh, năm 2015 tăng trưởng 91% so với năm 2014, và bằng 2,5 lần năm 2013.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu huy động vốn dân cư theo kỳ hạn BIDV Gia Lai 2013-2015

Tuy là địa bàn nhỏ nhưng Gia Lai cũng thu hút khá nhiều ngân hàng đặt trụ sở giao dịch, tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt, với Agribank Gia Lai là cạnh tranh về mạng lưới với các NHTMCP khác là cơ chế thông thoáng hơn trong qui định về lãi suất, chất lượng dịch vụ vượt trội, dẫn đến nguy cơ sụt giảm thị phần huy động vốn. Do vậy, thu hút ngày càng nhiều khách hàng và giữ vững vị trí thứ hai trong công tác huy động vốn trên địa bàn liên tục từ 2013-2015 là thành quả đáng khích lệ của BIDV Gia Lai sau khi chia tách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)